Đồ Án Hình thành và phát triển năng lực hợp tác làm việc của học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp d

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hình thành và phát triển năng lực hợp tác làm việc của học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học phần hoá học vô cơ lớp 12 –THPT nâng cao

    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lư do chọn đề tài
    Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta, đổi mới nền giáo dục là một trong những trọng tâm của sự phát triển. Công cuộc đổi mới này đ̣i hỏi nhà trường phải tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đă được Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII ghi rơ:
    "Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội, có đạo đức trong sáng, có ư chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ ǵn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt nam, có ư thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xă hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ".
    Đối với giáo dục ở bậc trung học phổ thông, chúng ta đó cú sự đổi mới to lớn về chương tŕnh đào tạo đú chớnh là sự ra đời của bộ sách giáo khoa mới với nội dung và h́nh thức thể hiện mới. Chính v́ thế mà yêu cầu đổi mới PPDH cũng là một vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục. Định hướng dạy học tích cực là một định hướng quan trọng đă được nước ta lựa chọn cho việc đổi mới PPDH và đă được vận dụng trong việc đổi mới nhiều PPDH cụ thể khác nhau.
    Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào PPDH được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tuỳ thuộc vào PPDH cụ thể trong dạy học th́ kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức sự phát triển của trí tuệ cựng cỏc kĩ năng tư duy, phương pháp nhận thức, giáo dục đạo đức và sự chuyển biến thái độ hành vi.
    Như vậy các PPDH phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh có sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh theo cá nhân hoặc học hợp tác theo nhóm sẽ góp phần h́nh thành phương pháp và nhu cầu tự học, học lẫn nhau từ đó tạo được niềm vui và hứng thú trong học tập của học sinh.
    Học hợp tác theo nhóm là một PPDH tích cực đă được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở những nước phát triển . Phương pháp này ở Việt Nam đă được chú trọng nghiên cứu áp dụng trong đổi mới PPDH hiện nay. Tuy nhiên việc nghiên cứu mới được thực hiện ở việc áp dụng các cấu trúc chung của hoạt động học hợp tác.
    Với đặc tính của môn hóa học là một môn khoa học kết hợp giữa lư thuyết và thực nghiệm học sinh có thể tự t́m ṭi khám phá kiến thức hoặc làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ dưới sự điều chỉnh và hướng dẫn của giáo viên th́ việc áp dụng PPDH theo nhóm nhỏ bằng hoạt động học hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao trong các tiết học. Sự áp dụng các cấu trúc STAD, TGT, Jigsaw của các nhà lớ luơn dạy học ở các nước phát triển này sẽ khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phương pháp học tập theo nhóm và mang lại hiệu quả cao.
    V́ vậy chứng tôi chọn đề tài: "H́nh thành và phát triển năng lực hợp tác làm việc của học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học phần hoá học vô cơ lớp 12 –THPT nâng cao.
    II. Mục đích đề tài
    Nghiên cứu vận dụng một số cấu trúc học hợp tác vào việc tổ chức hoạt động dạy học hợp tác cho học sinh trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 12 – THPT – nâng cao nhằm góp phần đổi mới PPDH hóa học theo hướng dạy học tích cực.
    III. Nhiệm vụ đề tài
    1. Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
    + Phương hướng đổi mới PPDH hóa học, các PPDH tích cực.
    + Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
    2. Nghiên cứu chương tŕnh hóa học THPT chú trọng chương tŕnh vô cơ lớp 12 nâng cao.
    3. Nghiên cứu một số cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ và khả năng vận dụng các cấu trúc này trong việc tổ chức hoạt động học tập cho nội dung chương tŕnh hóa học phần kim loại lớp 12 THPT nâng cao.
    4. Đề xuất các cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm cho một số nội dung bài dạy trong chương tŕnh hóa học vô cơ lớp 12 nâng cao.
    5. Xây dựng giáo án bài dạy có tổ chức hoạt động học hợp tác theo - nhóm cho các dạng bài.
    6. Bước đầu thực nghiệm sư phạm đánh giá sự phù hợp của các đề xuất và tính hiệu quả của PPHHT.
    IV. Giả thuyết khoa học
    Nếu áp dụng các hoạt động học hợp tác theo các cấu trúc Jigsaw, STAD, TGT của các tác giả E.Aronson và R.Slavin trong sự kết hợp hợp lư với các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ làm tăng hứng thú học tập, phát triển được năng lực hành động, năng lực hợp tác học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT.
    V. Phương pháp nghiên cứu
    1. Phương pháp nghiên cứu lư thuyết: phân tích, tổng hợp các cơ sở lư luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    + Quan sát dự giờ tiết học của giáo viên có kinh nghiệm có sử dụng PPDHHT trong một bài dạy hóa học phổ thông (phần kim loại lớp 12 THPT nâng cao).
    + Thăm ḍ lấy ư kiến của giáo viên, học sinh về học hợp tác theo nhóm trong dạy học hóa học.
    + Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm bước đầu kiểm nghiệm tính hiệu quả, khả thi của những đề xuất.
    3. Phương pháp xử lư thông tin: Xử lư kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học.
    VI. Những đóng góp mới của đề tài
    - Tổng quan cơ sở lí luận về học hợp tác và cấu trúc học hợp tác theo nhóm nhỏ.
    - Vận dụng cấu trúc học hợp tác Jigsaw (của E.Aronson), STAD và TGT (của R.Slavin) trong việc tổ chức các hoạt động hợp tác cho các bài dạy hóa học phần kim loại lớp 12 – THPT nâng cao.
    - Thiết kế một số kế hoạch bài dạy cụ thể và thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của phương pháp.

    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN CÁC CƠ SỞ LƯ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI
    1.1. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học [6], [21]
    Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đă được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biết là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục, điều 24.2, đă ghi:. "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến t́nh cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
    1.1.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học
    1.1.1.1. Sự chuyển đổi nền kinh tế của đất nước đ̣i hỏi sự đổi mới giáo dục
    Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta đó cú những sự chuyển biến mạnh mẽ cả về chất và lượng. Xu hướng phát triển xă hội, kinh tế đất nước đ̣i hỏi ngành giáo dục phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xă hội phát triển, xă hội tri thức. Vậy thế nào là xă hội tri thức.
    Xă hội tri thức là một xă hội trong đó khoa học công nghệ đóng vai tṛ là lực lượng sản xuất trực tiếp. Xă hội tri thức được đặc trưng bới các đặc điểm sau:
    - Tri thức là yếu tố then chốt của lực lượng kiến tạo xă hội hiện đại, lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
    - Thông tin và tri thức tăng lên nhanh chóng và kéo theo sự lạc hậu nhanh của tri thức và công nghệ cũ.
    - Sự trao đổi thông tin và tri thức được toàn cầu hóa nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
    - Cơ cấu xă hội thay đổi theo hướng đa dạng và linh hoạt
    - Tổ chức và tính chất lao động nghề nghiệp được thay đổi người lao động luôn phải thích nghi với những tri thức mới, công nghệ mới.
    - Con người là yếu tố trung tâm trong xă hội tri thức, là chủ thể kiến tạo xă hội.
    - Tri thức là một cơ sở để xác định vị trí xă hội, khả năng hành động, ảnh hưởng mới đối với con người, cá thể.
    - Giáo dục đóng vai tṛ then chốt trong việc đào tạo con người, do đó đóng vai tṛ then chốt trong sự phát triển xă hội.
    Như vậy xă hội tri thức là xă hội toàn cầu hóa, tŕnh độ giáo dục trở thành yếu tố tranh đua quốc tế, mang lại lợi ích cho đất nước. Xă hội tri thức đă đặt ra cho giáo dục những yêu cầu cơ bản cần đạt được, cụ thể là:
    - Giáo dục cần giải quyết mâu thuẫn: tri thức ngày càng tăng nhanh mà thời gian đào tạo th́ có hạn nờn luụn cú sự đ̣i hỏi đổi mới nội dung và đổi mới PPDH chú trọng bồi dưỡng PP tự học.
    - Giáo dục cần đào tạo con người đáp ứng được những đ̣i hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng ḥa nhập và cạnh tranh quốc tế.
    - Các phẩm chất của người lao động mà giáo dục đào tạo cần đặc biệt chú ư là: năng lực hành động; tính tự lực và trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, khả năng học tập suốt đời.
    Như vậy sự phát triển của xă hội tri thức đă đặt ra yêu cầu phải đổi mới giáo dục để phù hợp với xu thế chung của sự phát triển mọi mặt của đất nước, bắt kịp với xu hướng phát triển mang tính toàn cầu hóa của thế giới.
    Từ các yêu cầu trên mà giáo dục nước ta xác định cần có sự đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung, PPDH, phương tiện và h́nh thức tổ chức dạy học.
    1.1.1.2. Thực trạng của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học
    Nền giáo dục Việt Nam trong quá tŕnh đổi mới của đất nước cũng đó cú những bước chuyển ḿnh đáng kể. Song thực trạng giáo dục trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xă hội, với sự phát triển ngày càng hiện đại của giáo dục thế giới. Các phương pháp dạy học truyền thống tuy đă khẳng định được những thành công nhất định, nhưng vẫn c̣n nhiều hạn chế. Phổ biến vẫn là thuyết tŕnh thiên về truyền thụ kiến thức một chiều áp đặt. Thực trạng giáo dục hiện nay c̣n tồn tại nhiều vấn đề như:
    + Học sinh học tập thụ động do c̣n thiếu động lực học tập, tâm lư ỷ lại nhà trường, gia đ́nh...
    + Giáo viên c̣n dạy theo phương pháp thông báo, ít sử dụng các PPDH tích cực .
