Thạc Sĩ Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tchékhov

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài .1
    2. Lịch sử vấn đề .3
    2.1. Các công trình nghiên cứu chung về truyện ngắn của Tchékhov .4
    2.2. Các công trình nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của
    Tchékhov .7
    3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .8
    3.1. Đối tượng nghiên cứu .8
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 8
    4. Phương pháp nghiên cứu .8
    5. Đóng góp của khóa luận 9
    6. Kết cấu của khóa luận 9
    NỘI DUNG . 10
    Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 10
    1.1. Nhân vật – hình thức thể hiện con người trong văn học 10
    1.1.1. Khái niệm nhân vật . 10
    1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp
    học hiện đại . 11
    1.1.3. Các phương thức xây dựng nhân vật . 13
    1.2. Hình tượng nhân vật nữ 16
    1.2.1. Nhân vật nhìn từ góc độ giới tính . 16
    1.2.2. Hình tượng nhân vật nữ trong văn học 18
    1.3. Tchékhov - Hành trình về với nghệ thuật 19
    1.3.1. Con người và thời đại . 19
    1.3.2. Tchékhov - nhà văn bậc thầy của truyện ngắn thế giới 21
    Chương 2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ THỂ HIỆN TRONG QUAN NIỆM
    NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 24
    2.1. Khảo sát - thống kê hệ thống nhân vật nữ . 24
    2.2. Những bé gái ngây thơ bị đày đọa . 26
    2.3. Những cô gái trong sáng, cả tin, cam chịu. 29 2.4. Người đàn bà phù phiếm . 33
    2.5. Những người phụ nữ sống mòn . 38
    2.6. Người phụ nữ với bi kịch khát vọng 45
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 51
    Chương 3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ
    THUẬT . 52
    3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 52
    3.2. Nghệ thuật miêu tả hành động 59
    3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý . 61
    3.4. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật 69
    3.4.1. Ngôn ngữ đối thoại . 69
    3.4.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm . 72
    3.5. Không gian trữ tình - giàu tính biểu tượng 74
    3.5.1. Đồi tuyết trắng 75
    3.5.2. Bãi biển 76
    3.5.3. Mưa dầm 77
    3.5.4. Ánh trăng . 79
    3.5.5. Con đường 81
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 84
    PHẦN KẾT LUẬN . 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88 1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    "Tất cả mọi sự bí ẩn của thế giới này đều không thể sánh nổi sự bí ẩn của
    người phụ nữ" (Vladimir Lobanok). Thật vậy, phụ nữ - một nửa của nhân loại,
    là biểu tượng của cái đẹp, cái sâu sắc, là hiện thân của sự sinh tồn và luân
    chuyển sự sống.Vì thế, tìm hiểu người phụ nữ chính là khám phá vẻ đẹp nghệ
    thuật và sự sống của nhân loại.
    Trong dòng chảy văn học từ cổ chí kim trên khắp hành tinh này, các nhà văn
    đã tốn không ít giấy mực để tìm hiểu về người phụ nữ. Với tấm lòng rộng mở,
    yêu thương, viết về người phụ nữ như là thước đo của những giá trị mỹ học nhân
    văn. Đó là một trong những đề tài quen thuộc nhất, dường như phụ nữ là một
    nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời vẫn chưa khai thác hết.
    Văn học Nga thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên
    tiến của nhân loại. Theo Lê - nin "tầm quan trọng của thế giới mà hiện nay văn
    học Nga đã dành được" chính là do văn học Nga đã mang trong mình nó những
    tư tưởng tiên tiến của thời đại. Văn học hiện thực Nga quả thực giàu những tư
    tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nước nhiệt thành và tinh thần nhân
    đạo cao cả. Như M.Gorki đã nói, mỗi nhà văn Nga có một cá tính riêng nhưng
    chung quy một mối đồng cảm với số phận của người dân, đất nước, con người.
    Ông viết: "Văn học Nga mãnh liệt vì có chủ nghĩa dân chủ, khát vọng say sưa
    mong muốn giải quyết những nhiệm vụ của đời sống xã hội, vì nó truyền bá tinh
    thần nhân đạo, vì nó có những bài ca ca ngợi tự do, quan tâm sâu sắc đến đời
    sống người dân, có thái độ thuần khiết đối với người phụ nữ " [14;6].
