Tài liệu Hình tượng rồng trong nền mỹ thuật Việt Nam thời kỳ phong kiến

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hình tượng rồng trong nền mỹ thuật Việt Nam thời kỳ phong kiến

    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài
    Trong Mỹ thuật Việt Nam chúng ta thường gặp h́nh tượng bốn con vật thiêng mà người Việt gọi là tứ linh đó là Long, Lân, Quy, Phụng. Trong đó con rồng là thường gặp hơn cả và là đề tài không thể thiếu ở bất kỳ công tŕnh kiến trúc nào của nền Mỹ thuật phong kiến Việt Nam
    Con rồng đầu tiên mang bản sắc Việt Nam đầu tiên ra đời (rồng thời Lư) không những khẳng định được đẳng cấp và sự độc lập trong nghệ thuật biểu hiện của Mỹ thuật Việt Nam mà c̣n là bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam, lịch sử 1000 năm văn hiến với kinh đô đầu tiên Thăng Long. Con rồng Việt Nam là trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa mang bản sắc riêng theo trí tưởng tượng của người Việt.
    Rồng là một h́nh tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng người ViệtNam, rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (Bệ rồng, ḿnh rồng). Dân tộc ta có truyền thuyết về con rồng từ rất sớm bởi nó gắn với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, vơi sự tích con rồng cháu tiên.
    Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng con rồng Việt Nam xuất hiện rơ nét dưới thời Lư, h́nh ảnh “rồng bay lên” Thăng Long tượng trưng cho khí thế vượt lên của dân tộc được đem đặt cho đất đế đô. Rồng thời Lư tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước của mây cuộn.
    Từ nền tảng con rồng thời Lư qua các thời kỳ khác Trần, Lê Sơ, Nguyễn. H́nh tượng rồng càng phát triển trên cơ sở kế thừa tạo nên một con rồng hùng mạnh vững vàng, hùng dũng như chính con người Việt Nam vậy. V́ vậy, đề tài rồng luôn là nguồn cảm hứng dồi dào bất tận, khơi dậy trí tim ṭi nghiên cứu bất cứ ai yêu thích và biết về nó.
    2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
    Chọn và nghiên cứu “H́nh tượng rồng trong nền mỹ thuật Việt Nam thời kỳ phong kiến” tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé với một h́nh tượng Văn hóa – nghệ thuật đặc sắc nhằm tôn vinh nền mỹ thuật Việt Nam.
    T́m hiểu giá trị về nghệ thuật tạo h́nh trong h́nh tượng con rồng trong mỹ thuật của các thế hệ ông cha là t́m về những giá trị văn hóa, tinh thần – giá trị bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
    Nghiên cứu để biết được cách nâng niu giữ ǵn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cha ông để lại cho kho tàng nghệ thuật dân tộc.
    Nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đông đô Hà Nội
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1. Đối tượng
    Nghiên cứu h́nh tượng rồng trong nền mỹ thuật phong kiến Việt Nam qua các h́nh tượng rồng tiêu biểu cụ thể trong các thời kỳ Lư, Trần, Lê Sơ, Nguyễn.
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Các công tŕnh điêu khắc, chạm khắc kiến trúc có h́nh tượng rồng các thời Lư, Trần, Lê Sơ, Nguyễn ở miền bắc Việt Nam
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phân tích, so sánh, tổng hợp, được áp dụng để t́m hiểu diễn biến của các mô típ trang trí từ đó thấy được những nét biến đổi của họa tiết theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Nghiên cứu tài liệu: Sử dụng những tri thức liên nghành giáo dục văn hóa, văn hóa học, văn hóa dân gian, sử học, khảo cổ học, tôn giáo học, dân tộc học nghệ thuật, để nghiên cứu biểu tượng, thấy được cái riêng và sức sống của h́nh tượng con rồng trong quần chúng nhân dân
    Tham khảo nhiều nguồn tư liệu từ các sách lịch sử


    5. Dự kiến đóng góp của đề tài
    Các kết quả nghiên cứu của tiểu luận trước hết là đóng góp và kho tàng hoa văn Việt Nam – phục vụ cho công tác giảng dạy, làm tài liệu tham khảo
    6. Cấu trúc của tiểu luận
    I. Lịch sử h́nh tượng con rồng trong nền mỹ thuật Việt Nam
    II. Rồng thời Lư
    III. Rồng thời Trần
    IV. Rồng thời Lê Sơ
    V. Rồng thời Mạc, Trịnh – Nguyễn, Nguyễn


















