Luận Văn Hình tượng trẻ em trong tập thơ Trăng non của thi hào R.Tagore

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài
    Ấn Độ là đất nước có nền văn học phát triển rực rỡ từ thời cổ đại. Nó đã gây ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nền văn học trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nền văn học Việt Nam đã tiếp thu nhiều thành tựu của nền văn học Ấn Độ để sáng tạo ra những cái riêng cho dân tộc mình. Vì vậy, việc học tập nghiên cứu văn học Ấn Độ là rất cần thiết, góp phần phổ biến rộng rãi văn học Ấn Độ vào Việt Nam.
    Khi nói đến văn học Ấn Độ, ngoài thành tựu nổi bật là sử thi Ramayana Mahabharata trong thời cổ đại, chúng ta còn phải khẳng định một đóng góp quan trọng của nền văn học Ấn Độ thời hiện đại qua những sáng tác có giá trị của các nhà văn, nhà thơ Ấn Độ, tiêu biểu là Rabindranath Tagore.
    Tagore là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Ông thành công nhiều nhất là lĩnh vực thơ ca. Những sáng tác của ông thường thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Tấm lòng nhân đạo ấy được thể hiện ở nhiều biểu hiện khác nhau. Một trong những biểu hiện của tấm lòng nhân đạo ở Tagore là tình yêu thương trẻ em. Ông đã dành tình cảm thương yêu trân trọng trẻ em. Điều này được thể hiện qua nhiều sáng tác thơ ca của ông. Trong đó có một tập thơ Tagore dành riêng viết về trẻ em. Đó là tập thơ tiếng Ấn với nhan đề là Sisu, tiếng Anh là The Crescent Moon và được dịch sang tiếng Việt là Trăng non.
    Hình tượng trẻ em trong tập thơ được ông khắc họa hiện lên với nhiều vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, những ước mơ giản dị mà chân thành sâu lắng. Thông qua hình tượng đó, nhà thơ muốn bày tỏ quan niệm của mình về trẻ em. Hình tượng trẻ em qua ngòi bút giàu tình thương của ông đã để lại ấn tượng tốt trong lòng người đọc. Vì vậy, nghiên cứu đề tài hình tượng trẻ em trong thơ Tagore là rất cần thiết và có ý nghĩa.
    Bên cạnh tập thơ “Trăng non” còn nhiều tập thơ khác của Tagore cũng có một số bài viết về trẻ em. Tuy nhiên ở tập thơ “Trăng non” thì hình tượng trẻ em được tác giả khắc họa đầy đủ và rõ nét nhất. Mặt khác, do hạn chế bởi nhiều vấn đề mà người viết không thể đi vào tìm hiểu hình tượng trẻ em rải rác ở các tập thơ khác. Vì vậy, người viết chỉ có thể quan tâm đến vấn đề hình tượng trẻ em trong tập “Trăng non” của Tagore. Trên đây là lý do người viết chọn đề tài “Hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non” của nhà thơ Tagore.
    II. Lịch sử vấn đề
    Ở Việt Nam, hầu hết những sáng tác của Tagore từ tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch đến thơ đều được nhiều dịch giả và giới phê bình, nghiên cứu văn học quan tâm, đặc biệt là thơ.
    Tagore thành công nhiều nhất ở lĩnh vực thơ ca. Ông đạt được giải thưởng Nobel văn học năm 1913 với tập Thơ Dâng (Gitanjali). Tập Thơ Dâng ra đời khẳng định tài năng ngày càng mạnh mẽ của Tagore. Nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tagore lần lượt ra đời, chẳng hạn như “Chất trữ tình – triết lí trong Thơ Dâng” của tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh, “Một số đặc điểm nghệ thuật thơ tình Tagore qua hai tập “Người làm vườn” và “Tặng phẩm của người yêu”, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Thúy, “Thi pháp thơ Tagore”- chuyên đề sau đại học của giáo sư Lưu Đức Trung Bên cạnh đó, còn có một số bài tiểu luận, bài viết trên các báo cũng nghiên cứu về thơ Tagore. Chẳng hạn như Nguyễn Thị Bích Thúy với “Chất trí tuệ – điểm sáng thẩm mỹ trong thơ Tagore”- Tạp chí văn học số 4/1994.