    Theo lộ trình của nền văn học đó, Tchékhov hiện lên với tư cách "người đại
    biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga", nhà cách tân thiên tài
    trong lĩnh vực truyện ngắn, bóng của ông không ngừng bao trùm và lan tỏa lên
    sáng tác của các thế hệ nhà văn sau này. Tiếp nối truyền thống văn học Nga với
    tên tuổi của nhà văn "đàn anh" như: Puskin, L.Tolstoi, F.Dostoievski
    Tchékhov đã trở thành một ̎hiện tượng
    ̎
    văn chương Nga nói riêng và văn
    chương nhân loại nói chung. Trở thành người manh nha, đặt viên gạch đầu tiên
    cho văn học nghệ thuật thế kỷ XX. Tchékhov là bậc thầy của thể loại truyện ngắn 2
    tới mức hoàn thiện, mở lối khai đường cách viết độc đáo, sáng tạo: đơn giản về
    phương diện kết cấu, ngắn gọn trau chuốt về phương diện ngôn ngữ. Truyện ngắn
    Tchékhov là bức tranh liên hoàn, ngồn ngộn nhiều mảng nhỏ khảm lên bức phù
    điêu xã hội Nga những năm cuối thế kỷ XIX, "cả thế giới nhân vật của ông ngụp
    lặn trong vũng bùn nhỏ nhen của sự tầm thường, lũ lượt kéo nhau đi bên rìa cuộc
    sống mà không bao giờ trong thấy cuộc sống chân chính. Tchékhov phê phán
    những con người đó nhưng ông không bao giờ mất lòng tin vào một con người
    đẹp, lòng tin vào tương lai"[14;32]. Đọc truyện ngắn của Tchékhov, người đọc dễ
    nhận thấy rằng bên cạnh những khắc khoải về khát vọng, lý tưởng cao đẹp lại là
    những mảnh đời bi kịch, đau đớn, khuôn nguôi của những kiếp sống mòn, diết
    da, thường trực. Bên cạnh những tâm hồn trong sáng, thánh thiện lại là những
    kiếp sống phù phiếm, dung tục, nhu nhược – thời đại đã ngấm vào máu thịt
    những đứa con tinh thần của ông. Hình tượng nhân vật nữ được ông quan tâm và
    thể hiện một cách sâu sắc. Nhà văn trao cho nhân vật nữ tự nói lên nỗi lòng, đớn
    đau của chính số phận mình. Hơn nữa, vấn đề phụ nữ không chỉ là vấn đề riêng
    của tác giả Tchékhov hay của văn học Nga mà còn là vấn đề chung của văn học
    thế giới hiện nay. Chính vì vậy, những năm gần đây xu hướng nghiên cứu nữ
    quyền đã trở thành một trào lưu phê bình mới, hấp dẫn, thu hút được nhiều sự
    chú ý.
    Nghiên cứu: "Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tchékhov",
    thiết nghĩ là việc làm cần thiết nhằm mở cánh của bước vào thế giới nghệ thuật
    đặc sắc của nhà cách tân truyện ngắn vĩ đại Tchékhov, mà sức ảnh hưởng của ông
    lan tỏa lên các thế hệ nhà văn sau này.
    Xuất phát từ những lý do trên cùng với lòng yêu thích, sự ngưỡng mộ nhà
    văn bậc thầy Tchékhov và nhu cầu thực tế của bản thân: muốn nâng cao kiến
    thức, tầm hiểu biết về văn học Nga nói riêng, văn học nước ngoài nói chung,
    khiến chúng tôi quan tâm tìm hiểu truyện ngắn Tchékhov. Thứ nữa, những tác
    phẩm của Tchékhov đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và ở Việt Nam một số tác
    phẩm đã được đưa vào giảng dạy ở bậc Trung học, Cao đẳng và Đại học . Thiết
    nghĩ cần có cái nhìn toàn diện về mọi vấn đề, mà trong phạm vi khóa luận này
    chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề: ''Hình tượng nhân vật nữ trong truyện 3
    ngắn của Tchékhov''.
    Nghiên cứu đề tài này cho chúng ta cái nhìn cái nhìn sâu sắc hơn về nhãn
    quan sắc bén mà Tchékhov đã thấu thị những vấn đề lớn của thời đại. Đặc biệt,
    thông qua đó tạo điều kiện cho mỗi chúng ta trong nhịp sống xô bồ này có những
    giây phút tự soi mình, nhìn nhận, lý giải cuộc sống của chính mình và của những
    người xung quanh. Hãy đừng: ''chết ngay trong lúc sống'', đó là thông điệp mà
    bậc thầy truyện ngắn Nga muốn gửi đến các thế hệ bạn đọc.
