Thạc Sĩ Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ DẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Phương pháp nghiên cứu 4
    5. Đóng góp của khóa luận . 5
    6. Bố cục khóa luận 5
    NỘI DUNG . 6
    CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 6
    1.1. Khái niệm 6
    1.1.1. Nhân vật văn học . 6
    1.1.2. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học . 6
    1.1.2.1. Hình tượng nhân vật 6
    1.1.2.2. Hình tượng nhân vật nữ . 7
    1.2. Lỗ Tấn – bậc thầy về truyện ngắn 8
    1.2.1. Vài nét về tiểu sử 8
    1.2.2. Sự nghiệp văn học . 10
    1.2.3. Giới thuyết về truyện ngắn và truyện ngắn của Lỗ Tấn . 12
    CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ THỂ HIỆN TRONG QUAN
    NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 16
    2.1. Số phận bất hạnh . 17
    2.1.1. Bất hạnh trong hôn nhân và gia đình 17
    2.1.2. Bất hạnh bởi những hủ tục phong kiến 24
    2.2. Phẩm chất tốt đẹp 30
    2.2.1. Lòng nhân hậu và đức hi sinh 30
    2.2.2. Niềm tin cuộc sống và khát khao hạnh phúc 33
    2.2.3. Ý thức phản kháng . 38
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 42 CHƯƠNG 3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
    NGHỆ THUẬT 44
    3.1. Nghệ thuật miêu tả . 44
    3.1.1. Miêu tả ngoại hình . 44
    3.1.2. Miêu tả hành động . 50
    3.1.3. Miêu tả cảnh vật 54
    3.2. Ngôn ngữ nhân vật 57
    3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại 58
    3.2.2 Ngôn ngữ độc thoại 62
    3.3. Giọng điệu . 64
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 68
    KẾT LUẬN 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 72 1
    MỞ DẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Từ lâu, chúng ta được
    tiếp xúc với các tác phẩm văn học Trung Quốc như: Vọng Lư sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ,
    Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lí Bạch, Mao ốc vị thu
    phong sở phá ca, Thu hứng của Đỗ Phủ, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Cố
    hương, Thuốc của Lỗ Tấn Và cái tên Lỗ Tấn đã trở nên rất gần gũi quen thuộc của
    nhiều thế hệ độc giả Việt Nam.
    Lỗ Tấn là một trong số không nhiều nhà văn có đề tài hấp dẫn độc giả bao thế
    hệ. Lỗ Tấn không chỉ là gương mặt tiêu biểu của văn học hiện đại Trung Hoa mà còn
    là nhà văn lớn của thế giới. Sáng tác của Lỗ Tấn đã góp phần giúp dân tộc mình thoát
    khỏi “liệt căn tính quốc dân” và trở thành đề tài lớn của nhiều nhà nghiên cứu văn học.
    Tìm hiểu về nhà văn Lỗ Tấn, chúng tôi nhận thấy đề tài người phụ nữ xuất hiện
    khá nhiều trong sáng tác của Lỗ Tấn, đặc biệt là qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và
    “Bàng hoàng”. Lỗ Tấn là nhà văn có cái nhìn tiến bộ về phụ nữ. Hình ảnh người phụ
    nữ hiện lên trong tác phẩm của ông đầy bi kịch nhưng cũng tiềm ẩn sức mạnh của sự
    phản kháng. Lỗ Tấn trân trọng, lên tiếng đòi quyền bình đẳng, tự do cho họ và gián
    tiếp chỉ ra con đường giải phóng phụ nữ cũng là để giải phóng nhân dân.
    Nghiên cứu đề tài “Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn”
    giúp chúng tôi nhận thức rõ hơn về hình ảnh người phụ nữ Trung Quốc nói chung và
    phụ nữ trong sáng tác của Lỗ Tấn nói riêng. Đề tài này sẽ là nguồn tư liệu phục vụ cho
    việc học tập và giảng dạy sau này. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu đề tài, người
    viết sẽ học tập ở Lỗ Tấn một tấm lòng cao cả, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, can đảm.
