Thạc Sĩ Hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    iv





    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn . ii
    Mục lục . iii
    MỞ ĐẦU . 01
    1. Lí do chọn đề tài 01
    2. Lịch sử vấn đề . 02
    3. Phạm vi nghiên cứu 05
    4. Môc ®Ých nghiªn cøu 05
    5. Phương pháp nghiên cứu 05
    6. Đóng góp của luận văn 06
    7. Cấu trúc của luận văn . 06
    NéI DUNG 07
    Chương 1: KH¸I NIÖM H×NH T¦îNG T¸C GI¶ Vµ HµNH TR×NH
    S¸NG T¸C CñA L¦U QUANG Vò . 07
    1.1. Kh¸i niÖm h×nh t-îng t¸c gi¶ . 07
    1.2. Hµnh tr×nh s¸ng t¸c vµ h×nh t-îng t¸c gi¶ trong
    th¬ L-u Quang Vò . 10
    1.2.1. Vµi nÐt vÒ cuéc ®êi L-u Quang Vò . 10
    1.2.2. Hµnh tr×nh s¸ng t¸c cña L-u Quang Vò . 12
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    v

    1.2.3. H×nh t-îng t¸c gi¶ trong th¬ L-u Quang Vò . 20
    Chương 2: c¸c cÊp ®é thÓ hiÖn h×nh t-îng t¸c gi¶ trong
    th¬ L-u Quang Vò 24
    2.1. Con ng-êi c¸ nh©n 24
    2.1.1. Kh¸i niÖm con ng-êi c¸ nh©n . 24
    2.1.2. Con ng-êi c¸ nh©n trong th¬ L-u Quang Vò . 25
    2.2. C¸i t«i t×nh yªu 29
    2.2.1. Kh¸i niÖm c¸i t«i vµ c¸i t«i t×nh yªu 29
    2.2.2. C¸i t«i t×nh yªu trong th¬ L-u Quang Vò 30
    2.3. H×nh t-îng ng-êi lÝnh trong th¬ L-u Quang Vò . 42
    Chương 3: nghÖ thuËt thÓ hiÖn h×nh t-îng t¸c gi¶ trong
    th¬ L-u Quang vò 50
    3.1. H×nh ¶nh biÓu t-îng
    .
    50
    3.1.1. Kh¸i niÖm biÓu t-îng 50
    3.1.2. Mét sè biÓu t-îng tiªu biÓu trong th¬ L-u Quang
    Vò 51
    3.2. Giäng ®iÖu . 68
    3.2.1. Kh¸i niÖm giäng ®iÖu 68
    3.2.2. Giäng ®iÖu th¬ L-u Quang Vò . 69
    3.3. Ng«n ngư 76
    3.3.1. Kh¸i niÖm ngôn ngữ . 76
    3.3.2. Ngôn ngữ th¬ L-u Quang Vò 76
    3.4. ThÓ th¬ 81
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    vi

    3.4.1. ThÓ th¬ tù do 82
    3.4.2. Mét sè thÓ th¬ kh¸c . 85
    KẾT LUẬN . 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 92
    1