    2. Lịch sử vấn đề
    Tchékhov được xem là một hiện tượng, đỉnh cao chói lọi của văn học Nga
    thế kỷ XIX và của văn học thế giới. Những tác phẩm của ông luôn nhận được sự
    quan tâm của đông đảo bạn đọc, thu hút sự chú ý của giới phê bình trên toàn thế
    giới. Một số nhà phê bình đã công nhận tầm vóc của ông: ''Tchékhov là tài năng
    nghệ thuật lớn'', trong số các đại biểu còn sống của thể loại châm biếm ở nước ta
    thì Tchékhov là vĩ đại nhất, tài năng đẹp đẽ và mãnh liệt của ông là niềm kiêu
    hãnh của nước Nga. Người ta đã dành cho nhà văn xứ sở bạch dương nhiều lời
    ngợi ca. Cho đến nay, Tchékhov vẫn thuộc một trong số các nhà văn: ''muôn thuở
    làm ta say mê'' (M.Gorki).
    Nhà tiểu thuyết người Đức Tomat Man năm 1954, nhân thế giới kỷ niệm
    năm mươi năm ngày mất của Tchékhov đã khẳng định: ''Nghệ thuật tự sự của
    Tchékhov không nghi ngờ gì nữa thuộc về những gì có sức mạnh nhất và tinh
    nhất trong toàn bộ văn học Châu Âu''[5;48]. Đại văn hào L.Tolstol - cây đại thụ
    văn học Nga thế kỷ XIX, không ngần ngại thừa nhận: ''Tchékhov đã sáng tạo ra
    hình thái văn chương mới, hoàn toàn mới cho tất cả thế giới, hình thái văn
    chương mà tôi chưa từng nhìn thấy ở đâu cả . Tchékhov là một nghệ sĩ vô song,
    một nghệ sĩ của cuộc sống . Một Puskin trong văn xuôi và kịch''[5;57].
    Tchékhov được nghiên cứu nhiều ở nước ngoài. Do hạn chế về tư liệu và
    trình độ ngoại ngữ nên chúng tôi chỉ có thể tiếp cận vấn đề thông qua các tài liệu
    bằng tiếng Việt. Trên cơ sở những tài liệu mà chúng tôi tìm được, xét thấy các
    công trình nghiên cứu có thể chia thành hai mảng: các công trình nghiên cứu
    chung về truyện ngắn Tchékhov và các công trình nghiên cứu về hình tượng nhân
    vật nữ trong truyện ngắn của ông. 4
    2.1. Các công trình nghiên cứu chung về truyện ngắn của Tchékhov
    Ở Việt Nam hiện nay, Tchékhov được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt, sức ảnh
    hưởng của ông có vai trò lớn đến độc giả Việt, đặc biệt là độc giả trẻ. Đồng thời,
    xuất hiện rất nhiều các bài viết, các bài bàn luận, các lời giới thiệu, các giáo trình,
    công trình tổng quát nghiên cứu về ''hiện tượng'' Tchékhov.
    Bài viết nghiên cứu về Tchékhov sớm nhất có lẽ là bài Đọc Tchékhov của
    Nguyễn Tuân in trên Tạp chí Văn nghệ số 5 (15 - 1957). Thông qua bài viết
    Nguyễn Tuân đã tạo nên chân dung tinh thần thiên tài Nga - A.Tchékhov .
    Nguyễn Tuân đã đọc từ hình tượng cốt lõi tư tưởng nhà văn Nga vĩ đại. Đó là thái
    độ căm thù thói phàm tục, giả dối, là tình yêu thiết tha nước Nga và con người
    Nga[8;2].
    Năm 1960, trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 La Côn có bài Chủ nghĩa
    nhân đạo trong tác phẩm Tchékhov [8;2]. Trong bài viết này, chủ nghĩa nhân
    đạo yếu tố làm nên sự bất tử của sự nghiệp văn chương Tchékhov đã được tác giả
    khẳng định.
