Luận Văn Hình thành và phát triển thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đặt vấn đề
    Trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước
    ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp tạo môi trường thuận lợi cho
    các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N). Đến
    nay, số lượng các DNV&N đã chiếm tới 80% trên tổng số các doanh nghiệp và
    đóng góp cho nền kinh tế đạt giá trị khoảng 28%GDP trong cả nước. Để hoạt
    động, các DNV&N đã huy động vốn một phần thông qua các tổ chức tài chính,
    ngân hàng và một phần lớn từ thị trường tài chính phi chính thức. Một trong
    những nguyên nhân của tình trạng trên là cho đến nay thị trường chứng khoán
    (TTCK) Việt Nam mới chỉ đáp ứng yêu cầu ban đầu của việc luân chuyển và
    huy động vốn cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có quy mô
    vừa, nhưng vẫn chưa có một TTCK cho các DNV&N. Do đó, cũng chưa có một
    TTCK để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể mua bán các loại cổ phiếu
    của các DNV&N. Chính vì vậy, trong thời gian tới xây dựng và phát triển TTCK
    cho các DNV&N là thực sự cần thiết. Việc xây dựng và phát triển TTCK cho
    các DNV&N sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của TTCK Việt Nam.
    Sau một thời gian nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu qua sách, báo tạp chí, tôi
    quyết định chọn vấn đề “Hình thành và phát triển thị trường chứng khoán cho
    các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” làm đề tài cho Luận án tiến sỹ của
    mình.
    2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
    Trên thế giới TTCK đã phát triển từ rất lâu và đã có rất nhiều công trình
    nghiên cứu về TTCK dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay ở
    Việt Nam TTCK vẫn là vấn đề khá mới mẻ và chưa có công trình nghiên cứu
    nào đề cập một cách toàn diện và chuyên sâu về TTCK cho các DNV&N trong
    điều kiện Việt Nam.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết chung về TTCK và TTCK cho các DNV&N,
    đồng thời ứng dụng lý thuyết chi phí giao dịch và lý thuyết thông tin không cân
    xứng để làm rõ thêm bản chất và cấu trúc của TTCK.
    Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng TTCK nói chung và TTCK cho các
    DNV&N trên thế giới (thị trường OTC cho các DNV&N), qua đó rút ra những
    kinh nghiệm và bài học có thể áp dụng cho TTCK ở Việt Nam.
    Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán và thực trạng các
    DNV&N ở Việt Nam.
    Xây dựng mô hình TTCK cho các DNV&N, từ đó đưa ra những giải pháp
    để xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán cho các DNV&N ở Việt Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của luận án
    Luận án tập trung chủ yếu vào xây dựng mô hình TTCK cho các DNV&N
    với điều kiện của Việt Nam, không đi sâu vào nghiên cứu hoạt động của TTCK
    2
    cũng như các quy trình nghiệp vụ cụ thể giúp cho công tác quản lý và điều hành
    TTCK ở Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp được sử dụng để hoàn thành luận án bao gồm: phương
    pháp phỏng vấn, phương pháp lý thuyết mô hình, phương pháp so sánh đối chiếu
    (chọn và lấy bài học kinh nghiệm thực tế của một số nước phát triển, một số
    nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới làm cơ sở so sánh), phương pháp
    khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin (báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo
    khoa học . và mạng Internet).
    6. Những đóng góp mới của luận án
    Thứ nhất, khẳng định bản chất của TTCK là một thể chế kinh tế được hình
    thành và tồn tại dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí giao dịch. Kết luận này được
    đưa ra dựa trên cơ sở ứng dụng lý thuyết chi phí giao dịch và lý thuyết thông tin
    không cân xứng vào phân tích TTCK.
    Thứ hai, tổng kết thành sơ đồ mô hình tổ chức TTCK với mối quan hệ
    giữa các thành phần đó là quan hệ giao dịch và quan hệ quản lý. Mô hình này
    được khái quát dựa trên cơ sở lý thuyết và kết hợp với kinh nghiệm xây dựng mô
    hình tổ chức TTCK của các nước trên thế giới.
    Thứ ba, khẳng định việc chọn loại hình thị trường phi tập trung là một lựa
    chọn tối ưu khi xây dựng TTCK cho các DNV&N. Các doanh nghiệp luôn hoạt
    động theo nguyên tắc tiết kiệm chi phí, bao gồm cả chi phí giao dịch. Các
    DNV&N khi tham gia TTCK phi tập trung sẽ có chi phí giao dịch thấp hơn
    trong hoạt động tài chính.
    Thứ tư, tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng TTCK
    nói chung và thị trường chứng khoán cho các DNV&N của các nước trên thế
    giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam.
    Thứ năm, xây dựng mô hình TTCK cho các DNV&N, có tính khả thi cao,
    theo từng giai đoạn và từng bước phát triển từ nhỏ đến lớn phù hợp với điều kiện
    kinh tế của Việt Nam.
    Thứ sáu, đề xuất các giải pháp đồng bộ để xây dựng và phát triển TTCK
    cho các DNV&N ở Việt Nam.
    7. Bố cục của luận án
    Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh
    mục các công trình đã công bố của tác giả và các phụ lục, luận án được kết cấu
    thành 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp vừa và
    nhỏ
    Chương 2. Thực trạng và nhu cầu xây dựng thị trường chứng khoán cho các
    doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
    Chương 3. Xây dựng mô hình và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán
    cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...