Tài liệu Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ dân tộc

    Đề bài:
    Nhà nghiên cứu Helene Tourmaire đánh giá: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ dân tộc .Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”
    Em hãy phân tích nhận xét trên.
    Bài làm

    [​IMG][​IMG]
    Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19-5-1890 ở Nam Đàn, Nghệ An_mảnh đất vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thống lao động, chống giặc ngoại xâm .Nơi đây đã sản sinh ra biết bao anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước thời cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu ., những liệt sĩ chống Pháp ngay trên mảnh đất quê nội Kim Liên như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến .Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước, tình cảm và nhân cách của Nguyễn Tất Thành còn được ảnh hưởng từ cha là cụ Phó bảng Nguyền Sinh Sắc, một tấm gương lao động cần cù, có lòng yêu nước , thương dân sâu sắc .và đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người từ mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Khi vào Huế, Anh lại tận măt nhìn thấy tội ác của bọn thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều. Thêm vào đó là những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời . Tất cả đã thôi thúc Anh ra đi tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước. Quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc đã chuẩn bị cho Anh hành trang lên đường. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc đã làm Người xúc động sâu sắc trước cảnh khổ cực, bị áp bức của nhưng người dân lao động. Người càng thấm nhuần sâu sắc tinh thần từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân .Người nhận thấy, ở đâu nhân dân cũng muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột. Và áp dụng với hoàn cảnh lúc bấy giờ ở trong nước, Người đã vạch ra con đường đi đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam. Các Mác đã khái quát: “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại của nó, và nếu nó không tìm ra những người như thế ., nó sẽ nặn ra họ.” Đúng như vậy, Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ.
    Nhà nghiên cứu Helene tourmaire đánh giá: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ dân tộc . Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”
    I. Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật
     
Đang tải...