    Tác giả Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu Chất nhân bản trong
    Tchékhov (A.Tchékhov, tập một, tuyện ngắn, Nxb Văn học, Trung tâm Văn hóa -
    Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 1999), đã đi sâu tìm hiểu chiều sâu giá trị nhân đạo
    trong tác phẩm của Tchékhov: "Đọc ông, không ai có thể nghi ngờ niềm tha thiết
    với tất cả những biểu hiện của con người và cái ý tưởng đau đáu nơi tác giả: lẽ
    ra, con người có thể sống cao đẹp hơn biết bao, so với hàng ngày họ đã
    sống!( ) Chủ nghĩa nhân đạo với Tchékhov trước tiên không phải là yêu con
    người, mà là hiểu con người, giúp con người vượt lên cái tầm thường của đời
    sống hàng ngày, tránh được sự ăn mòn của thói quen dung tục và nói chung là
    sống một cuộc sống xứng đáng hơn nữa"[3;23,24].
    Trong lời giới thiệu Tập truyện ngắn Tchékhov (1994), tác giả Phan Hồng
    Giang đã đưa ra những nhận xét sắc sảo: ''Nếu có một phép mầu nào làm những
    nhân vật của Tchékhov rời khỏi trang sách, bước xuống đường phố thì chúng ta
    sẽ thấy cảnh tượng đông đúc, huyên náo, thật đáng kinh ngạc: hàng nghìn con
    người, mỗi người một vẻ, lớn bé già trẻ, nữ nam, chải chuốt và bê tha, nghèo hèn
    và giàu có, xinh đẹp và dị dạng, cao sang và bần tiện, ngu độn và uyên thâm, 5
    lạnh lùng và sôi nổi, giễu cợt, buồn bã, giàu đức hi sinh và tính toán nhỏ nhen,
    luồn lọt uốn éo, mưu đồ, thâm hiểm và trong sáng như pha lê, chán chường, cao
    thượng, căm giận và yêu thương, khổ đau và sung sướng, an phận thờ ơ và day
    dứt suy nghĩ về hôm nay, ngày mai .''[1;12].
    Trong giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX (1996), nhấn mạnh
    truyện Tchékhov thường ''đơn giản về phương diện kết cấu, ngắn gọn, trau
    chuốt về phương diện ngôn ngữ và đã tái hiện lại một khung cảnh rộng lớn,
    nhiều màu sắc của nước Nga đương thời''[14;342].
    Trong giáo trình Văn học nước ngoài (1994), đã khái quát sáng tác của ông:
    ''Truyện ngắn Tchékhov một sức mạnh, với vẻ đẹp độc đáo không thể bắt
    chước được và đã đưa ông lên vị trí bậc thầy truyện ngắn thế giới''[24;44] .
    Đặc biệt là trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu:
    Đào Tuấn Ảnh trong công trình: Tchékhov và Nam Cao một sáng tác hiện
    thực kiểu mới (1992), đã chỉ ra sáng tác trong cùng bối cảnh xã hội chủ nghĩa
    hiện thực ở hai nước những điểm tương đồng và loại biệt: đều xuất phát từ những
    điều vặt vãnh trong cuộc sống hàng ngày, lấy cảm hứng bi - hài kịch làm chủ đạo
    khước từ kiểu cốt truyện truyền thống.
    Luận án Thạc sĩ Ngữ văn của Lê Thị Hoài Giang (Vinh, 2007), với đề tài:
    Thế giới nghệ thuật truyện ngắn A.Tchékhov, đã chỉ ra ba đặc điểm nghệ thuật
    truyện Tchékhov: giọng điệu, cốt truyện, không gian và thời gian nghệ thuật đã
    được tác giả đã chứng minh qua việc khảo sát những truyện ngắn tiêu biểu.
    Luận án Thạc sĩ của Nguyễn Thị Xuân Yến (1996), với đề tài: Phong cách
    ngôn ngữ truyện ngắn Tchékhov, đã chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ trong sáng
    tác của ông: tính hàm súc, ngắn gọn, tính quy chiếu hiện thực cao, tính hiệu lệnh
    cao. Tất cả đã được tác giả chứng minh qua việc khảo sát các tác phẩm tiêu biểu.
    Luận văn tốt nghiệp của Võ Tiến Nam với đề tài: Một số vấn đề về truyện
    ngắn Tchékhov (Huế, 1989), đã chỉ ra những đặc điểm của truyện ngắn
    Tchékhov về nội dung chủ đề, về nghệ thuật điển hình hóa, lời ẩn . Tuy nhiên
    đây chỉ mang tính chất hệ thống mà chưa phân tích, chứng minh theo từng luận
    điểm rõ ràng.
