Luận Văn Hình thức và động cơ đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hình thức và động cơ đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho Việt Nam Quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ. Một trong những xu thế tất yếu trong quá trình đó là đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài mang lại lợi ích cho cả nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư. Để thực hiện đầu tư ra nước ngoài, nước chủ đầu tư cần phải có đủ tiềm lực về tài chính cũng như công nghệ. Vì vậy, ở giai đoạn đầu của quá trình toàn cầu hóa, nước chủ đầu tư thông thường là những nước phát triển, còn nước nhận đầu tư đa phần là nước đang phát triển bởi những nước này có lợi thế chi phí nhân công và giá nguyên vật liệu rẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dường như xu hướng đó không còn tồn tại bởi lẽ các doanh nghiệp của các nước đang phát triển trở nên năng động trong việc tìm kiếm thị trường nước ngoài và những lợi thế mà họ không thể t́m thấy ở trong nước. Vì lý do đó mà các dòng vốn đầu tư trực tiếp từ các nước đang phát triển ra bên ngoài ngày một tăng mạnh và đóng góp một phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của các nước này, trong đó Ấn Độ là một trong những ví dụ điển hình. Ấn Độ ban đầu cũng là nước thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, một giai đoạn sau dòng vốn đầu tư chảy ra nước ngoài của nước này tăng lên một cách đáng kinh ngạc.
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Ấn Độ
    Chương 2: Phân tích hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ
    Chương 3: Bài học cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
     
Đang tải...