Tiểu Luận HLU - Logic học đại cương

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC







    1. Câu 2 2
    2. Câu 5 2
    3. Câu 7 3
    4. Câu 9 3
    5. Câu 12 4
    6. Câu 14 5







    Bài làm

    1. Câu 2 : Hãy làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ và cho ví dụ minh họa.
    Tư duy con người như là hệ thống phản ánh luôn gắn liền, thống nhất hữu cơ với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy, là sự vật chất hoá của nó vào lời nói và chữ viết.Nếu toàn bộ hiện thực khách quan là nguồn gốc của nội dung tư duy, thì toàn bộ ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải nội dung đó. Tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự xuất hiện của tư duy đồng thời với sự xuất hiện của ngôn ngữ và ngược lại. Vì vậy, V.I. Lênin nói : “lịch sử của tư duy bằng lịch sử của ngôn ngữ”.
    Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu âm thanh, chữ viết hoặc cử chỉ hành động chứa đựng thông tin về đối tượng phản ảnh để làm phương tiện giao tiếp giữa con người cới con người. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại và thể hiện của tư duy, vì thế ngôn ngữ mang tính vật chất, tư duy mang tính phi vật chất. Ngôn ngữ và tư duy tạo thành thể thống nhất biện chứng, bắt nguồn từ quá trình nhận thức. Ngôn ngữ giữ vai trò là phương tiện thu nhận và củng cố các tri thức, lưu giữ và truyền lại chúng cho những người khác nên nó là hình thức tồn tại của tư duy.Nhờ ngôn ngữ, con người trìu tượng hóa, khái quát hóa những thuộc tính và quan hệ của khách thể nhận thức, có thể suy nghĩ tách khỏi vật cảm tính.Mặc dù sự thống nhất của tư duy và ngôn ngữ không loại trừ những khác biệt căn bản giữa chúng nhưng những khác biệt ấy chỉ mang tính tương đối. Sự thống nhất của tư duy ở tất cả mọi người quy định cả sự thống nhất xác định của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.Chúng cũng có một số kết cấu chung, đều có thể phân tách được thành các từ và các từ ghép, chúng có khả năng kết hợp đa dạng với nhau tương ứng với các quy tắc xác định để thể hiện các tư tưởng.
    Ngôn ngữ cũng phản ánh tồn tại khách quan, thông báo về thực tại đó, ghi lại kết quả nhận thức trước đây và hiện nay của xã hội. Nó là hiện thực trực tiếp của tư duy. Nghiên cứu tư duy không thể tách khỏi cái “vỏ vật chất” là ngôn ngữ.
    Ví dụ: Khi chế tạo cung tên để săn bắn, nhờ tư duy con người từ công cụ cơ bản ban đầu như ngọn lao, đã nghĩ ra cách dùng lực căng của dây cung, mũi lao to và nặng được thu nhỏ thành mũi tên để tăng hiệu quả cho việc săn bắt các con vật và sau đó ngôn ngữ giúp họ truyền lại các kĩ thuật, kĩ năng săn bắn từ đời này sang đời khác.

    2. Câu 5: Phân tích ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu logic và liên hệ với chuyên ngành được đào tạo.
    Thứ nhất, Logic học góp phần hỗ trợ cho việc học tập nghiên cứu các môn khoa học khác. Nắm vững kiến thức logic học giúp cho chúng ta nhanh chóng tiếp cận các phương pháp được trình bày và kết cấu nội dung của vấn đề. Đồng thời logic học giúp chúng ta kiểm tra tính chính xác của các định nghĩa, các khái niệm xem xét tính hợp lí của kết cấu giáo trình, bài giảng, biết hệ thống kiến thức theo quan điểm riêng dễ nhớ, dễ thuộc.
    Thứ hai, học tập và nghiên cứu logic học giúp nâng cao năng lực tư duy của con người. Học tập, nghiên cứu logic học, một mặt, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản để hiểu biết về tư duy một cách hệ thống, sâu sắc và toàn diện, biết vận dụng một cách tự giác sự hiểu biết đó vào lĩnh vực tư duy. Mặt khác, thông qua quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện các thao tác logic là điều kiện để giúp ta rèn luyện các kĩ năng tư duy. Ngoài ra, kiến thức logic học có tính chất gợi mở cách tiếp cận vấn đề và hướng phát triển tư tưởng trong quá trình tư duy.
    Thứ ba, học tập, nghiên cứu logic học cũng chính là học tập phương pháp và rèn luyện tư duy để nhận biết và tránh những lỗi logic đồng thời đấu tranh với những tư tưởng ngụy biện.
    Thứ tư, tư duy logic cần thiết cho hoạt động tư duy cho mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt lĩnh vực hoạt động pháp luật, tư duy logic có vai trò quan trọng trong xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật.
    Thứ năm, học tập, nghiên cứu bài học trên lớp một cách logic giúp em và các bạn có thể học tập được hiệu quả và đạt kết quả tốt. Qua đó, ta có thể lập luận chặt chẽ, có căn cứ, trình bày các quan điểm tư tưởng một cách chính xác, rõ ràng mạch lạc hơn; phát hiện những lỗi lôgic trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác; trang bị cho chúng em các phương pháp suy diễn, quy nạp, phân tích tổng hợp, giả thuyết, chứng minh. Giúp chúng em làm các bài tập dưới dạng tiểu luận được tốt hơn.