    6
    Với đề tài: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và
    Tchékhov'' - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên. So sánh sự
    tương đồng và khác biệt trong việc tổ chức thế giới nhân vật ở truyện ngắn của
    hai nhà văn .
    Bên cạnh đó, chúng tôi bắt gặp rất nhiều các bài viết trên các blog, các bài
    báo mạng . về nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau trong sáng tác của Tchékhov:
    Đi sâu tìm tòi Cái mới trong truyện ngắn A.Tchékhov, nhà nghiên cứu
    Nguyễn Hải Hà đã chú trọng khám phá: Tchékhov không trực tiếp miêu tả nhân
    vật như Dostoievski, L.Tolstoi mà ông quan tâm tới việc thể hiện nhân vật theo
    cách thức riêng cả mình, qua điểm nhìn, chân dung, đối thoại . Đặc biệt chú ý
    đến bút pháp nghệ thuật nắm bắt tâm lý, giải phẫu những ngõ ngách sâu kín trong
    tâm hồn nhân vật. Bên cạnh đó ông chỉ ra thói tật nô lệ của nhân vật trong truyện
    ngắn của mình: những người đành tâm ngoan ngoãn, phục tùng bạo lực, sống
    như kẻ nô lệ. Tchékhov muốn giúp con người ''chắt lọc, loại bỏ khỏi con người
    mình từng giọt nô lệ''.
    Trong bài Tchékhov - Người trần thuật điềm tĩnh tài hoa, Nguyễn
    Trường Lịch lại chú ý tới điểm nhìn, giọng điệu của người trần thuật như lối dẫn
    truyện khách quan, người trần thuật cũng vắng mặt . đã được chứng minh bằng
    các tác phẩm.
    Trong bài Tchékhov - Một nụ cười độ lượng, tác giả khẳng định: ''sự chân
    thật, ông sống thế nào thì viết thế đấy, không hoa mỹ, không ồn ào, giả dối''- là
    đặc trưng phong cách của Tchékhov.
    Bài viết A.Tchékhov: Người nghệ sĩ của cuộc sống, chỉ ra truyện của
    Tchékhov thường đơn giản về phương diện kết cấu, ngắn gọn, trau chuốt về
    phương diện ngôn ngữ, ông xứng đáng là ''một nghệ sĩ vô song'', ''nghệ sĩ của
    cuộc sống'' ( Tolstoi).
    Hiếu Tân trong Tchékhov là một bậc thầy trong một thời đại không cần
    đến thiên tài cho thấy: ông đã sống một thời kỳ khó khăn, cuộc sống đã không
    cho ông một chủ đề rõ ràng. Nhưng điều ấy khiến cho ông chọn cách làm chủ
    ngôn ngữ .
    Ngoài các bài báo, các công trình chuyên luận . ở trong các cuộc hội thảo 7
    cũng bàn về sáng tác của Tchékhov:
    Sáng ngày mồng 1/7/2004, tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga (501
    Kim Mã - Hà Nội), đã diễn ra cuộc Hội thảo Khoa học về truyện ngắn và kịch
    Tchékhov, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông (1904 - 2004).
    Tại cuộc hội thảo, bảy tham luận của các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà văn đã
    đưa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với sáng tác của ông cũng như những
    tiếng nói trong việc tôn vinh ông là nhà cách tân nền văn học hiện thực cổ điển
    thế kỷ XIX, mở ra con đường mới cho văn học, nghệ thuật thế kỷ XX. Đáng chú
    ý là, Tiến sĩ Đào Tuấn Ảnh đã chọn cho mình một cách tiếp cận mới: Xem xét
    sáng tác của Tchékhov trong mối liên hệ với những thành tựu của văn hóa,
    nghệ thuật Nga giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Phó Giáo sư Tiến
    sĩ Phạm Vĩnh Cư lại chứng minh Tchékhov là: nhà văn xuôi tự sự, nhà viết
    kịch giàu tính cách tân .
