Tiểu Luận Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra trong tiểu thuyết Hoàng đế

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    Tình yêu tự nó ẩn chứa một sức mạnh vô hình và mạnh mẽ, là nguồn cảm hứng vô bờ bến của những nhà nghệ sĩ chân chính. Đề tài tình yêu là muôn thuở, tồn tại song hành cùng thời gian. Chẳng thiếu những tác phẩm văn học, những bài ca, tranh vẽ ca ngợi vẻ đẹp bất tận của thứ được gọi là “tình yêu” ấy. Tùy từng thời kì mà nó được khoác lên mình bộ cánh khác nhau. Khi thì uyển chuyển nhẹ nhàng, thuớt tha và quyền quý, khi lại dân dã bộc trực, lúc lại quẫy đạp ngang tàng Tình yêu ẩn chứa những gam màu khác nhau, đẹp đẽ và thần kì. Và trong bất cứ thời đại nào, giai cấp nào, tình yêu cũng luôn ngự trị ở một vị trí quan trọng.
    Caesar, nhà chính trị, quân sự lỗi lạc thời kỳ cuối của nước Cộng hòa La Mã cổ, được tôn vinh là "Hoàng đế không ngai" của Đế chế La Mã, từng liên kết với Pompey, Crassus tạo thành "Liên minh tam hùng" nổi tiếng trong lịch sử La Mã. Caesar đã xây dựng một Đế quốc Trung ương tập quyền hùng mạnh. Đằng sau những hoạt động chính trị đó luôn thấp thoáng bóng dáng của những mỹ nhân, và mối tình đã tốn không ít bút mực của các nhà phê bình, nghiên cứu sau này chính là tình yêu của ông với nữ hoàng Ai Cập – Cleopatra.
    Cũng đã có nhiều tài liệu viết về Caesar và nữ hoàng Cleopatra cũng như tình yêu của hai người, tuy nhiên vẫn còn ở dạng chung chung, chưa khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Caesar và đặc biệt là đi sâu vào tìm hiểu mối tình chênh lệch tuổi tác của ông và nữ hoàng Ai Cập. Để có thể đưa ra cái nhìn cụ thể, rõ nét với văn học phương Tây, đặc biệt là văn học La Mã cổ đại, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra”, từ đó có thể nắm bắt được hình tượng nhân vật lịch sử trong thể loại tiểu thuyết.

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của hoàng đế Caesar và nữ hoàng Cleopatra
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tiểu thuyết “Hoàng đế Caesar”, NXB Lao động, 2009 và tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập”, NXB Văn học, 1999.
    3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Gaius Julius Caesar và Cleopatra là hai nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Đã có nhiều tài liệu ghi chép về họ, đặc biệt là về mối tình của hai người.
    Trong cuốn “Thập đại tùng thư – 10 đại tướng soái thế giới”, Lam Hồ, NXB Văn hóa Thông tin, 2005 đã đưa Gaius Julius Caesar vào danh sách mười đại tướng vĩ đại nhất của thế giới.
    Tiểu thuyết “hoàng đế Caesar”, NXB Lao động, 2009 đã xây dựng hình tượng nhân vật Caesar một cách rõ nét.
    Tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập”, NXB Văn học, 1999 đã phần nào khắc họa chân dung hoàng đế Ceasar năm 60 tuổi cho đến lúc cuối đời, và ghi lại rõ nét cuộc tình của ông với nữ hoàng Cleopatra.
    Với thời lượng hạn hẹp của một bài tiểu luận, trên cơ sở kế thừa, tổng hợp những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đó, hy vọng đề tài này mang đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể về “Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra”
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Phân tích hình tượng nhân vật Ceasar và mối tình của hoàng đế Caesar với nữ hoàng Cleopatra.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra”, người viết đã sử dụng nhiều phương pháp để phân tích, giải quyết vấn đề. Song, một số phương pháp được sử dụng chủ yếu là:
    - Phương pháp tiếp cận, hệ thống: tiếp cận tác phẩm, thống kê các bài viết, công trình nghiên cứu về hoàng đế Caesar và nữ hoàng Cleopatra cũng như mối tình giữa hai người.
    - Phương pháp phân tích – tổng hợp: trên cơ sở phân tích tác phẩm để rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    6. Đóng góp của đề tài
    Thực hiện đề tài này, thông qua hình tượng nhân vật Caesar và mối tình giữa Caesar và Cleopatra, người viết muốn phần nào phác thảo được hình tượng người anh hùng thời cố đại cũng như góp một cái nhìn về tiểu thuyết lịch sử phương Tây nói chung.
    7. Bố cục của đề tài
    Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài bao gồm 2 chương:
    Chương I : Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
    Chương II : Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...