    Riêng tập thơ “Trăng non” – Tagore dành riêng viết về trẻ em – cũng có một vài công trình nghiên cứu. Đa số những công trình này đều đề cập đến nghệ thuật trong tập thơ. Điển hình như đề tài “Nghệ thuật tương phản trong Trăng non” của Nguyễn Thị Thu Hương, “Không gian nghệ thuật trong Trăng non” của Trần Thị Thanh
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả sẽ giúp người viết có được sự định hướng ban đầu. Trên cơ sở đó, người viết sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể và trọn vẹn tập thơ “Trăng non” để làm nổi bật vấn đề người viết cần đề cập. Đó là vấn đề hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non”.
    Tập thơ “Trăng non” được in trong “R. Tagore- tuyển tập tác phẩm”- tập 2 của Nhà xuất bản Lao Động- Trung tâm văn hóa Đông Tây- là đầy đủ và trọn vẹn nhất. Người viết sẽ dựa vào bản dịch thơ này để đi vào tìm hiểu hình tượng trẻ em.
    Vấn đề hình tượng trẻ em trong tập “Trăng non” chưa được giới nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. Nó chỉ được nhắc đến thông qua việc tìm hiểu nội dung khái quát của tập “Trăng non” như trong quyển “Văn học Trung Quốc, văn học Ấn Độ”- trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An. Hoặc nó chỉ được nhắc đến như một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo trong Tagore như trong giáo trình “Văn học Ấn Độ” của Lưu Đức Trung đã nhắc đến.
    Dù chưa đi sâu nghiên cứu nhưng những ý kiến, những định hướng của các tác giả về hình tượng trẻ em trong tập “Trăng non” sẽ là những gợi ý quan trọng, giúp đỡ rất nhiều cho tôi trong việc nghiên cứu đề tài này. Tất cả những công trình sẽ là cơ sở để tôi đi vào tìm hiểu hình tượng trẻ em trong tập thơ. Trên cơ sở thành tựu của những người nghiên cứu trước, tôi sẽ tiếp thu có hệ thống và chọn lọc những ý kiến đó để tiếp tục đi sâu tìm hiểu làm rõ quan niệm của nhà thơ thông qua việc khắc họa hình tượng trẻ em.
    Với đề tài “Hình tượng trẻ em trong tập thơ Trăng non của nhà thơ R. Tagore”, tôi đi vào tìm hiểu một cách cụ thể về hình tượng trẻ em. Hình tượng ấy được tác giả khắc họa như thế nào, mang những nội dung ý nghĩa gì, giá trị nghệ thuật của hình tượng này ra sao. Có thể nói ở đề tài này, hình tượng trẻ em được nghiên cứu là nhân vật chính, chi phối toàn bộ tập thơ “Trăng non”. Vì vậy, việc chọn hình tượng trẻ em trong thơ “Trăng non” là đối tượng nghiên cứu. Cùng với việc đi sâu tìm hiểu nó, tôi hi vọng rằng hình tượng trẻ em được tác giả Tagore khắc họa nên với bao tâm huyết và tình cảm yêu thương trong tập “Trăng non” sẽ được trình bày trọn vẹn và sâu sắc hơn nữa.
    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu về hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non” của nhà thơ Tagore. Vì vậy đối tượng nghiên cứu ở đây tập thơ “Trăng non” của nhà thơ Tagore.
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Với đề tài “Hình tượng trẻ em trong tập thơ Trăng non của nhà thơ R. Tagore”, luận văn chỉ khảo sát sâu vào tập thơ “Trăng non” của nhà thơ Tagore do nhiều dịch giả dịch, chẳng hạn như: Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Phạm Hồng Nhung và Phạm Bích Thủy, Lưu Đức Trung. Tất cả được in trong “R. Tagore – tuyển tập tác phẩm” gồm hai tập (Nhà xuất bản Lao Động – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây” giới thiệu).