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Lưu Quang Vũ một tác giả thành công trên nhiều thể loại như làm thơ,
    viết truyên ngắn và sáng tác kịch. Hầu như ở lĩnh vực nào trong hoạt động nghệ
    thuật ông cũng gặt hái được nhiều thành công nhất định. Ngay từ thời niên
    thiếu ông đã sớm bộc lộ năng khiếu hội họa, đồng thời cũng bộc lộ cốt cách của
    một thi sĩ tài hoa. Con đường sự nghiệp của ông đã khởi đầu từ thơ và kết thúc
    là kịch. Từ năm 1980, ông đã được biết đến với tư cách là một nhà viết kịch nói
    Việt Nam. Tháng 9 năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được tặng giải thưởng Hồ Chí
    Minh về văn học nghệ thuật. Bên cạnh thơ và kịch, truyện ngắn của ông đã
    tạo được nét riêng để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc.
    Dù đạt được vinh quang trên lĩnh vực sân khấu, nhưng với Lưu Quang
    Vũ thơ cũng có một vị trí quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
    ông. Lưu Quang Vũ là một tài thơ “thuộc loại bẩm sinh”, ông đến với thơ ở độ
    tuổi đẹp nhất trong cuộc đời. Từ Hương cây - Bếp Lửa (1968), Mây trắng
    của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993), đến tuyển thơ Gió và
    tình yêu thổi trên đất nước tôi (2013), thơ của ông đã chiếm được biết bao
    trái tim người đọc. Trong các sáng tác Lưu Quang Vũ viết nhiều về quê hương,
    đất nước, nhân dân, tình yêu, ở đề tài nào thơ ông cũng gợi sức quyến rũ. Nên
    chúng ta mới hiểu, mặc dù kịch là nơi đã đưa Lưu Quang Vũ đến vinh quang
    nhưng theo như nhiều người thì thơ mới là sự đam mê lớn nhất, nơi ông kí thác
    nhiều nhất. Ông thường nói với bạn bè là ông thích làm thơ hơn viết kịch, thành
    công trong thơ đem lại cho ông niềm vui nhiều hơn trong kịch. Có lẽ, thơ là một
    thể loại bộc lộ sâu sắc diện mạo tâm hồn con người, nhất là con người đa tài như
    ông. Thơ Lưu Quang Vũ từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn còn làm xao xuyến thi
    đàn và những người yêu thơ.
    2

    Chọn “Hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ” làm đề tài nghiên
    cứu. Chúng tôi mong muốn đem đến một cái nhìn hệ thống, toàn diện về con
    người cũng như con đường sự nghiệp thơ ca Lưu Quang Vũ, trên cơ sở đó
    khẳng định vị trí và đóng góp của ông trên nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
    1. Lịch sử vấn đề
    2.1. Những bài nghiên cứu chung khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ.
    Theo thời gian, có rất nhiều bài nghiên cứu về Lưu Quang Vũ được
    đăng tải trên các báo, và được tập hợp trong tuyển tập Lưu Quang Vũ về tác gia
    tác phẩm. Lưu Quang Vũ đã được giới sân khấu đánh giá là một gương mặt
    mới, đáng chú ý, năm 1985 ông “Đã được giới báo chí gọi là “Cây Bút Vàng”
    của kịch trường Việt Nam” [49, tr.17]. Điều đáng chú ý, là bên cạnh việc khẳng
    định những thành tựu của Lưu Quang Vũ - một nhà viết kịch tài hoa, đã được
    đánh giá là một cây bút tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam. Tháng 9 năm 2000,
    ông đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
    Trong bài Sức sáng tạo của một tài năng Lý Hoài Thu đã khẳng định:
    “Với hành trình sáng tác hơn 20 năm, khoảng thời gian chưa dài nhưng Lưu
    Quang Vũ thực sự là một tài năng, một cá tính độc đáo trong dòng thơ Việt
    Nam hiện đại nửa cuối thế kỉ XX” [49, tr.25].
    Cái tên Lưu Quang Vũ, đã lập tức thu hút sự chú ý của các nhà phê bình
    danh tiếng. Hoài Thanh bằng một dự cảm tinh tường đã gọi Lưu Quang Vũ là
    “Một cây bút nhiều triển vọng” [49, tr.57].
    Lý Hoài Thu đã nhận định về Lưu Quang Vũ trong bài Sức sáng tạo của
    một tài năng : “Một hiện tượng nghệ thuật độc đáo của văn học Việt Nam chặng
    cuối thế kỷ XX. Ông là hình mẫu nghệ thuật tiêu biểu về tài năng và sức sáng tạo”
    [49, tr.54].
    Khi tập thơ đầu tay Hương Cây - Bếp Lửa in chung cùng Bằng Việt ra
    đời năm 1968, đã thu hút sự chú ý của các nhà phê bình. Lưu Quang Vũ đã
    3

