Thạc Sĩ Hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của trần đăng khoa sau 1975

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Với dáng dấp hình chữ S xinh xinh, nhỏ nhắn nằm ở rìa phía Đông của
    bán đảo Đông Dương, Việt Nam ta được vùng biển Đông rộng lớn ôm trọn và
    bao bọc nên ngàn đời nay “đất liền” với “dân” với “biển đảo” gắn bó bên
    nhau chẳng thể tách rời.
    Biển, đảo Việt Nam luôn được nhắc đến như một phần máu thịt của
    dân tộc Việt, là đề tài không bao giờ vơi cạn của văn học bởi từ xưa đến nay,
    phần lãnh thổ thiêng liêng này gắn liền với số phận dân tộc. Hiện tại và tương
    lai, biển đảo càng quan trọng hơn với đất nước chúng ta. Từng hải lý biển,
    từng tấc đảo, Hoàng Sa, Trường Sa là máu, mồ hôi của ông cha để lại. Tổ
    quốc thân yêu đã và đang hướng ra biển lớn cùng những dự định hoành tráng
    cho tương lai. Người lính biển phải gánh gồng trách nhiệm giữ gìn biển đảo
    nặng nề hơn bao giờ hết. Nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn nước ta đã nối tiếp
    nhau, không nguôi nỗi niềm viết về tình yêu quê hương đất nước và hình
    tượng những người con luôn có mặt nơi tuyến đầu để bảo vệ và gìn giữ từng
    tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, từ những năm 60
    của thế kỉ trước, ở tuổi mới lên bảy lên tám, đã xuất hiện như là một “thần
    đồng thơ” và bước vào tuổi trưởng thành vẫn tiếp tục hành trình vươn tới
    những thành công mới, góp thêm tiếng nói của riêng mình vào mạch nguồn
    cảm xúc dào dạt ấy.
    Từ “góc sân” nhà em đến “khoảng trời” bao la của Tổ quốc, một trong
    những “vùng thẩm mĩ” nổi bật trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975
    đó là hình tượng người lính và biển đảo. Chùm thơ viết về biển đảo Trường
    Sa in trong tập Bên cửa sổ máy bay (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, năm 1985),
    và trong tập Thơ Trần Đăng Khoa tinh tuyển (Nhà xuất bản Lao Động), cùng
    với tập truyện ký Đảo chìm (Nhà xuất bản Lao Động) được tái bản nhiều lần,
    2

    đã biểu hiện một cách chân thực, xúc động và đầy sức ám ảnh tình yêu đất
    nước qua hình tượng người lính và biển đảo. Mặt khác, Biển Đông vẫn là một
    khu vực bất ổn và sự căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo
    tại khu vực khá nhạy cảm này đang diễn biến nguy hiểm. Là công dân Việt
    Nam không ai không hướng về biển, đảo. Ngay từ thời mở nước, trong truyền
    thuyết ngàn đời của dân tộc, có lẽ người đầu tiên sớm có "tầm nhìn biển đảo"
    là Cha Lạc Long Quân, khi ông quyết định dắt 50 người con xuôi về hướng
    biển để mở mang cõi bờ!
    Việc thực hiện đề tài “Hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác
    của Trần Đăng Khoa sau 1975” ngoài ý nghĩa phát hiện thêm những đóng góp
    của nhà thơ ở giai đoạn trưởng thành vào nền thơ ca và văn xuôi đương đại,
    chúng tôi h
    Đó là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài này.
    2. Lịch sử vấn đề
    Lịch sử vấn đề có vai trò hết sức quan trọng đối với những người làm
    công tác nghiên cứu khoa học, bởi nó là nền tảng, là cơ sở để chúng ta có thể
    tiến hành công việc nghiên cứu của mình. Hơn nữa từ kết quả đã đạt được
    giúp chúng ta nảy sinh ra ý tưởng mới, hấp dẫn hơn những công trình trước
    đó. Khi đi vào nghiên cứu lịch sử vấn đề của đề tài: “Hình tượng người lính
    và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975”. Chúng tôi tiến
    hành trên hai phương diện: Lịch sử các công trình nghiên cứu, nhận định về
    Trần Đăng Khoa và các công trình nghiên cứu có liên quan đến “Hình tượng
    người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975”
    Phương diện thứ nhất là những công trình nghiên cứu và những nhận
    định về Trần Đăng Khoa. Ông được mệnh danh là thần đồng thơ khi là một
    cậu bé 8 tuổi; có tập thơ đầu tay năm 10 tuổi. Trần Đăng Khoa là một “hiện
    tượng lạ” không chỉ làm sững sờ biết bao bạn đọc trong nước mà còn lan
    truyền sang nhiều nước trên thế giới. Người có công tìm hiểu và đưa Trần
    3

