Luận Văn Hình thức huy động vốn của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    46 trang

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU


    PHẦN I - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NHTM


    I-/ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


    II-/ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    1- Chức năng trung gian tín dụng

    2- Chức năng trung gian thanh toán

    3- Chức năng tạo tiền


    III-/ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    1-/ Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại:

    2-/ Kết cấu nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

    2.1 - Nguồn vốn tự có

    2.2 - Nguồn vốn huy động.

    2.3 - Nguồn vốn đi vay.

    2.4 - Vốn tiếp nhận:

    2.5 - Các loại vốn khác.


    PHẦN II - CÁC GIẢI PHÁP TẠO LẬP NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NHTM Ở VIỆT NAM


    I-/ TẠO LẬP VỐN TỰ CÓ.


    II-/ TẠO LẬP VỐN QUA HUY ĐỘNG TIỀN GỬI.

    1-/ Tiền gửi không kỳ hạn.

    2-/ Tiền gửi có kỳ hạn

    3-/ Tiền gửi tiết kiệm.


    III-/ TẠO LẬP VỐN QUA ĐI VAY.

    1-/ Vay của Ngân hàng Trung ương.

    2-/ Vay trên thị trường qua phát hành các chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu.

    3-/ Vay từ các tổ chức tín dụng khác.

    4-/ Vay nước ngoài.


    IV-/ CÁC HÌNH THỨC TẠO LẬP VỐN KINH DOANH KHÁC.

    1-/ Nâng cao hệu quả nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

    2-/ Khai thác nguồn vốn từ những người Việt Nam đang làm ăn sinh số ở nước ngoài.

    3-/ Huy động vàng trong dân cư.

    4-/ Từ các hoạt động uỷ thác


    PHẦN III - QUẢN LÝ VIỆC TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

    I-/ CÂN ĐỐI VIỆC TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG NTGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

    II-/ KẾ HOẠCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ VỐN CỦA NHTM :

    LỜI KẾT LUẬN




    LỜI NÓI ĐẦU

    Trên con đường đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước có nền kinh tế phát triển cùng hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, hoà nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, hoà nhập với xu thế quốc tế hoá trong thời đại mới. Có thể nói vốn chính là nguồn lực đầu tiên và cơ bản cho việc thực hiện mục tiêu đó, và NHTM sẽ là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh và cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung. Bằng vốn huy động từ những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội và thông qua nghiệp vụ tín dụng, NHTM đã cung cấp vốn cho các hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Là cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường và tạo cho doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.

    Bên cạnh đó, NHTM còn là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế bởi lẽ khoản tiền gửi mà NHTM có thể tạo được là một trong các bộ phận chủ yếu của khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông.

    Cùng với các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối, thông qua các hoạt động thanh toán, quan hệ tín dụng, buôn bán ngoại hối với các ngân hàng nước ngoài, NHTM đã tạo ra sự giao lưu kinh tế -xã hội giữa các quốc gia và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này.

    Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Với tư cách là một sinh viên khoa Ngân Hàng – Tài chính, nhận thức được vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế thị trường, em xin trình bày một số hiểu biết của mình về NHTM trong việc huy động vốn theo các kênh dẫn khác nhau qua đề án: "Hình thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường”.

    Do trình độ và thời gian hạn hẹp, bài viết chỉ chủ yếu dựa trên phương diện lý thuyết và tiếp cận vấn đề ở một mức độ nào đó. Rất mong được sự góp ý và nhận xét của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn PGS – TS Lưu Thị Hương, trưởng bộ môn TCDN, khoa Ngân Hàng – Tài chính đã tận tình hướng dãn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...