Luận Văn Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    1. Lí do chọn đề tài 1


    2. Phạm vi của đề tài .2


    3. Phương pháp nghiên cứu .2


    4. Kết cấu của đề tài 3


    Chương 1: KHÁT QUÁT CHUNG VÈ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG DẨN sự


    1.1. Khái niệm hình thức họp đồng dân sự .4


    1.2. Lược sử phát triển pháp luật về hình thức hợp đồng dân sự 6


    1.2.1. Hình thức hợp đồng trong luật La Mã 6


    1.2.2. Hình thức hợp đồng trong luật cổ Việt Nam 8


    1.2.2.1. Thời nhà Lê 8


    1.2.2.2. Thời nhà Nguyễn 9


    1.2.3. Hình thức hợp đồng trong luật cận đại Việt Nam .10


    1.2.4. Hình thức hợp đồng trong luật Việt Nam hiện đại 11


    1.2.4.1. Giai đoạn từ sau năm 1945 đến những năm 1980 11


    1.2.4.2. Giai đoạn từ những năm 1980 đến nay 11


    1.3. Chế định pháp lý về hình thức của hợp đồng dân sự .12


    1.3.1. Hình thức hợp đồng theo quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 . 13


    1.3.2. Hình thức hợp đồng theo quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 . 14


    1.4. Tầm quan trọng của các quy định về hình thức họp đồng dân sự 16


    CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ HỆ QUẢ VIỆC VI PHẠM VÈ HÌNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH


    2.1. Các loại hình thức hợp đồng dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành 20


    2.1.1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói 21


    2.1.2. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể 21

    2.1.3. Hình thức hợp đồng bằng văn bản .22


    2.2. Thòi điểm có hiệu lực của họp đồng liên quan đến hình thức hợp đồng 27


    2.2.1. Khái niệm thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 27


    2.2.2. Thời điểm có hiệu lực của các loại hợp đồng liên quan đến hình thức 28


    2.2.2.1. Thời điểm có hiệu lực của họp đồng ưng thuận .28


    2.2.22. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thực tại .30


    2.2.2.3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trọng thức 30


    2.2.3. Ý nghĩa việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 33


    2.3. Hệ quả pháp lý của họp đồng do vi phạm về hình thức 33


    2.3.1. Vi phạm về hình thức dẫn đến họp đồng vô hiệu 34


    2.3.2. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức .36


    2.3.3. Tòa án ấn định thời hạn để các bên lập lại họp đồng theo đúng hình thức quy định .37


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ


    3.1. Một sổ bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành vè hình thức họp đồng dân sự 40


    3.1.1. Vấn đề hình thức hợp đồng được quy định tại các Điều 122, 124, 401 BLDS 2005 . 40


    3.1.2. Hình thức hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 401 còn dài dòng, và chưa linh hoạt .41


    3.1.3. Quy định về hình thức bắt buộc của hợp đồng tại khoản 2 Điều 401 còn thiếu sót và chưa nhất quán 43


    3.1.4. Qui định về cách thức giải quyết hậu quả pháp lý của các họp đồng bị vi phạm về hình thức còn nhiều bất cập 45


    3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định hiện hành về hình thức họp đồng 49


    3.2.1. Sửa đổi, bổ sung qui định tại khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 .49

    .2.2. Sửa đổi, bổ sung qui định tại khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 .50


    3.2.3. Bỏ đoạn 2 khoản 2 Điều 401 và bổ sung qui định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định . 51


    3.2.4. Giải quyết hậu quả pháp lý của họp đồng vi phạm hình thức 52
    Kết luận

    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cũng như trong cuộc sống hàng ngày một yếu tố không thể thiếu được là phải có giao lưu dân sự, đó là sự chuyển giao tài sản, quyền tài sản hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó giữa người này với người khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa pháp nhân này với pháp nhân khác. Sự giao lưu dân sự đó thường được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở đó pháp luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Sự thỏa thuận đó gọi là hợp đồng. Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, cơ sở đầu tiên để hình thành một hợp đồng dân sự là việc thỏa thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên. Tuy nhiên hợp đồng chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí các bên phù hợp với quy định của nhà nước, trong đó có các quy định về hình thức của hợp đồng. Với mục đích đi sâu tìm hiểu về các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tế về hình thức của hợp đồng dân sự, em xin lựa chọn đề tài: “ Hình thức của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn” để làm đề tài nghiên cứu của Luận vãn.


    Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã cố gắng rất nhiều, cùng với sự chỉ dẫn của thầy hướng dẫn Luận vãn. Bên cạnh đó, em có tham khảo một số luận văn của các bạn khóa trước. Song với trình độ hiểu biết vấn đề còn hạn chế nên bài viết khó thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong có thể nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô cũng như các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn rất nhiều!


    1. Lí do chọn đề tài


    Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Hợp đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội. Hơn nữa, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đang trên đà hội nhập nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Chừng nào pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng dân sự nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội thì chừng đó Việt Nam vẫn còn đứng ngoài sự phát triển chung của thể giới. Các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Tuy nhiên, cho dù pháp luật về hợp đồng có phát triển đến đâu chăng nữa thì sự tồn tại của hợp đồng không thể tách rời hình thức hợp đồng. Hình thức là yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, là phương tiện thể hiện ý chí của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng, là một trong những căn cứ xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, là bằng chứng khách quan chứng minh cho sự tồn tại của hợp đồng . Pháp luật hợp đồng hiện hành ở nước ta, vấn đề hình thức hợp đồng ngày càng được khẳng định và hoàn thiện cùng với sự phát triển của chế định hợp đồng dân sự. Nhận thức đúng về mức độ ảnh hưởng của hình thức họp đồng đối với quan hệ pháp luật về hợp đồng là rất quan trọng như: Quan trọng trong việc xây dựng các quy định pháp luật về hình thức họp đồng; Các quy định của hợp đồng vi phạm về hình thức; Tạo cơ sở lý luận giải thích và áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp và nêu lên những mặt còn hạn chế về hình thức của hợp đồng . Chính vì những lý do trên mà người viết chọn đề tài: “ Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thức tiễn”, để tìm hiểu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành với mong muốn góp phần hoàn thiện các vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với các quy định về hình thức hợp đồng dân sự.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài “ Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn”, người viết tập trung đưa ra những khái niệm chung và những vấn đề lí luận liên quan đến hình thức của hợp đồng theo khoa học pháp lí, pháp luật của Việt Nam. Bên cạnh đó đề tài phân tích những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 và nhiều vãn bản luật, vãn bản quy phạm pháp luật khác.


    3. Phương pháp nghiên cứu


    Để hoàn thành luận vãn, trong quá trình nghiên cứu người viết sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: chứng minh, tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích quy phạm được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lí và rõ ràng nhất. Phương pháp tổng hợp thống kê, sưu tầm tài liệu. Đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà nghiên cứu, các tập chí chuyên ngành về vấn đề nghiên cứu và những Vấn đề có liên quan.


    4. Kết cấu của đề tài


    Đề tài “ Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn” gồm có: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của đề tài được chia làm ba chương như sau:


    - Chương 1: Khái quát chung về hình thức hợp đồng dân sự.


    - Chương 2: Hình thức của hợp đồng dân sự và hệ quả việc vi phạm về hình thức theo pháp luật Việt Nam hiện hành.


    - Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện hình thức của hợp đồng dân sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...