Tiểu Luận Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thừa kế tài sản là một quan hệ pháp luật dân sự vừa mang tính đạo lý truyền thống vừa mang tính lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào tài sản thừa kế cũng thuần tuý mang tính lợi ích kinh tế, nó còn ẩn chứa trong đó những giá trị tinh thần mà sự cao thấp còn do quan niệm và tình cảm của mỗi người thừa kế đối với người để lại di sản. Chính vì vậy, việc thừa kế tài sản trong thực tiễn diễn biến rất phức tạp.

    Pháp luật dân sự quy định việc thừa kế tào sản có thể thực hiện theo luật hoặc theo di chúc. Di chúc là sự bày tỏ ý chí của người để lại di sản nhằm định đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình cho một hoặc nhiều người sau khi người đó chết. Bộ Luật Dân sự Việt Nam giành cả một Chương (Chương XXIII) với 28 Điều (từ Điều 646 đến 673) quy định về thừa kế theo di chúc. Trong đó, có quy định về hình thức di chúc. Mặc dù đã có các quy định về hình thức di chúc nhưng vấn đề hình thức di chúc vẫn còn nhiều điểm gây tranh luận cả về lý luận lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...