    được ghi nhận là “một trong những đỉnh cao của thơ ca chống Mỹ, và vẫn là
    một hồn thơ được nhiều người ưu ái nhất”.
    Tác giả Nguyễn Việt Chiến đánh giá về Lưu Quang Vũ: “Tôi coi anh
    là một nhà thơ “sáng giá” nhất trong thế hệ các nhà thơ những năm bảy
    mươi” [49, tr.201].
    Qua các bài nghiên cứu, đánh giá nhận xét về cuộc đời cũng như nghệ
    thuật thơ ca Lưu Quang Vũ. Chúng tôi thấy rằng, các tác giả đã có những đóng
    góp nhất định trong việc phát hiện ra những nét tiểu biểu, đặc sắc trong con
    người Lưu Quang Vũ. Đây chính là những gợi dẫn đầy quý báu, góp phần định
    hướng cho chúng tôi nghiên cứu đề tài “Hình tượng tác giả trong thơ Lưu
    Quang Vũ”.
    2.2. Những bài nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ.
    Mỗi tác phẩm của Lưu Quang Vũ ra đời, đã gây được sự chú ý không
    chỉ bạn đọc mà cả giới phê bình, và các bài viết của các nhà nghiên cứu đã
    đánh giá cao tài năng và những đóng góp của Lưu Quang Vũ với thơ ca Việt
    Nam hiện đại.
    Thơ Lưu Quang Vũ, thể hiện sâu sắc diện mạo tâm hồn ông cũng như
    mọi sự được mất trong cuộc đời ông. Qua thơ ông người đọc phát hiện ra một
    Lưu Quang Vũ khác, một Lưu Quang Vũ không chỉ mạnh mẽ đến quyết liệt
    trước những vấn đề của đời sống xã hội mà còn rất tinh tế, sâu sắc trong những
    cảm nhận về thế giới con người. Vũ Quần Phương đã nhận xét một cách sâu
    sắc về ông: “Đọc thơ anh cảm giác anh viết kịch để sống với mọi người, và thơ
    để sống với riêng mình” [48, tr.34].
    Tác giả Bích Thu trong bài Những bài thơ sống với thời gian đã nhận
    định: “Thơ của Vũ lôi cuốn người đọc không ở sự chau chuốt lời lẽ, ngôn từ
    với những kĩ xảo, ngõn nghề mà chính ở một hồn thơ đắn đuối mà chân thành,
    giản dị, nồng nàn, da diết. Anh làm thơ như là một sự kí thác gửi gắm, như một
    sự tự bộc lộ những gì đã có trong lòng anh” [48, tr.101].
    4

    Lý Hoài Thu trong bài Sức sáng tạo của một tài năng đã khẳng định:
    “Lưu Quang Vũ trước hết là con người thơ ca. Chất thơ là nhân tố chính trong
    cấu trúc tâm hồn và cá tính nghệ sĩ của ông. Nó có sức lan tỏa mạnh mẽ sang
    các thể loại khác và dệt nên đặc trưng nổi bật nhất trong phong cách nghệ
    thuật của Lưu Quang Vũ” [49, tr.54].
    Khi tập thơ đầu tay Hương cây - Bếp lửa (in chung với Bằng Việt) ra
    đời, Lê Đình Kỵ với sự nhạy cảm sắc sảo của một cây bút phê bình thơ tài hoa
    đã nhận ra: “Thơ Lưu Quang Vũ có một điệu tâm hồn riêng và không thiếu tâm
    tình, một tâm tình sâu sắc, tự nhiên không rứt ra được, nó như có tự bao giờ và
    được đem san sẻ cho các bài thơ” [49, tr.73].
    Với tựa đề Những bài thơ “viển vông cay đắng u buồn” viết trong
    những năm tháng chiến tranh, Vương Trí Nhàn đã thể hiện sự cảm nhận sâu
    sắc về những bài thơ trong tập thơ Bầy ong trong đêm sâu của Lưu Quang Vũ.
    Tác giả nhận xét: “Tiếp nối vào những vần thơ rất mơ mộng rất trong sáng của
    anh trong Hương cây, những vần thơ sau đây cho thấy một Lưu Quang Vũ
    khác, Vũ của dằn vặt, đau xót, lầm lỡ, cô đơn, mà cũng là vũ của những tha
    thiết muốn vượt lên trên mọi mệt mỏi, hoài nghi để sống, để tồn tại. Hai chặng
    khác nhau nhưng đều là của một con người thống nhất” [48, tr.64].
    Khi đọc tập thơ Mây trắng của đời tôi ,Vũ Quang Vinh trong bài viết Đọc
    Mây trắng của đời tôi nhớ Lưu Quang Vũ, đã khẳng định Lưu Quang Vũ là một
    nhà thơ tài năng. Vũ Quang Vinh nhận xét: “Điều đáng quý nhất trong thơ Lưu
    Quang Vũ không nằm trong kĩ xảo trau chuốt ngôn từ mà chính là một hồn thơ
    chân thành, da diết. Sức nói, sức gợi, sức cảm của thơ anh chính bắt nguồn từ đó”
    [48, tr.96].
    Nguyễn Thị Minh Thái đã rất tinh tế sau khi đọc thơ Lưu Quang Vũ và
    nhận ra: “Thơ là nơi ẩn náu cuối chót của chàng thi sĩ buồn này. Thơ Lưu
    Quang Vũ là tất cả sự hàm ơn và trang trải riêng tư của tâm hồn chàng với đời
    sống” [49, tr.108].
    5