    Với tất cả những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Hình tượng nhân vật nữ
    trong truyện ngắn của Lỗ Tấn” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Chúng tôi hy vọng
    rằng đây sẽ là một tài liệu bổ ích giúp bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thế giới nhân vật vô
    cùng phong phú và hấp dẫn trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Đồng thời giúp cho độc giả
    cũng như bản thân người thực hiện đề tài thêm lòng kính yêu, quý trọng những tinh
    hoa nghệ thuật được chắt lọc từ cuộc đời và tâm huyết của nhà văn Lỗ Tấn, cũng từ đó
    việc học tập và nghiên cứu về Lỗ Tấn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
    2
    2. Lịch sử vấn đề
    Là nhà văn hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, Lỗ Tấn đã để lại cho dân tộc
    Trung Hoa nói riêng và nhân loại nói chung một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú,
    đặc biệt là truyện ngắn với hai tập truyện tiêu biểu Gào thét và Bàng hoàng. Với
    những giá trị vốn có của nó đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, nhận xét về
    truyện ngắn của ông và hầu như ở các công trình nghiên cứu đó đều có sự thống nhất
    đặt ông ở vị trí “bậc thầy của truyện ngắn”. Xem xét tình hình nghiên cứu truyện ngắn
    của Lỗ Tấn, có những công trình nghiên cứu giá trị nội dung, có công trình nghiên cứu
    nghệ thuật biểu hiện. Riêng về hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
    có một số công trình nghiên cứu đề cập đến nhưng chưa thực sự hệ thống, trong đó
    điển hình như:
    Trong Lỗ Tấn – Tác phẩm và tư liệu, Anh Đức đã nói lên cảm xúc của mình khi
    lần đầu tiên đọc Lễ cầu phúc. “Giữa cảnh tượng tưng bừng của lễ cầu phúc ấy, Lỗ Tấn
    dẫn ta tới gặp một người vô phúc nhất, là chị Tường Lâm, với cái câu hỏi rùng rợn
    của chị: Ông à ông là người có chữ nghĩa, tôi muốn hỏi một điều: con người ta chết
    rồi thì liệu còn linh hồn nữa không ông?” [17, 359]. Lỗ Tấn đã dành mối quan tâm đặc
    biệt đến những con người có số phận bất hạnh trong xã hội. Và qua đó ta hiểu được
    “bao trùm lên tất cả truyện ngắn Lỗ Tấn là tình yêu thương con người, là tinh thần
    nhân đạo và nhân bản thấm đậm nơi ông” [17, 356].
    Lương Duy Thứ trong Bài giảng Văn học Trung Quốc đã nhắc đến nỗi đau day dứt
    tâm hồn thím Tường Lâm cho đến khi chết có thể nói là “muốn làm nô lệ mà không
    được”. Trong giáo trình này, Lương Duy Thứ cũng đã khẳng định: “Lỗ Tấn đã nêu lên
    một vấn đề có ý nghĩa: yêu cầu giải phóng cá tính và tự do hôn nhân không thể giải quyết
    đơn độc và tách rời yêu cầu giải phóng xã hội. Cho nên, cô nữ sinh Tử Quân đã dũng cảm
    đứng lên đấu tranh giành tình yêu tự do và hôn nhân tự chủ” [18, 311].
    Trong Lỗ Tấn – Linh hồn dân tộc Trung Hoa hiện đại, Trần Lê Hoa Tranh cũng
    đã đi vào tìm hiểu bi kịch của người phụ nữ qua truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn. Ở
    công trình này, tác giả đã khẳng định bằng ngòi bút của mình Lỗ Tấn không ngần ngại
    hào hứng xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới của Trung Quốc tương lai độc lập, tự
    tin, không lệ thuộc vào người khác, có quyền làm chủ vận mệnh của mình. Trần Lê 3
    Hoa Tranh cũng nhận định về những người phụ nữ biết đấu tranh cho quyền lợi của
    mình: “Ái là người phụ nữ mạnh mẽ, đốp chát và triệt để. Cô quyết tâm đi tìm lẽ công
    bằng cho cuộc hôn nhân đã tan vỡ của mình. Cô là hình tượng phụ nữ đầu tiên của Lỗ
    Tấn dám đứng lên chống lại sự bất công, áp bức của lễ giáo phong kiến, sự đè nén vô
    nhân đạo, sự tôn vinh chế độ nam quyền” [19, 60]. Và cũng ở công trình này, tác giả
    Trần Lê Hoa Tranh tiếp tục nhấn mạnh về số phận bất hạnh của người nông dân trong
    đó có hình ảnh của người phụ nữ: “Hình ảnh chị Tư Thiền và chị Tường Lâm đều là
    chân dung những người phụ nữ nông dân bất hạnh nhất trong văn học hiện đại Trung
    Quốc: chồng chết, ở vậy nuôi con, con chết, họ cô đơn ngay giữa đồng loại của mình
    vì không tìm được sự cảm thông” [19, 59].
    Trong Lí luận văn học Mác – Lênin tập III, Phương Lựu cho rằng: “viết “Lễ
    cầu phúc”, nếu không liên hệ với mấy nghìn năm đen tối của thống trị phong kiến,
    vạch ra sự đàn áp của những thứ tôn pháp lễ giáo, đạo đức, mê tín trong chế độ phong
    kiến đối với người phụ nữ bình thường, mà chỉ căn cứ vào cuộc sống trước mắt, từ
    tình cảm bơ vơ của một người phụ nữ nghèo khổ, rồi viết những chuyện như chị Tường
    Lâm lo sợ, cúng tiền “quyên” ngạch cửa để chuộc tội, bị Lỗ Tấn khinh miệt thì dẫu
    có viết bi thảm hơn nữa, ý nghĩa câu chuyện nhất định cũng nghèo nàn” [8, 669]. Đọc
    một vài truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn, trước mắt người đọc hiện ra không phải chỉ
    là một vài mẫu đoạn nhỏ trong đời người, mà buộc chúng ta phải liên tưởng đến một
    giai đoạn lịch sử.