    Luận văn sẽ khảo sát toàn bộ tập thơ “Trăng non” của Tagore để thấy được hình tượng trẻ em được tác giả khắc họa như thế nào. Bên cạnh đó, luận văn sẽ đi sâu vào khảo sát chuyên biệt quan niệm của Tagore và những đặc sắc nghệ thuật của hình tượng trẻ em thông qua một số bài tiêu biểu trong tập thơ như bài “Mây và Sóng”, “Trên bờ biển”, “Món quà”, “Người phán xử”, “Bờ bên kia”
    IV. Mục đích nghiên cứu
    Tagore là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ được nhiều người biết đến. Những sáng tác của ông, nhất là ở lĩnh vực thơ ca, đã góp phần làm phong phú cho nền văn hóa Thế giới nói chung và Ấn Độ nói riêng. Và ít nhiều những sáng tác ấy cũng ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam. Vậy nên việc nghiên cứu “hình tượng trẻ em trong tập thơ Trăng non của nhà thơ R.Tagore” của người viết nhằm:
    Trước hết, những sáng tác của Tagore thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông. Nghiên cứu hình tượng trẻ em để thấy được tấm lòng nhân đạo của Tagore được biểu hiện thông qua việc khắc họa hình tượng trẻ em với đầy lòng thương yêu và quý mến của nhà thơ. Thông qua việc khắc họa hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non”, Tagore muốn thể hiện một quan niệm của mình về trẻ em, đồng thời ông còn muốn nhắn nhủ các bậc làm cha làm mẹ phải hiểu biết trẻ em, phải yêu thương và quí trọng trẻ em. Vì vậy, việc nghiên cứu hình tượng trẻ em để thấy được quan niệm của nhà thơ về trẻ em và ý thức được ở người lớn lòng thương yêu và quí trọng trẻ em mà nhà thơ đã gửi gắm thông qua hình tượng này.
    Mặt khác, nghiên cứu hình tượng trẻ em để thấy được bản chất tốt đẹp của trẻ em. Từ đó giáo dục lòng yêu thương của người lớn dành cho trẻ em. Đồng thời, qua đó còn giáo dục tính trung thực cho trẻ em.
    Và cuối cùng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần thiết thực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam và phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu giảng dạy văn học Ấn Độ ở các trường trung học.
    V. Đóng góp mới của đề tài
    “Trăng non” là tập thơ có giá trị, thể hiện được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ. Trước đây, trong các luận văn tốt nghiệp, các bài nghiên cứu khoa học của những người đi trước, cũng chú ý nghiên cứu về tập thơ “Trăng non”. Tuy nhiên, mỗi người nghiên cứu ở một khía cạnh khác nhau của tập thơ. Chẳng hạn như cô Nguyễn Thị Thu Hương với đề tài “Nghệ thuật tương phản trong Trăng non”, Trần Kim Dung với “Yếu tốt huyền ảo trong Trăng non” và Trần Thị Thanh với “Không gian nghệ thuật trong Trăng non” chưa có ai nghiên cứu về hình tượng trẻ em trong Trăng non”. Mặt khác, hiện nay tuy có công trình nghiên cứu về trẻ em, nhưng họ nghiên cứu trẻ em dưới góc độ xã hội học, tâm lý học Vì vậy, việc nghiên cứu hình tượng trẻ em dưới góc độ văn học và đặt vào trong tác phẩm cụ thể, hi vọng sẽ là một đóng góp mới của đề tài.
    Ở đề tài này, hình tượng trẻ em bộc lộ quan niệm của nhà thơ. Quan niệm ấy sẽ được khai thác khám phá để đem lại cho người đọc thấy được quan niệm của Tagore được thể hiện như thế nào. Từ đó người đọc có thể đồng tình hoặc phủ nhận quan niệm của nhà thơ về trẻ em. Đồng thời với đề tài “Hình tượng trẻ em trong tập thơ Trăng non của nhà thơ R.Tagore”, tôi mong muốn góp thêm một phần công sức ít ỏi của mình để giúp cho việc nghiên cứu và phổ biến nền văn học Ấn Độ vào Việt Nam.
    VI. Phương pháp nghiên cứu
    Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tôi đã sử dụng một hệ thống phương pháp, cụ thể như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...