Tài liệu Hồ Chủ tịch với trí thức dân chủ trong cách mạng tháng 8

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hồ Chí Minh cùng 5 đại biểu Quốc hội I của Hà Nội, 6.1.1946 - Ảnh tư liệu

    Trích đoạn trong cuốn Hồi ký Pháp quyền - Nhân nghĩa Hồ Chí Minh.

    Ngay từ cuối tháng chín đầu tháng mười năm 1945, thực dân Pháp lăm le tái xâm lược Nam Bộ rồi toàn cõi Việt Nam. Chúng ráo riết lùng tìm số người Việt xưa làm việc cho chính quyền thuộc địa, mua chuộc lôi kéo để đặt lại bộ máy cai trị trên những miếng đất chúng mới chiếm lại được.


    Trung ương Đảng Dân chủ vừa ra công khai sau Cách mạng tháng Tám (cuối tháng 9-1945) với những ủy viên mới bổ sung, vạch ngay kế hoạch xây dựng phát triển đảng, để tăng cường lực lượng trong trí thức và các tầng lớp trên ở thành thị. Trung ương Đảng Cộng sản trong chỉ thị Kháng chiến ngày 15/11/1945 đã vạch cho các cấp ủy đảng mình: Giúp cho Việt Nam Dân chủ đảng thống nhất và phát triển để thu hút vào Mặt trận những tầng lớp tư sản, địa chủ yêu nước và tiến bộ.


    Chủ trương của cả hai Trung ương (Dân chủ và Cộng sản) là cần thiết và hợp thời. Về phía thực dân Pháp, thì chúng đã cho người nhảy dù xuống ở nhiều nơi để liên lạc với những nhân vật trí thức Việt Nam có tiếng tăm; (Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện ở Hà Nội chẳng hạn; ông này đã được cán bộ dân chủ vận động vào Đảng Dân chủ và đưa vào Trung ương). Đặc biệt, cùng với việc ký Hiệp định sơ bộ (6-3-1945) với Chính phủ Việt Nam, chúng đã tính đến việc lập nước Nam Kỳ tự trị, lợi dụng trong Hiệp định có điều nói về Liên bang Đông Dương và xứ tự trị? Thế là ngày 12 tháng 3 năm 1946, Hội đồng tư vấn Nam Kỳ mà thực dân Pháp đã tái lập ở Sài Gòn, hợp nhau lại thông qua bản đề nghị gửi cho Ủy viên Cộng hòa Pháp Cédille xin để cho Nam Kỳ hoàn toàn tự trị. Đứng đầu Chính phủ Nam Kỳ tự trị là Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...