    B. PHẦN NỘI DUNG
    I. LỊCH SỬ H̀NH TƯỢNG CON RỒNG TRONG NỀN MỸ THUẬT VIỆT NAM
    Tương truyền rằng: Lạc Long Quân là con của Long Nữ, tự xưng ḿnh thuộc ṇi rồng, lấy Âu Cơ sinh được trăm con, nhưng v́ kẻ ở trên cạn người sống dưới nước nên phải chia đôi số con nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên núi, chỉ để người con trưởng lại làm vua gọi là Hung Vương. Cư dân Hùng Vương sinh hoạt trên địa vực đồng lầy dưới chân núi khi xuống nước hay bị “giao long” làm hại. Hùng vương mới bảo thần dân của ḿnh rằng “ta với em ta đều thuộc giống rồng, rồng có tính yêu đồng loại, vậy nên dùng mực vẽ h́nh rồng vào người, khi xuống nước các em ta sẽ nhận ra đồng loại mà không làm hại nữa. Từ đó nhân dân Lạc Việt có tục xăm h́nh rồng vào người, lâu dần họ tự coi ḿnh là con cháu giao long
    Một trong những thiên thần thoại sớm nhất của dân tộc ta phản ánh hiện thực nước ta thời nguyên thủy là thần thoại “Lạc Long quân”. Ở đấy, lịch sử thái cổ của dân tộc được phản ánh qua một lăng kính kỳ diệu là trí tưởng tượng chất phác nhưng táo bạo , niềm tin tưởng và tự hào về nguồn gốc dân tộc. Lạc Long Quân được coi là tổ tiên của người Việt, mà cứ như tên gọi thì Lạc Long quân có một thân hình rồng. Vì thế từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn tự nhận mình là con cháu rồng tiên.
    Con rồng là một h́nh tượng nghệ thuật rất phổ biến trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam suốt thời kỳ phong kiến, cũng như nhiều h́nh tượng nghệ thuật khác nó luôn gắn bó chặt chẽ với thời đại sản sinh ra nó, thể hiện những khát vọng và lư tưởng của từng thời kỳ lịch sử.
    Trên thế giới, trong nghệ thuật tạo hình của nhiều nước, con rồng cũng xuất hiện. Song, con rồng Việt Nam có những nét riêng chẳng những trong nếp nghĩ chung của thời đại, mà cả trong thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cụ thể, nó phản ánh con người và xã hội Việt Nam.
    Cư dân Lạc Việt thời Hùng Vương, và sau đó là cư dân Đại Việt thời phong kiến, chủ yếu sống bằng kinh tế nông nghiệp cày cuốc. Can thiệp vào cuộc sống của con người không phải chỉ có các sinh vật, mà còn có các hiện tượng thiên nhiên được suy tưởng thành các “thần”. Thần thì thiên biến vạn hóa, hành vi khó lường trước được, cho nên con người phải tìm cách kết giao với thần. Trong các thần có liên quan nhiều đến văn hóa nông nghiệp cày cuốc chính là thần Nước, thần Mưa. Các vị thần này lại đặc biệt đáng chú ý có thân mình hình con rồng lớn và tính khí thất thường khi thì đem lại mùa màng bội thu nhưng có lúc lại gây ra những nạn lụt khủng khiếp, hoặc để lại hạn hán khô cháy. Hạnh phúc và tai họa của con người do đó đều phụ thuộc vào các vị thần này. Đấy cũng chính là một suy nghĩ khác không kém phần quan trọng trong hình tượng hình con rồng, nó phản ánh ước mơ của cư dân nông nghiệp cày cuốc muốn được mưa thuận gió hòa.
    Khi nhà nước phong kiến dân tộc độc lập được xác lập ở nước ta, các vua chúa đứng đầu bộ máy thống trị đã gán con rồng dân gian cho mình. Vì thế nhà Lý nhiều lần dâng điềm rồng vàng xuất hiện để thống nhất nhân tâm, đề cao nhà vua. Nhà Trần còn giải thích việc xăm hình rồng để nhớ đến tổ tiên, tỏ ra không bao giờ vong bản. Với tất cả những ý nghĩa trên, hình ảnh con rồng đã ăn sâu trong đời sống tinh thần của nhân dân ta từ rất sớm, và trong điêu khắc, nó là một loại hình tượng được trang trí rất phổ biến.
