Luận Văn Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý do chọn đề tài
    Lòng yêu nước vốn là truyền thống tinh thần tốt đẹp bao đời của dân tộc
    Việt Nam. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh: “đó là thứ của quý, bấy lâu nay phải
    cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm nay nhờ cách mạng được đem ra trưng
    bày trong tủ kính, trong bình pha lê ”. [ 5 . 152 ]
    Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, nhiều thế hệ người cầm bút
    luôn hướng về quê hương, đất nước. Vì thế khi đất nước có giặc ngoại xâm, họ
    đã hăng hái lên đường tham gia vào công cuộc đấu tranh chung, để giải phóng
    dân tộc. Là chiến sĩ đồng thời cũng là thi sĩ, các nhà thơ quan niệm rằng: thơ ca
    là phải phục vụ cách mạng, phục vụ lý tưởng của Đảng. Cho nên mọi sự kiện,
    mọi vấn đề lớn nhỏ của đời sống cách mạng, thông qua trái tim nhạy cảm của các
    nhà thơ đều trở thành đề tài và khơi nguồn cảm hứng sáng tác. Những trang thơ
    thời chống Mỹ đã làm trỗi dậy trong chúng ta những cảm xúc tự hào về Tổ quốc
    và nhân dân anh hùng, càng thêm mến phục những con người quả cảm không tiếc
    xương máu hy sinh thân mình cho Tổ quốc được hồi sinh.
    Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khắc hoạ được nhiều hình tượng nổi
    bật như: hình tượng lãnh tụ, hình tượng người chiến sĩ, hình tượng nhân dân
    Trong đó, hình tượng đất nước là một “hình tượng đẹp đẽ được xây thành công
    vào loại bậc nhất” [ 19 . 96]. Như vậy có thể khẳng định: hình tượng đất nước
    trong thơ ca kháng chiến chống Mỹ giữ một vị trí, vai trò đáng kể và mang vẻ
    đẹp riêng của nó, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển có tính biện
    chứng của thơ ca truyền thống dân tộc. Tuy nhiên qua các công trình nghiên cứu
    về văn học thời kỳ chống Mỹ, hình tượng đất nước chỉ mới được đề cập đến chứ
    chưa trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên biệt.
    Đề tài này được thực hiện xuất phát từ yêu cầu bổ sung nguồn tư liệu còn
    khá tản mạn và hạn chế về thơ ca kháng chiến chống Mỹ nói chung và hình
    tượng đất nước nói riêng. Có thể nói so với số lượng tác phẩm, tuyển tập thơ ra
    đời khá đồ sộ thì tư liệu phê bình nghiên cứu về nó quá ít ỏi, không tương xứng,
    chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Việc nghiên cứu
    hình tượng đất nước trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không chỉ cung
    cấp thêm vốn tư liệu cần thiết cho tôi và các giáo viên Ngữ văn khác trong quá
    trình giảng dạy mà còn giúp tôi khám phá ra cái hay cái đẹp của hình tượng văn
    học, hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam trong những năm
    đau thương mà rất đỗi hào hùng. Qua đó sẽ giúp người đọc bồi dưỡng tình yêu
    quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc thêm sâu sắc. Và mỗi thế hệ thanh niên
    hôm nay sẽ bước tiếp con đường mà cha ông đã đi, đó là con đường xây dựng và
    bảo vệ Tổ quốc.
    Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ
    Trần Thị Thanh Tuyền 2
    II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca thời kỳ kháng
    chiến chống Mỹ, tuy nhiên mỗi công trình lại nghiên cứu một vấn đề khác nhau.
    Đề cập đến hình tượng đất nước, ta thấy có những công trình đáng lưu ý sau:
    1. Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945 - 1975) -
    Nguyễn Duy Bắc - NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội - 1998 : sách đã tập trung miêu
    tả hình tượng Tổ quốc qua các biểu trưng, mô típ được lặp lại và các hình ảnh
    tượng trưng khác vừa có tính chất truyền thống vừa có tính cách tân, đổi mới. Đó
    là các biểu trưng về Tổ quốc trong cái nhìn sinh thái - nhân văn, trong chiều sâu
    văn hóa lịch sử và trong hình ảnh nhân dân.