    3. Câu 7: Phân tích bản chất của khái niệm.
    Khái niệm là hình thức tư duy, phản ánh những dấu hiệu bản chất đặc trưng của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Khái niệm là hình thức tư duy bởi vì khái niệm là tư tưởng tương đối trọn vẹn về đối tượng cụ thể nào đó của thế giới hiện thực, có kết cấu chặt chẽ. Nó là kết quả của quá trình nhận thức – sản phẩm của tư duy đồng thời là hình thức phản ánh thế giới tự nhiên một cách trừu tượng, khái quát.
    Khái niệm có bốn đặc trưng cơ bản.
    Thứ nhất, khái niệm là sự phản ánh tương đối toàn diện về khái niệm: Những dấu hiệu bản chất, đặc trưng được phản ánh trong khái niệm chi phối toàn bộ các mặt, các mối liên hệ khác của đối tượng. Vì thế hiểu đối tượng ở trình độ khái niệm là sự hiểu biết tương đối toàn diện về nó.
    Thứ hai, khái niệm là sự phản ánh tương đối có hệ thống về đối tượng: các dấu hiệu được phản ánh trong khái niệm tuân theo trình tự nhất định, có quan hệ và quy định lẫn nhau một cách chặt chẽ, qua đó cho ta hình ảnh tương đối trọn vẹn về đối tượng.
    Thứ ba, khái niệm là sự phản ánh tương đối chính xác về đối tượng: Khái niệm phản ánh các sự vật hiện tượng trong trạng thái tương đối ổn định. Các dấu hiệu bản chất, đặc trưng được phản ánh trong khái niệm là những dấu hiệu quyết định sự tồn tại của trạng thái tương đối ổn định đó.
    Thứ tư, khái niệm là sản phẩm của tư duy và kết quả của dự nhận thức, là sự sáng tạo của con người: Khái niệm là sự phản ánh đối tượng trong hiện thực nhưng góp qphần chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ với đối tượng.

    4. Câu 9: Kết cấu logic của khái niệm và mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên kết cấu đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
    Một khái niệm bao giờ cũng bao gồm : Nội hàm - Ngoại diên
    Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó. Ví dụ, nội hàm của khái niệm "con người" là "có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động"
    Ngoại diên của khái niệm là đối tượng hay tập hợp đối tượng được khái quát trong khái niệm. Ví dụ, ngoại diên của khái niệm "Hàng hoá" là tất cả các sản phẩm lao động có trao đổi trên thị truờng.
    Khái niệm giống : Khái niệm có ngoại diên được phân chia được thành các lớp con gọi là khái niệm giống của các khái niệm có ngoại diên là các lớp con đó. Ví dụ : Xét khái niệm "từ" có khái niệm giống là "danh từ","tính từ","động từ"
    Khái niệm loài : Khái niệm có ngoại diên là lớp con gọi là khái niệm loài của khái niệm có ngoại diên là lớp. Ví dụ : Trong động vật học khái niệm "bộ" là khái niệm loài của khái niệm "lớp"
    Về mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên thì trong một khái niệm, nội hàm và ngoại diên có quan hệ và quy định lẫn nhau chặt chẽ. Nội hàm của khái niệm được xác định trên cơ sở lớp đối tượng là ngoại diên của khái niệm đó. Sự thay đổi nội hàm sẽ dẫn đến sự thay đổi về mặt ngoại diên và ngược lại. Nội hàm và ngoại diên có mối tương quan nghịch (ngược chiều). Khi nội hàm sâu thì ngoại diên hẹp, ngược lại, khi nội hàm càng nông thì ngoại diên càng rộng.
    Ví dụ: Nội hàm của khái niệm “xe đạp” sâu hơn nội hàm của khái niệm “xe” nhưng ngoại diên của khái niệm “xe” lại rộng hơn ngoại diên của khái niệm “xe đạp”. Ta có sơ đồ biểu diễn sau:



    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    A = Xe
    B = Xe đạp

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]








    5. Câu 12: Xác định quan hệ giữa các khái niệm sau bằng phương pháp mô hình hóa:
    a) Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới và Hiến pháp 1946 của nước VN DCCH.
    b) Luật phong kiến Việt Nam; Luật XHCN Việt Nam; Luật hành chính Việt Nam; Luật Hồng Đức.
    c) Luật tư sản; Luật XHCN; Luật dân sự; Luật XHCN Việt Nam; Luật dân sự XHCN Việt Nam; Luật dân sự Napoleon.
    d) Luật; Luật thành văn; Luật bất thành văn; Luật hiến pháp; Luật hiến pháp Việt Nam.
    a)
    [​IMG]
    b)
    [​IMG]
    c)
    [​IMG]
    d)
    [​IMG]

    6. Câu 14: Cho các khái niệm: Luật; Luật Việt Nam; Luật Hiến pháp; Luật Hiến pháp Việt Nam; Luật XHCN Việt Nam; Luật Hiến pháp Việt Nam 1980.
    a) Xác định quan hệ giữa các khái niệm trên (bằng phương pháp mô hình hóa).
    b) Xác định tiến trình thu hẹp và mở rộng các khái niệm đã cho (thể hiện bằng hình vẽ).
    a)
    [​IMG]

    b)
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...