    Dựa vào một sinh vật cơ bản nào đó, rồi tưởng tượng kết hợp nhiều yếu tố của các con vật khác nhau, rồng trở thành một con vật cụ thể, nhưng quá trình phát triển của nó cũng có sự biến dạng liên tiếp.
    Thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trên một số công cụ sản xuất, vũ khí và đồ đựng như rìu lưỡi xéo Đông Sơn (Thanh Hóa), qua núi Voi (Hải Phòng), thạp Đào Thịnh (Yên Bái) ta luôn gặp một loại trùng mình dài, có chân và có vảy, tựa như con cá sấu. Ở qua núi Voi chỉ có một con đang bò dài, còn ở rìu Đông Sơn và thạp Đào Thịnh, chúng xuất hiện trong cặp đôi có thể giao cấu, úp chân vào nhau, hai đuôi khi dán sát lại (thạp Đào Thịnh), khi cuộn thành hai vòng tròn tiếp giáp nhau (rìu Đông Sơn) như cặp cá ngựa.
    Hình 1: Hình khắc trên thạp đồng Đào Thịnh và trên quạ đồng Núi Voi
    Ta còn thấy hình thuyền trên nhiều trống và nhiều thạp đồng luôn được thể hiện nhìn nghiêng, uốn cong phản phất dáng dấp con rắn. Đặc biệt là những hình thuyền khắc quanh thạp đồng Đào Thịnh được nghệ sĩ thể hiện theo hình con cá sấu cách điệu tài tình, nhưng vẫn rõ ràng, nhất là cái đầu . Phải chăng những loại trùng và hình thuyền đã gợi nên bóng dáng đầu tiên của con rồng Việt Nam, mà thiên thần thoại Lạc Long Quân nhắc đến dưới cái tên “giao long” ?
    Hình 2: Hình thuyền trên thạp đồng Đào Thịnh
    Ức thuyết trên có được soi sáng ở một số thư tịch cổ. Trong sách Tiền Hán Thư, nhân việc Vũ Đê bắn được con giao long ở sông Dương Tử, Nhân Sư Cố chú thích rằng con giao giống như con rắn có bốn chân. Sách Hoài Nam Tử cho rằng tục xăm mình của nhân dân vùng Lĩnh Nam là khi để xuống nước không bị loài “lân trùng” làm hại. “Lân trùng” nghĩa là con cá sấu có vảy hay con rắn có vảy. Vậy thì giao long hay lân trùng chính là một loại cá sấu hay thằn lằn
    Liên hệ với những tài liệu về cổ sinh vật học, ta biết thêm khoảng trên trăm triệu năm về trước, khắp nơi trên trái đất tồn tại hết sức phổ biến loại thằn lằn khổng lồ, trong đó có con “lôi long” (rồng sấm) “khủng long” (rồng đáng sợ) Ngày nay, những loại rồng rất lớn ấy đã tuyệt chủng, nhưng ở vùng đông Nam Á còn có những con hình dạng thằn lằn, dài khoảng vài chục cm, thân dài, chân dài, mình phủ vẩy, có con ở dưới nước, có con ở trên cạn
    Văn hóa Đông Sơn đang phát triển thì nước ta bị phương Bắc xâm lược và thống trị. Trong suốt nghìn năm “Bắc thuộc”, với âm mưu đồng hóa văn hóa ta, chắc hẳn bọn ngoại xâm đã du nhập con rồng của chúng vào đời sống tinh thần của dân tộc ta. Nhưng chính trong thời gian ấy, kế thừa từ nền văn hóa từ buổi dựng nước, hẳn là tổ tiên ta đã có được một nền văn hóa dân gian giàu sắc thái dân tộc, để khi lật nhào được ách thống trị của ngoại xâm, ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ độc lập, con rồng Việt Nam đã xuất hiện phổ biến. Và nếu có du nhập yếu tố bên ngoài thì vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc.
    Con rồng đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam như thế đấy, con rồng Việt gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước, gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Rồng Việt phát triển cùng lịch sử, gắn liền với các triều đại phong kiến như Lý, Trần, Lê sơ, Nguyễn được xem như biểu tượng quyền uy của giai cấp quý tộc.
     
Đang tải...