    Mặc dù đã có nhiều bài viết, nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ nhưng
    vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về “Hình
    tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ”. Do vậy, chúng tôi chọn và nghiên cứu
    đề tài này mong muốn chỉ ra những nét đặc trưng tiêu biểu trong thơ ca Lưu
    Quang Vũ với thế hệ các nhà thơ cùng thời. Khẳng định Lưu Quang Vũ như
    một gương mặt tiêu biểu của thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ, cũng như
    thơ ca của thế kỉ XX.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu “Hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ” luận vặn tập
    chung khảo sát chủ yếu trong các tập thơ:
    Hương cây - Bếp lửa, in chung với Bằng Việt - Nxb Văn học, 1968.
    Mây trắng của đời tôi - Nxb. Tác phẩm mới, 1989.
    Bầy ong trong đêm sâu - Nxb. Hội nhà văn, 1993.
    Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi - Nxb. Hội nhà văn, 2013.
    4. Mục đích nghiên cứu
    Trong luận văn này, chúng tôi tìm hiểu những thành tựu trong sự nghiệp
    sác tác của Lưu Quang Vũ. Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và
    toàn diện hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ. Từ đó, nhìn nhận rõ hơn
    sự sáng tạo và đặc điểm tư duy nghệ thuật Lưu Quang Vũ. Thấy được giá trị
    của hình tượng tác giả, trong việc góp phần làm nên phong cách độc đáo của
    nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh này.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống.
    - Phương pháp thống kê, khảo sát.
    - Phương pháp so sánh, đối chiếu.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp.


    6

    6. Đóng góp của luận văn
    Qua việc tìm hiểu toàn bộ sự nghiệp thơ ca Lưu Quang Vũ, luận văn là
    công trình nghiên cứu, khảo sát hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ một
    cách hệ thống, toàn diện và chỉ ra được những nét đặc trưng độc đáo trong phong
    cách thơ Lưu Quang Vũ. Trên cơ sở đó, chúng tôi hi vọng đóng góp một phần nhỏ
    bé vào việc nghiên cứu thơ Lưu Quang Vũ, khẳng định giá trị đích thực cùng
    những đóng góp của Lưu Quang Vũ trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Luận
    văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm, yêu thích thơ Lưu
    Quang Vũ.
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn được triển
    khai gồm ba chương:
    Chương 1: Khái niệm hình tượng tác giả và hành trình sáng tác của
    Lưu Quang Vũ.
    Chương 2: Các cấp độ thể hiện hình tượng tác giả trong thơ Lưu
    Quang Vũ.
    Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hình tượng tác giả trong thơ Lưu
    Quang Vũ.
     
Đang tải...