    Tổng kết, hệ thống hóa các biểu trưng của hình tượng Tổ quốc trong tác
    phẩm này, ta thấy trong tâm thức người Việt Nam, Tổ quốc là môi trường sinh
    thái của con người xét cả trong ý nghĩa xã hội lẫn ý nghĩa thiên nhiên. Tổ quốc,
    trước hết là làng quê, mái rạ, cánh đồng, bến sông, lũy tre, rộng ra là dòng sông,
    bầu trời, đất nước, là con đường nối các vùng quê, sâu hơn, Tổ quốc là môi
    trường văn hóa, là lịch sử, nhân dân, con người.
    Qua đây, hình tượng Tổ quốc được thể hiện mang nhiều sáng tạo mới. Tuy
    nhiên yếu tố truyền thống vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc sáng tạo hình
    tượng Tổ quốc của các nhà thơ, với những sắc thái và diện mạo quen thuộc. Đặc
    biệt trong tác phẩm này, hình tượng Tổ quốc được khám phá từ các tác phẩm thơ
    của cả hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
    2. Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 - Vũ Duy Thông
    - NXB giáo dục - 1998. Tác giả cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát
    về những biểu hiện của hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến. Đồng thời,
    tác giả cũng sử dụng những dẫn chứng cụ thể trong một số tác phẩm thơ của các
    nhà thơ tiêu biểu như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyên Hồng,
    Nguyễn Khoa Điềm để dẫn chứng, minh họa cho các nhận định của mình.
    Nhưng những nhận định của tác giả mang tính khái quát cho cả dòng thơ kháng
    chiến chứ không riêng cho thơ kháng chiến chống Mỹ.
    3. Lịch sử văn học Việt Nam tập 3 - Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) -
    NXB Đại học Sư phạm - 2002. Tác phẩm có nói đến hình ảnh đất nước trong thơ
    kháng chiến chống Mỹ nhưng chỉ đề cập thoáng qua. Bởi mục đích của tác giả
    khi viết cuốn giáo trình này nhằm khái quát đặc điểm của văn học, dựa trên sự
    hình thành các thể loại. Qua thành tựu, đóng góp của một số cây bút tiêu biểu, từ
    đó mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về diện mạo và quy luật phát
    triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
    4. Hình tượng đất nước trong thơ ca kháng chiến của Tố Hữu - khóa
    luận tốt nghiệp của sinh viên Huỳnh Ngọc Nguyên Hồng - Lớp DH2C1 - thực
    hiện năm 2005.
    Khoá luận đã đi sâu nghiên cứu, phân tích các tác phẩm thơ tiêu biểu trong
    5 tập thơ của Tố Hữu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Đồng thời
    đối chiếu, so sánh nội dung, nghệ thuật biểu hiện hình tượng đất nước trong các
    Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ
    Trần Thị Thanh Tuyền 3
    tác phẩm thơ của một số tác giả như: Phan Bội Châu, Tản Đà, Nguyễn Đình Thi,
    Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Bao
    Qua khoá luận, hình tượng đất nước đã hiện lên một cách sắc nét, sinh động
    giúp cho người đọc có cái nhìn rõ, sâu sắc hơn về nội dung biểu hiện và nghệ
    thuật xây dựng hình tượng đất nước trong thơ Tố Hữu. Khoá luận cũng góp phần
    khẳng định tài năng, vai trò của Tố Hữu đối với sự phát triển nền thơ ca cách
    mạng của dân tộc; giá trị của thơ ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp và
    chống Mỹ cũng như trong thời đại ngày nay.
    Mặc dù khoá luận đi sâu khám phá hình tượng đất nước trong các tác phẩm
    thơ của một thi sĩ từng được mệnh danh là “con chim đầu đàn” của thơ ca cách
    mạng Việt Nam nhưng chưa đủ để khái quát, nhận diện đầy đủ về đặc trưng của
    hình tượng đất nước trong thơ ca thời kỳ này.
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây tuy chưa đi sâu tìm hiểu
    biểu hiện của hình tượng đất nước, nhưng đều là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích
    và cần thiết cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận khoá luận này.