    Những bài viết, những công trình nghiên cứu được nêu ở trên đây đã gợi mở
    cho chúng tôi nhiều vấn đề trong quá trình nghiên cứu về Tchékhov. Bởi vậy,
    chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: ̎Hình tượng nhân vật nữ trong
    truyện ngắn của Tchékhov̎, cho khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm đóng góp
    khía cạnh mới khi tìm hiểu về nhà cách tân thiên tài này.
    2.2. Các công trình nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn
    của Tchékhov
    Viết nhiều và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả, Tchékhov và tác
    phẩm của ông nhanh chóng trở thành mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu của giới phê
    bình nói riêng và các học giả, dịch giả, bạn đọc mến mộ Tchékhov nói chung.
    Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề ''Hình tượng nhân vật nữ trong truyện
    ngắn của Tchékhov", chỉ mới dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, điểm qua vấn đề chứ
    chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Có thể kể đến như:
    Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn ''Thi pháp truyện ngắn Maupassant,
    Tchékhov, O'Henry nhìn từ góc độ so sánh'', của tác giả Dương Thị Ánh
    Tuyết. Tác giả đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong sáng tác của ba bậc
    thầy truyện ngắn thế giới trong cái nhìn đối sánh thi pháp trên các phạm trù cơ
    bản: nhân vật, cốt truyện, kết cấu, người kể chuyện, ngôn ngữ . Ở mỗi phạm trù 8
    tác giả đều chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt đồng thời lý giải cái nhìn
    nghệ thuật xuyên suốt trong mỗi nhà văn.
    Xét thấy, nghiên cứu về nghệ thuật trong truyện ngắn Tchékhov đã được rất
    nhiều tác giả thể hiện thành công nhưng dường như còn đó một mảnh vườn để
    ngõ "Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tchékhov", chưa được
    khám phá. Khảo cứu chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài này, mà đây đó
    chỉ rải rác những nhận xét so sánh tản mạn để làm nổi rõ ý tưởng. Việc tìm hiểu
    chưa được xem là mục đích tự thân. Từ đó chúng tôi đi đến kết luận ''Hình
    tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tchékhov", chưa là đề tài tập trung
    của một chuyên luận nào.
    Vì vậy, "Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tchékhov'', là
    vấn đề cần tiếp tục đi sâu vào khai thác một cách có hệ thống.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác truyện ngắn của tác
    giả Tchékhov chúng tôi tập trung vào ba phương diện chính sau:
    - Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    - Hình tượng nhân vật nữ thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về con người
    - Hình tượng nhân vật nữ nhìn từ phương diện nghệ thuật
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, người viết hướng đề tài của mình
    tập trung vào các tập truyện sau:
    - Tuyển tập truyện ngắn Tchékhov (1994), Nxb Văn học, Hà Nội do tác giả
    Phan Hồng Giang dịch.
    - Truyện ngắn Tchékhov (2013), Nxb Hồng Đức, do tác giả Phan Hồng
    Giang dịch.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx làm nền
    tảng, chúng tôi tiến hành khóa luận chủ yếu với phương pháp nghiên cứu: thi
    pháp học.
    Khóa luận cũng được tiến hành bằng một số phương pháp cụ thể như: khảo sát, thống kê, phân loại, hệ thống, so sánh, bình giá, phân tích, tổng hợp.
    Các thao tác này được sử dụng một cách có hệ thống, ngoài ra trong khi
    thực hiện đề tài người viết cũng không loại trừ phương pháp tiếp cận xã hội học
    và một số gợi ý của phê bình trực giác.
    5. Đóng góp của khóa luận
    Từ những phương diện của lịch sử vấn đề, khóa luận của chúng tôi có
    những đóng góp sau:
    Hệ thống lại những vấn đề nghiên cứu về nhân vật nữ của Tchékhov trong
    phạm vi tài liệu bao quát. Chỉ ra và phân tích những biểu hiện của phụ nữ trong
    truyện ngắn của ông.
    Đưa ra cách tiếp cận mới về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác
    Tchékhov. Đó là cách tiếp cận dưới ánh sáng của lý thuyết văn học hiện đại:
    thi pháp học.
    Có được những đóng góp trên, khóa luận sẽ là một tài liệu bổ ích cho việc
    học tập, nghiên cứu giảng dạy Tchékhov ở Việt Nam.
    6. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có ba
    chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    Chương 2: Hình tượng nhân vật nữ thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về
    con người
    Chương 3: Hình tượng nhân vật nữ nhìn từ phương diện nghệ thuật.
     
Đang tải...