Luận Văn Hình tượng tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ÊN ĐỀ TÀI: Hình tượng tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng​
    Information
    A.PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    “Văn học là nhân học”, tức văn học lấy con người làm mục đích và đối tượng của mình. Trong văn học, con người hiện lên một cách cụ thể, sinh động với tất cả những mối quan hệ của nó. Cũng chính con người với những cảm xúc, tình cảm đã tạo nên sự kì diệu cho cuộc sống. Người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo của mình luôn vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn hướng hình tượng con người trong cõi nhân gian.
    Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu thương của mình, nhà thơ Quang Dũng đã để lại cho nền văn học Viêt Nam nói chung và giai đoạn văn học chống Pháp nói riêng những tác phẩm giá trị.Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng thơ là thành công nhất. Đến với thơ Quang Dũng ta bắt gặp cái đẹp kì diệu của tình yêu, của những khát khao và thương nhớ qua hình tượng nghệ thuật về con người.
    Là sinh viên, chúng tôi mang trong mình niềm đam mê tìm hiểu, khát khao khám hình tượng con người trong văn chương nói chung và trong thơ Quang Dũng nói riêng để qua đó hiểu hơn về con người.
    Việc thực hiện đề tài còn là dịp cho chúng tôi bước đầu làm quen, tập nghiên cứu độc lập một vấn đề văn học, từ đó giúp chúng tôi nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập và nghiên cứu sau này.



    2.Lịch sử vấn đề

    Tuy số lượng tác phẩm thơ không lớn nhưng những trang thơ của Quang Dũng đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Giới phê bình, nghiên cứu, các bạn thơ cũng có nhiều bài viết về con người cũng như thơ của ông.
    Qua những bài viết về đời và thơ Quang Dũng, chúng ta nhận thấy mỗi lần nhắc tới ông là nhắc tới một con người tài hoa, giản dị,giàu lòng yêu thương và thấm đậm hồn quê.
    Năm 1987 nhà thơ Ngô Quân Miện trong bài viết Quang Dũng – con người hồn hậu ngòi bút tài hoa đã nhận xét đây là một con người tài hoa, nhưng thuần hậu, giản dị và mang đậm chất dân dạ. Bởi vậy “Bên cạnh cái đẹp dân dã, thơ văn Quang Dũng còn có cái đẹp tài hoa. Cái tài hoa trong thơ thể hiện rất rõ ở những bài Mắt người Sơn Tây, những làng đi qua, Tây tiến trong đó cảm xúc tinh tế, lời thơ thanh thú mà không bóng bẩy, không để lại dấu vết da công: nhạc điệu đẹp”.[15; 370]
    Năm 1988, trong bài viết Tình người Quang Dũng, giáo sư Hoàng Như Mai cam đoan Quang Dũng là người không thù ai, không giận ai, không oán ai. Giáo sư còn cho rằng Quang Dũng có một tình yêu đời, yêu người lớn lao và có thái độ sống trượng phu. Con người Quang Dũng quả là khiến cho người ta kính nể.
    Nhà thơ Trần Lê Văn cũng là bạn thân của Quang Dũng cũng một lần nữa khẳng định con người tài hoa, nhân hậu và thôn quê trong lời giới thiệu in trong cuốn Tuyển tập thơ Quang Dũng xuất bản năm 1999 : “Thơ Quang Dũng nhiều lúc đang phiêu diêu bỗng dừng lại, nghiêng tai tri âm với những tiếng nói thầm kín, tự cố tình che lấp sau những tiếng hát câu cười ồn ã” [15;39]. Trần Lê Văn cũng chính là người thấu hiểu và bênh vực Quang Dũng khi những tác phẩm thơ của ông như “Lính râu ria”. “Tây Tiến” bị đánh giá là loại thơ “lãng mạn tiểu tư sản”. Ông cho rằng “Bài thơ “Tây Tiến” có phảng phất những nét buồn , những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng chứ không phải cái buồn đau bi lụy. Và lại đó là cái bi để làm nổi cái tráng, là cách “vẽ mây nẩy trăng” trong họa , trong thơ, trong nghệ thuật nói chung” [15;25]. Như vậy mà phải mất một thời gian sau tác giả của nó mới được giải oan và “Lính Tây Tiến”,“Lính râu ria” mới được công nhận giá trị nghệ thuật.
    Như nhà thơ Tố Hữu đã nói “ Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”, chính từ những yêu thuơng xúc cảm chân thực trong tâm hồn mình Quang Dũng đã tạo ra những tác phảm đẹp cho đời. Cũng như trong lời giới thiệu của mình in trong cuốn Thơ Quang Dũng xuất bản năm 2006, Kiều Văn đã nói “ Bản chất nhân ái ở Quang Dũng đã làm tuôn trào những cảm xúc xót thương sâu thẳm, da diết khi nhà thơ rơi vào những cảnh huống “ mặt trông lòng đau” và để lại trong lòng chúng ta những ấn tượng khó phai” [14;10]
    Trong bài viết “Áng mây trắng xứ Đoài” in trong cuốn Chân dung nhà văn Việt Nam hiện đại,tâp 2, xuất bản năm 2006 Văn Giá viết về Quang Dũng “ Ông cứ làm một áng mây trắng xứ Đoài hồn nhiên, lang thang từ làng ra phố, hết phố lên rừng, rồi lại từ rừng về phố” [3;86]. Áng mây trắng ấy đã từng chinh chiến nơi chiến trường, đã từng chịu bao sóng gió trước cuộc đời nhưng vẫn hát lên bài ca về lòng yêu thương con người, lòng say mê cuộc sống: “Không một bầm dập, một dung tục nào có thể làm suy xuyển lòng yêu, lòng say mê cuộc sống của Quang Dũng. Ông vẫn làm một áng mây ôm ấp tình yêu, ấp iu khung cảnh đời thường. Đám mây ấy vẫn là: “Mây ở đầu ô mây lang thang” và vẫn khát vọng “Hẹn những chân trời xa lạ” không có gì có thể làm cho con người thôi khát vọng. Ở người nghệ sĩ lớn như Quang Dũng còn là những khát khao cao đẹp và lớn lao” [3; 98].
    Những bài viết về Quang Dũng đã giúp chúng ta hiểu thêm rất nhiều về con người cũng như thơ ca của ông. Kế thừa những thành quả, thông tin trong việc nghiên cứu con người và thơ Quang Dũng dưới nhiều góc độ của các bậc tiền bối chúng tôi tiếp tục phát triển chủ đề thông qua việc đi sâu tìm hiểu, khám phá hình tượng con người - tác giả trong thơ Quang Dũng trong mối giao cảm của con người với không gian, thời gian, con người và cuộc dời.

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: Hình tượng tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Những tác phẩm thơ in trong cuốn Tuyển tập thơ Quang Dũng do Trần Lê Văn sưu tầm và giới thiệu năm 1999, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
    4 Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài chúng tôi đã sử dụng lí thuyết thi pháp học và các phương pháp sau:
    4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp
    4.2 Phương pháp thông kê miêu tả
    4.3 Phương pháp so sánh văn học
    5.Bố cục tiểu luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi được kết cấu trong ba chương như sau:
    Chương 1: Những vấn đề khái quát
    Chương 2: con người trong mối giao cảm với không gian và thời gian.
    Chưong 3: Giọng điệu trữ tình trong thơ Quang Dũng


    Luận văn dài 58 trang, chia làm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...