    Trong giáo trình Văn học thế giới tập 2, khi giới thiệu về tập Bàng hoàng tác
    giả có viết: “Hai loại nhân vật được chú ý khắc họa nhiều nhất ở trong tuyển tập này
    là phụ nữ và trí thức” [22, 235]. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra nhận xét: “Lễ cầu phúc và
    Ly hôn là hai tác phẩm xuất sắc của Lỗ Tấn viết về người phụ nữ nông thôn. Thím
    Tường Lâm cũng như cô Ái là những người phụ nữ nông dân vốn mạnh mẽ, khát khao
    hạnh phúc song cuối cùng đều chịu thất bại trước uy quyền của lễ giáo và pháp luật
    phong kiến” [22, 235]. Qua đó cho thấy, tác giả đã miêu tả hết sức sinh động những
    xung đột, mâu thuẫn của nhân dân và xã hội phong kiến, đồng thời nói lên không khí
    ngột ngạt của xã hội đương thời.
    Từ những tư liệu trên cho thấy, các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của
    Lỗ Tấn thì rất nhiều, tuy nhiên chúng tôi chưa nhận thấy một công trình nghiên cứu
    chuyên sâu và có hệ thống về hình tượng nhân vật nữ. Chúng tôi chọn đề tài “Hình 4
    tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn” để góp thêm tiếng nói vào việc
    nghiên cứu về nhà văn lỗi lạc này. Hi vọng khóa luận tốt nghiệp của chúng tôi sẽ đóng
    góp một hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu về truyện ngắn của Lỗ Tấn. Trong quá
    trình triển khai đề tài chúng tôi sẽ tiếp thu có chọn lọc ý kiến của các thế hệ đi trước.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Sáng tác của Lỗ Tấn rất phong phú và đa dạng. Do điều kiện nên chúng tôi chỉ
    khảo sát hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành đề tài này chúng tôi vận dụng phối hợp các phương pháp sau:
    4.1. Phương pháp lịch sử - xã hội
    Khi nghiên cứu văn học chúng ta cần phải đặt vấn đề nghiên cứu vào thời điểm
    mà hiện tượng văn chương đó ra đời và phát triển, xuất phát từ lịch sử - xã hội để khai
    thác những nội dung lịch sử - xã hội của tác phẩm văn học. Có như vậy mới đảm bảo
    tính khách quan khoa học, chống khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật và xuất phát
    từ lập trường phục vụ chính trị, phục vụ đấu tranh xã hội.
    4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
    Người viết sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu hình tượng nhân vật
    nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn với các nhà văn khác nhằm chỉ ra những điểm tương
    đồng cũng như sự sáng tạo, sự mới mẻ của Lỗ Tấn.
    4.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp
    Trên cơ sở những tư liệu đã được khảo sát, người viết tập trung đề cập vào
    những vấn đề cần thiết nhất, có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Để làm sáng rõ các
    luận điểm cần triển khai trong khóa luận, chúng tôi sẽ đi vào phân tích các dẫn chứng
    bằng một số tác phẩm tiêu biểu, sau đó tiến hành tổng hợp, khái quát và đi đến khẳng
    định vấn đề. Ngoài những phương pháp nêu trên, người viết còn sử dụng một số phương
    pháp bổ trợ khác như phương pháp khảo sát, phương pháp diễn dịch kết hợp quy nạp,
    phương pháp chứng minh luận điểm Những phương pháp này sẽ có tác dụng làm
    cho những vấn đề đưa ra sẽ được giải quyết một cách rõ ràng, sâu sắc hơn và hoàn
    thiện hơn.
    5. Đóng góp của khóa luận
    Qua khóa luận này, người viết muốn chỉ ra những đóng góp cũng như vị trí của
    Lỗ Tấn đối với nền văn học hiện đại Trung Quốc. Phân tích những đặc trưng hình
    tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của ông. Đồng thời đưa ra cách tiếp cận mới về
    nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn.
    Có được những đóng góp trên, khóa luận sẽ là một tài liệu bổ ích cho việc học
    tập, nghiên cứu và giảng dạy truyện ngắn của Lỗ Tấn ở Việt Nam.
    6. Bố cục khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc
    thành ba chương như sau:
    Chương 1: Giới thuyết chung
    Chương 2: Hình tượng nhân vật nữ thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về con người
    Chương 3: Hình tượng nhân vật nữ nhìn từ phương diện nghệ thuật
     
Đang tải...