    Đăng Khoa đến với bạn đọc khắp thế giới là nhà thơ Xuân Diệu:“Tôi đã sung
    sướng hướng dẫn đoàn vô tuyến truyền hình Pháp về quay phim “Thế giới
    nhỏ của em Khoa” tại xã Quốc Tuấn - Hải Hưng; tôi còn là người đầu tiên
    dịch thơ Khoa ra tiếng Pháp đưa cho nữ đồng chí Madeline Riffaud (Mađơlen
    Riphô). Chị Riphô về đăng trên báo Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp; sau
    đó tôi lại dịch ra cả tập thơ Khoa Pháp văn, từ đó giới thiệu thơ Trần Đăng
    Khoa, dịch ra nhiều thứ tiếng trên nhiều thế giới. Tôi lại giúp nhà thơ Cuba
    FéLix Pila Rodriguez dịch ra tiếng Tây Ban Nha, và tôi đã bình hai bài thơ
    “Mưa” và “Em kể chuyện này” ở rất nhiều nơi trên miền Bắc, ở Sài Gòn và
    các thành thị ở phía Nam (1975 – 1976)”.
    Trong việc lưu trữ và phát triển sự nghiệp thơ ca nước nhà, cùng với sự
    tiến lên của công nghệ kỹ thuật nên tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc dễ
    dàng tiếp cận với những tác phẩm thơ ca. Chính vì thế ta có những cuốn sách
    in ấn rất đẹp và ghi chép cẩn thận tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần
    Đăng Khoa: Hội nhà văn -“Nhà văn Việt Nam hiên đại”, Ngô Văn Phú,
    Phong Vũ, Nguyễn Phan Hách -“Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX (tập 4)”, Thái
    Doãn Hiểu, Hoàng Liên -“Giai thoại nhà văn Việt Nam”, Trần Đăng Khoa -
    Chân Dung Và Đối Thoại, Trần Mạnh Thường -“Từ điển tác gia Việt Nam
    Thế kỉ XX”. Ngoài ra còn có một lượng thông tin vô cùng phong phú về cuộc
    đời, sự nghiệp và những cuộc phỏng vấn liên quan đến Trần Đăng Khoa trên
    mạng internet.
    Phương diện thứ hai là các nhận định, công trình nghiên cứu có liên
    quan đến hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng
    Khoa sau năm 1975:
    Đã có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn, nhà thơ viết về sáng tác
    của Trần Đăng Khoa. Phần lớn các bài viết tập trung chú ý tài năng thơ của
    Trần Đăng Khoa thời niên thiếu và Trần Đăng Khoa qua tập “Chân dung và
    4

    đối thoại”. Những bài viết về sáng tác Trần Đăng Khoa sau 1975 có số lượng
    không nhiều, cũng chưa có mấy bài đề cập đến hình tượng người lính và biển
    đảo; song nhìn chung đều có chung nhận xét như Trần Thiện Khanh:
    “Thơ Trần Đăng Khoa vẫn là một miền riêng, không trộn lẫn. Giống
    như ca khúc Trịnh Công Sơn, giai điệu bài hát khi cất lên, dù nghe ở đâu vẫn
    nhận ra chất nhạc của riêng một người Nhà văn chỉ có thể đóng góp cái gì
    đó cho nền văn học khi họ có cái gì đó của riêng mình. Trần Đăng Khoa có
    cái “tôi” của riêng mình trong thơ”.
    Trong “Mạn đàm quanh “Đảo chìm” do Phong Điệp thực hiện in trên
    Báo Văn nghệ trẻ số 175, đã ghi lại một số nhận định của các nhà văn như
    sau:
    - Nhà văn Nguyễn Khắc Trường nhận xét:
    Đây là tập sách hay, được viết trong một thời gian khá dài. Qua tập sách
    này càng chứng tỏ thêm về khả năng văn xuôi của Trần Đăng Khoa, mà năm
    ngoái, “Chân dung và đối thoại” đã nói lên điều đó. Hóm hỉnh và sắc sảo - có
    thể nói ngắn gọn về văn xuôi của Trần Đăng Khoa như vậy.
    - Nhà văn Lê Lựu thì cho rằng:
    Tất cả những truyện viết trong Đảo chìm, Khoa đã kể cho tôi nghe
    không dưới 10 lần (!), nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy có cái gì như mình mới
    khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần. Mà
    chuyện thì rõ ràng là đã nghe kể đến thuộc làu rồi.
    Theo tôi, phần Đảo chìm là phần thần bút, vì những chuyện thông
    thường, ai ra đảo cũng thấy thế hoặc không thấy thế mà tự nhiên có và vẫn thấy
    như là có thật. Ví dụ như chuyện ông tướng ngồi gác, mổ ruột thừa bằng panh
    sa lam có thể là Khoa bịa, nhưng vẫn chấp nhận được. Ý tưởng của tác phẩm
    đã vượt ra ngoài những chuyện cụ thể, tưởng như rất vụn vặt. Chính vì thế, nó
    có sức hấp dẫn đối với bạn đọc [3].
    - Nhà phê bình Ngô Vĩnh Bình cũng đánh giá rất cao Trần Đăng Khoa:
    5