    III. Mục đích nghiên cứu
    Việc nghiên cứu hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ
    nhằm những mục đích sau :
    1.Khám phá những biểu hiện về nội dung và nghệ thuật xây dựng hình
    tượng đất nước. Qua đó khẳng định những đóng góp của thơ ca thời kỳ chống
    Mỹ.
    2. Bổ sung kiến thức về thơ kháng chiến chống Mỹ. Vận dụng kết quả
    nghiên cứu nhằm phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy.
    IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1. Đối tượng nghiên cứu: hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống
    Mỹ
    2. Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích hình
    tượng đất nước trong một số tác phẩm thơ tiêu biểu của giai đoạn này.
    V. Phương pháp nghiên cứu
    Nhìn chung, khi tiến hành nghiên cứu hình tượng đất nước trong thơ kháng
    chiến chống Mỹ tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
    1. Phương pháp hệ thống tư liệu
    Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại, sắp xếp những
    tác phẩm thơ theo từng phạm vi biểu hiện của hình tượng đất nước. Lựa chọn tác
    giả, những bài, đoạn thơ hay, phù hợp để làm dẫn chứng cho những nhận định
    nghiên cứu.
    Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ
    Trần Thị Thanh Tuyền 4
    2. Phương pháp phân tích tổng hợp
    Phân tích những câu thơ, đoạn thơ phù hợp để làm nổi bật những biểu hiện
    của hình tượng đất nước, làm sáng tỏ những nhận định nghiên cứu được trình bày
    trong khoá luận.
    VI. Cấu trúc khoá luận
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận gồm có 3 chương:
    Chương I: Khái quát về diện mạo và đặc điểm thơ thời kỳ kháng chiến
    chống Mỹ
    I. Diện mạo của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
    II. Những đặc điểm chính của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
    1. Thơ ca tập trung phản ánh hiện thực công cuộc đấu tranh của dân
    tộc
    2. Ý thức công dân, sự gắn bó của nhà thơ - người chiến sĩ với nhân
    dân, đất nước
    3. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
    Chương II : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ
    I. Đất nước vốn là những gì gần gũi thân quen
    1. Đất nước trong chiều sâu văn hoá, lịch sử
    2. Đất nước - làng quê hiền hoà, bình dị mến thương
    II. Đất nước trong đau thương máu lửa nhưng rất đỗi hào hùng
    1. Quân thù giày xéo quê hương
    2. Đất nước vùng lên quật khởi, kiên cường
    III. Đất nước tươi đẹp
    1. Đất nước đẹp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
    2. Đất nước đẹp trong chiến đấu và chiến thắng
    Chương III : Nghệ thuật xây dựng hình tượng đất nước
    I. Thể loại thơ
    1. Thơ tự do
    2. Trường ca
    II. Ngôn ngữ thơ
    1. Sự tiếp nhận các yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi
    2. Vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ
    III. Hình ảnh thơ
    1. Hình ảnh bà mẹ
    Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ
    Trần Thị Thanh Tuyền 5
    2. Hình ảnh màn đêm
    3. Hình ảnh ngọn đèn - ngọn lửa
    VII. Đóng góp của khoá luận
    1. Khóa luận giúp cho người đọc có cái nhìn hệ thống hơn về nội dung biểu
    hiện hình tượng đất nước trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
    2. Qua việc tìm hiểu nội dung khoá luận, người đọc sẽ bồi dưỡng tình yêu
    quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc thêm sâu sắc. Từ đó có ý thức tu
    dưỡng bản thân, sống có ích cho gia đình và xã hội để xứng đáng với truyền
    thống của cha ông. Đồng thời, khoá luận còn góp phần khẳng định vai trò to lớn
    của thơ ca kháng chiến chống Mỹ trong sự phát triển của văn học hiện đại nói
    riêng và nền văn hoá dân tộc nói chung.
    3. Trong chừng mực nào đó, khoá luận cũng đóng góp vào kho tài liệu của
    tổ bộ môn để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của thầy cô và sinh
    viên chuyên ngành Ngữ văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...