Tiểu Luận HKLĐ cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền &amp giải quyết tình huống (8đ)

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ BÀI BÀI TẬP SỐ 9
    1. Phân tích và bình luật cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền (3 điểm).
    2. Công ty X có trụ sở chính tại thành phố HCM và nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành. Tháng 01/2005 Trần H được giám đốc công ty tuyển vào làm việc tại chi nhánh Hà Tây theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công việc kế toán trưởng chi nhánh.
    Tháng 3/2008, khi thanh tra tài chính chi nhánh phát hiện có dấu hiệu vi phạm, giám đốc công ty yêu cầu tạm đình chỉ công việc đối với H. Kết luật cho thấy, H có nhiều sai sót trong quản lý, nghiêm trọng nhất là dẫn đến việc kế toán viên C tham ô 150 triệu đồng. Sau 3 lần triệu tập C không đến dự phiên họp kỷ luật, ngày 03/5/2008 giám đốc chi nhánh công ty tổ chức phiên họp. H có mặt nhưng yêu cầu phải có sự tham gia của công đoàn (công ty X có thành lập tổ chức công đoàn) nhưng vì chi nhánh chưa thành lập công đoàn nên giám đốc chi nhánh cho rằng không cần sự tham gia của công đoàn. Kết luận phiên họp, giám đốc chi nhánh ra quyết định sa thải H, C và yêu cầu H, C bồi thường số tiền tham ô. H không đồng ý với quyết định sa thải và đệ đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
    Cũng trong thời gian này, công ty tuyên bố sáp nhập 3 chi nhánh Hà Nội, Hà Tây và Hải Phòng thành 1 chi nhánh tại Hà Nội vì lý do sáp nhập địa giới hành chính và chi nhánh Hải Phòng kinh doanh không hiệu quả. Công ty quyết định sử dụng 80% nhân viên chi nhánh Hà Nội, 30% nhân viên chi nhánh Hải Phòng và không sủ dụng nhân viên nào của chi nhánh Hà Tây vì những bê bối tài chính ở đây.
    Cho rằng công ty không giải quyết công bằng và thỏa đáng, toàn bộ nhân viên chi nhánh Hà Tây không đồng ý, cử ra đại diện làm đơn khiếu nại yêu cầu giám đốc công ty xem xét lại quyết định. Được biết trong số nhân viên của chi nhánh Hà Tây có 2 người mang thai, 1 người ốm đau đang điều trị tại viện.
    Hỏi:
    a/ Việc sa thải H và C có hợp pháp ko, vì sao? (1 điểm)
    b/ Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của H và C? (1 điểm)
    c/ Nếu muốn yêu cầu tòa án giải quyết, H phải gửi đơn đến đâu? Tòa án sẽ giải quyết như thế nào với vụ việc này? (1,5 điêm)
    d/ Nhận xét về quyết định sử dụng lao động của công ty trong trường hợp sáp nhập? Tư vấn cho công ty phải làm những thủ tục gì để chấm dứt hợp pháp và giải quyết quyền lợi cho những người lao động bị chấm dứt? (2,5 điểm)
    đ/ Nếu công ty không giải quyết yêu cầu khiếu nại, tập thể nhân viên chi nhánh Hà Tây có thể sử dụng các cơ chế nào để bảo vệ quyền lợi của mình? (1 điểm)









    MỤC LỤC
    A. Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    I. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    1. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
    2. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
    II. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    3. Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    4. Trình tự ,thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    5. Nhận xét
    B. Giải quyết tình huống
    1/ Việc sa thải H và C có hợp pháp ko, vì sao? (1 điểm)
    2/ Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của H và C? (1 điểm)
    3/ Nếu muốn yêu cầu tòa án giải quyết, H phải gửi đơn đến đâu? Tòa án sẽ giải quyết như thế nào với vụ việc này? (1,5 điêm)
    4/ Nhận xét về quyết định sử dụng lao động của công ty trong trường hợp sáp nhập? Tư vấn cho công ty phải làm những thủ tục gì để chấm dứt hợp pháp và giải quyết quyền lợi cho những người lao động bị chấm dứt? (2,5 điểm)
    5/ Nếu công ty không giải quyết yêu cầu khiếu nại, tập thể nhân viên chi nhánh Hà Tây có thể sử dụng các cơ chế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?


    A. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH
    I. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    1. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    Theo khoản 3 Điều 157 BLLĐ thì: Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.”
    2. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động trong việc tập thể người lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Nhằm xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất.
    Nguyên nhân phát sinh của tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật, thỏa ước hay nội quy lao động, nên các tranh chấp này thường khó giải quyết do không có căn cứ pháp lí, còn các biện pháp hòa giải thì ít khi đạt kết quả như mong muốn.
    II. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    Việc giải quyết tranh chấp lao động nhằm hai mục đích. Thứ nhất, giải toả những bất đồng và những bế tắc, đảm bảo được quyền lợi và lợi ích của mỗi bên tranh chấp. Thứ hai, đảm bảo tối đa cho việc ổn định mối quan hệ lao động. Để đạt được mục đích này, pháp luật Việt Nam đã quy định tại điều 158 bộ luật lao động những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động nói chung và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích nói riêng.
    Việc giải quyết các tranh chấp lao động được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
    1. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp;
    2.Thông qua việc hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của cả hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật;
    3. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật;
    4. Có sự tham gia của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong qua trình giải quyết tranh chấp.”
    2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
    Theo điều 169 BLLĐ: “Các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
    1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;
    2. Hội đồng trọng tài lao động.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...