    Trần Đăng Khoa có cái nhìn khác người, và đặc biệt là rất sâu sắc. Chính
    vì thế phần lớn các truyện trong “Đảo chìm” viết từ trước đây rất lâu (thậm chí
    15-20 năm) nhưng đến nay vẫn mang được tính thời sự của nó [3].
    Qua phần tìm hiểu những nhận định, ý kiến đánh giá phê bình chúng tôi
    nhận thấy rằng những bài viết đi sâu phân tích vào hình tượng người lính và
    biển đảo - một bình diện mới của thơ văn Trần Đăng Khoa sau 1975 lại không
    nhiều, còn tản mạn, chưa thành hệ thống.
    Vì vậy, tiếp thu và phát triển ý kiến của những người đi trước, chúng
    tôi chọn đề tài “Hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần
    Đăng Khoa sau 1975” làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng sự thành công của đề
    tài này sẽ là một trong những cơ sở và động lực để thúc đẩy tất cả chúng ta
    đến với công việc nghiên cứu về Trần Đăng Khoa nói chung và về hình tượng
    người lính và biển đảo trong sáng tác của ông sau năm 1975 nói riêng. Từ đó
    có cái nhìn đúng đắn và khách quan đối với những đóng góp của ông cho nền
    văn chương đương đại.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Khóa luận chỉ bước đầu tập trung nghiên cứu những nét nổi bật về hình
    tượng người lính và biển đảo trong những sáng tác của Trần Đăng Khoa sau
    năm 1975.
    Phạm vi nghiên cứu
    Chúng tôi sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu về hình tượng người lính và
    biển đảo trong những sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975 cụ thể là:
    - Tập thơ Bên cửa sổ máy bay, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội Nhà
    văn Việt Nam, năm 1985.
    - Tập truyện – kí Đảo chìm, Nhà xuất bản Lao Động.
    - Thơ Trần Đăng Khoa tinh tuyển, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, năm
    2001.
    6

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong bài viết này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
    chủ yếu:
    Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhằm tìm hiểu nghệ thuật khắc họa
    hình tượng người lính và biển đảo bằng cách tiếp cận hệ thống các sáng tác
    của Trần Đăng Khoa sau 1975 và các bài viết về sáng tác của Trần Đăng
    Khoa.
    Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm xây dựng hệ thống luận điểm,
    luận cứ, luận chứng hợp lý để từ đó phân tích và tổng hợp vấn đề.
    Phương pháp so sánh (đồng đại, lịch đại): Nhằm liên hệ, đối chiếu, so
    sánh những điểm giống và khác nhau giữa sáng tác của Trần Đăng Khoa và
    của một số các nhà thơ cùng thời. Qua đó để có cái nhìn đúng mức về tài
    năng, tâm hồn Trần Đăng Khoa và những đóng góp của ông cho nền văn học
    nước nhà.
    Phương pháp thống kê: Qua việc khảo sát, chúng tôi sẽ thống kê các
    hình ảnh, chi tiết được lặp lại nhiều lần nhằm tìm ra những nét riêng, nét độc
    đáo của tài năng Trần Đăng Khoa.
    5. Đóng góp của khóa luận
    Khóa luận tập trung tìm hiểu và phát hiện những nét nổi bật của “hình
    tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau năm
    1975”. Nhằm mục đích bước đầu chỉ ra những đóng góp của Trần Đăng Khoa
    với nền thơ ca Việt Nam, cụ thể là sau năm 1975. Đồng thời tìm hiểu để làm
    rõ hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa,
    khẳng định tài năng, phong cách riêng của thơ Trần Đăng Khoa, phát hiện
    được vẻ đẹp của tâm hồn không chỉ của nhà thơ mà còn của đất nước, của dân
    tộc.
    Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hy vọng đóng góp một chút công sức,
    là tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường.
    7

    6. Cấu trúc bài khóa luận
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần
    nội dung khóa luận gồm có ba chương:
    Chương I: Trần Đăng Khoa và những sáng tác sau năm 1975
    Chương II: Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người lính và biển đảo
    trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975
    Chương III: Nghệ thuật thể hiện hình tượng người lính và biển đảo trong
    sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975
     
Đang tải...