Luận Văn Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành toán hệ cao đẳng sư phạm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý do chọn đề tài: Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng Cộng
    sản Việt Nam khoá VIII chỉ rõ: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc
    phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng
    bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,
    bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại
    học .".
    Điều 40 của Luật Giáo dục (công bố ngày 27/ 6 /2005), ghi rõ: "Phương pháp đào
    tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong
    học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng
    thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng" [2,
    tr. 32]
    Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (theo Quyết định số 201/2001/ QĐ-
    TTg), tại mục 5.2 ghi rõ: "Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc
    truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư
    duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận
    thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực
    của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá
    trình học tập, ."
    HĐHT của SV ở các trường đại học và cao đẳng ngày nay được diễn ra trong
    những điều kiện hết sức mới mẻ. Sự hình thành xã hội thông tin trong nền kinh tế tri thức
    đang tạo điều kiện nhưng đồng thời gây sức ép lớn đối với người học, đòi hỏi SV phải có
    sự thay đổi lớn trong việc định hướng, lựa chọn thông tin cũng như phương pháp tiếp
    nhận, xử lý, vận dụng thông tin. Trong hoàn cảnh ấy, tri thức mà SV tiếp nhận được thông
    qua bài giảng của GV trên lớp trở nên ít ỏi. SV đang có xu hướng vượt ra khỏi bài giảng ở
    lớp để tìm kiếm, mở rộng, đào sâu tri thức từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy, tự
    học ở các trường đại học, cao đẳng trở nên phổ biến và trở thành một tính chất đặc trưng
    trong giảng dạy của GV ngày nay. Tự học sẽ trở thành mục tiêu, động lực, phương thức
    đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng để có thể đào tạo ra những con người lao động
    sáng tạo, năng động, tự chủ, độc lập để có khả năng học tập liên tục, suốt đời.
    Về mặt lý luận, hoạt động tự học có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra chất
    lượng và hiệu quả của QTDH. Hình thành và phát triển NLTH, tự nghiên cứu cho SV
    chính là khâu then chốt để tạo ra "nội lực" nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
    học. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV, đặc biệt là SV trong
    các trường CĐSP vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, việc
    hình thành và phát triển NLTH, tự nghiên cứu cho SV trở thành một yêu cầu cấp bách,
    một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác đào tạo giáo viên THCS ở trường
    CĐSP, ĐHSP.
    Việc chọn đề tài này là nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về hệ thống kỹ
    năng tự học, tự nghiên cứu, xác lập các biện pháp, quy trình rèn luyện thông qua việc đổi
    mới PPDH Toán trong các trường CĐSP vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó hình
    thành và phát triển NLTH cho SV.
    II Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu việc đổi mới PPDH ở trường CĐSP để rèn
    luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho SV, trên cơ sở đó mà hình thành, phát triển
    NLTH, tự nghiên cứu cho SV ngành Toán hệ CĐSP vùng đồng bằng sông Cửu Long,
    nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán và ĐTGV Toán THCS.
    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2
    Đối tượng nghiên cứu là lý luận dạy học Toán hệ CĐSP, NLTH của sinh viên Toán
    hệ CĐSP. Phạm vi nghiên cứu là SV ngành Toán hệ CĐSP ở các trường CĐSP vùng đồng
    bằng sông Cửu Long thông qua một số môn học chuyên ngành
    IV. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho
    sinh viên và xây dựng quy trình lên lớp nhằm hình thành và phát triển được năng lực tự học,
    tự nghiên cứu cho sinh viên ngành toán hệ CĐSP thì sẽ tạo được thói quen tự học, tự nghiên
    cứu cho họ trong suốt quá trình học tập và sẽ nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Toán
    THCS.
    V. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đề ra, phải thực hiện được những
    nhiệm vụ sau:
    5.1. Nghiên cứu lý luận dạy học đại học liên quan đến việc hình thành và phát triển
    NLTH cho SV.
    5.2. Nghiên cứu mục tiêu và nhiệm vụ ĐTGV THCS đáp ứng các yêu cầu về đào tạo
    nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phục vụ cho việc đổi mới
    chương trình và sách giáo khoa.
    5.3. Tìm hiểu thực trạng về Dạy – Tự học môn Toán, phương pháp dạy học Toán,
    thực hành sư phạm Toán trong các trường CĐSP vùng đồng bằng sông Cửu Long
    5.4. Xây dựng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho SV,
    trong đó quan tâm đến sự hỗ trợ của máy vi tính
    5.5. Xây dựng quy trình lên lớp nhằm hình thành phát triển năng lực tự học cho SV.
    5.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
    VI. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương
    pháp chủ yếu sau:
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng
    và Nhà nước; Nghiên cứu tài liệu về tâm lý học, lý luận dạy học đại học liên quan đến vấn
    đề nghiên cứu
    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, điều tra (cán bộ quản lý, GV, SV);
    Phỏng vấn trao đổi (chuyên gia, cán bộ quản lý, GV, SV); Nghiên cứu sản phẩm (bài làm,
    bài nghiên cứu, . của SV)
    6.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tổ chức giảng dạy thực nghiệm; Khai
    thác thành tựu của công nghệ thông tin vào dạy học; Thực nghiệm sư phạm
    6.4. Các phương pháp bổ trợ: Phân tích hệ thống; Dự báo .
    6.5. Thống kê toán: Sử dụng trong đánh giá số liệu thu thập được trong điều tra
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...