Tiểu Luận Hình thức hoạt động của 1 ngân hàng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hình thức hoạt động của 1 ngân hàng


    I. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán. Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh.
    Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng ngày nay đang phải chịu những sức ép rất lớn: Một mặt phải đáp ứng các mục tiêu của cổ đông, nhân viên, người gửi tiền và các khách hàng vay vốn; mặt khác lại phải đảm bảo yêu cầu của các nhà quản lý và sự lành mạnh của danh mục vay vốn, đầu tư cũng như của chính sách hoạt động mà ngân hàng đề ra. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các tổ chức ngân hàng, ngày nay có nhiều ngân hàng phải viện tới thị trường tiền tệ và thị trường vốn để tăng cường khả năng huy động vốn thông qua việc bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ nợ ngắn hạn. Trong nhiều trường hợp, thị trường địa phương không thể cung cấp đủ vốn (chủ yếu là dưới hình thức tiền gửi) để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về tín dụng và các dịch vụ mới. Tuy nhiên việc ngân hàng ra nhập thị trường mở để huy động thêm vốn cũng có nghĩa là các bản báo cáo tài chính của ngân hàng được giới đầu tư và công chúng xem xét kỹ lưỡng. Thực tế này đã tạo ra một sức ép lớn đối với hội đồng quản trị trong việc đặt ra và đạt được các mục tiêu trong hoạt động ngân hàng.
    Bên cạnh xu hướng trên, sự cạnh tranh đối với các khoản vay truyền thống của ngân hàng và tiền gửi của khách hàng cũng gia tăng một cách mạnh mẽ, rất nhiều Công ty lớn - là những khách hàng vay vốn lớn nhất và tốt nhất của ngân hàng những năm gần đây đã từ bỏ hệ thống ngân hàng để tự huy động vốn, hoặc trực tiếp từ thị trường mở, hoặc thông qua các tổ chức phi ngân hàng (như các Công ty chứng khoán và Công ty tài chính). Sự thay đổi cơ cấu đó chẳng những làm giảm doanh thu ngân hàng mà còn đưa tới sự dịch chuyển trong cơ cấu danh mục cho vay trong đó các món cho vay lớn, chất lượng cao giảm dần và các khoản cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ chất lượng thấp, rủi ro cao lại tăng dần.
    Các ngân hàng buộc phải thường xuyên đánh giá lại chính sách huy động vốn và cho vay, xem xét lại các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng, đánh giá mối quan hệ giữa thu nhập và rủi ro trong môi trường cạnh tranh mới này. Ngoài ra một vấn đề nữa cũng cần được nhắc tới là sự phá sản của ngân hàng. Nhiều trường hợp ngân hàng phá sản có liên quan tới những sai lầm trong hoạt động quản lý, do lừa đảo hoặc do sự bất ổn định trong nền kinh tế. Điều này đòi hỏi những tiêu chuẩn mới trong hoạt động quản trị ngân hàng.
    Hoạt động quan trọng nhất đối với bất kỳ ngân hàng nào - khả năng sinh lợi và rủi ro. Về bản chất, ngân hàng thương mại cũng đơn giản chỉ là một tập đoàn kinh doanh được tổ chức vì mục tiêu tối đa hoá giá trị của cổ đông với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Sự gia tăng đột ngột về các vụ phá sản của ngân hàng trên toàn thế giới gần đây cho thấy rằng mục tiêu đối đa hhoá lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận là không dễ gì đạt được. Việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kế hoạch hoá và hiệu quả kiểm soát. Muốn vậy các nhà điều hành ngân hàng phải thường xuyên đánh giá hoạt động của ngân hàng thông qua các báo cáo tài chính - đặc biệt là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập
     
Đang tải...