    + Tiêu cực trong xă hội ảnh hưởng đến nhận thức và tâm lư thực dụng của HS
    + Nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng, linh hoạt, sở thích của người học cả về hệ thống, nội dung, PPDH, h́nh thức tổ chức dạy học .
    Như vậy thực trạng giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt ra yêu cầu cơ bản cho việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc h́nh thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH trong nhà trường phổ thông.
    1.1.2. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học [6], [21]
    Với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực và xu thế hội nhập hiện nay th́ đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu theo các hướng sau:
    - Là sự cải tiến, hoàn thiện các PPDH đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy học.
    - Là việc bổ sung, phối hợp nhiều PPDH để khắc phục mặt hạn chế của các PPDH đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra.
    - Là sự thay đổi PPDH đang sử dụng bằng các PPDH mới tối ưu, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện; từ đó h́nh thành nờn cỏc “kiểu” dạy - học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn.
    Định hướng đổi mới giáo dục đă được pháp chế hóa trong luật giáo dục (điều 24.2) đă đề cập ở trên. Phương hướng đổi mới PPDH cô đọng ở hai nội dung như sau:
    + Đổi mới giáo dục hướng đến việc phát huy tính tích cực chủ động, độc lập sáng tạo trong nhận thức học tập của HS. Phát huy tính tích cực học tập của HS là nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá tŕnh dạy học.
    + Trong dạy học HS được coi là chủ thể hoạt động, GV là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ HS trong quá tŕnh t́m ṭi thu nhận kiến thức.
    Nguyên tắc này đă được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là một trong những phương hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam.
    1.2. Cơ sở phương pháp luận cho việc đổi mới PPDH [6], [15]
    Các quan điểm, tiếp cận làm cơ sở lí luận cho việc đổi mới PPDH gồm:
    1.2.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
    Với ngành giáo dục nước ta th́ cho dù đổi mới ở mức độ nào th́ việc dạy - học cũng phải hướng đến: "Dạy - Học lấy học sinh làm trung tâm" với các tiêu chí sau đây:
    Thứ nhất: Người dạy phải luôn luôn hướng đến người học, nắm được đặc điểm, kiểu tư duy của người học, dạy cho người học cái họ cần, giáo dục cho họ cái họ cần, xă hội cần chứ không phải chỉ dạy cỏi mỡnh cú.
    Thứ hai: Hoạt động hóa người học - giao việc, bằng nhiều phương thức tạo điều kiện buộc người học làm việc, người học phải là người chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều con đường khác nhau.
    Thứ ba: Hợp tác giữa các thành viên - đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong dạy học.
    Thứ tư: Thực hiện có hiệu quả "học đi đôi với hành”, "lư luận gắn liền với thực tiễn’’ khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của người học.
    Thứ năm: Sử dụng hợp lư các phương tiện dạy học truyền thông đa phương tiện, góp phần huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá tŕnh dạy, học.
    Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm được đánh giá là tích cực v́ quan điểm này hướng việc dạy học chú trọng đến người học để t́m ra những PPDH hiệu quả. Quan điểm này đă chú trọng đến các vấn đề:
    + Về mục tiêu dạy học
    Chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xă hội. Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của HS.
    + Về nội dung.
    Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề học tập, thực tiễn hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho HS ḥa nhập với xă hội.
    + Về phương pháp:
    - Coi trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự khám phá và giải quyết vấn đề.
    Học sinh chủ động tham gia các hoạt động học tập.
    - Giáo viên là người tổ chức, điều khiển, động viên, huy động tối đa vốn kiến thức, kinh nghiệm của từng HS trong việc truyền thụ kiến thức.
    + Về h́nh thức tổ chức:
    Không khí lớp học thân mật, tự chủ
    Bố trí lớp học linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm nội dung học tập.
    Giáo án bài dạy linh hoạt, có sự phân hóa, phát triển năng khiếu cá nhân.
    + Về kiểm tra đánh giá:
    Giáo viên đánh giá khách quan.
    - Học sinh tham gia vào quá tŕnh đánh giá.
    - Nội dung kiểm tra chú ư đến các mức độ nhận thức, tính đa dạng của vấn đề kiểm tra.
    + Kết quả đạt được:
    - Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự t́m ṭi.
    - Phương pháp nhận thức: phát triển cao hơn, mức độ phương pháp nắm bắt, phát hiện giải quyết vấn đề.
    - T́nh cảm, thái độ, hành vi: tin tưởng vào bản thân, có trách nhiệm với cá nhân, gia đ́nh, xă hội.
    * Như vậy bản chất của dạy học lấy HS làm trung tâm là:
    - Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá tŕnh dạy học.
    - Chú trọng đến phẩm chất, năng lực, nguyện vọng, hứng thú của mỗi người.
    - Phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân để định hướng cho sự phát triển.
    Tuy nhiên đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là vai tṛ của người thầy trở nên mờ nhạt. Trong một tài liệu giới thiệu khá đầy đủ về phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tác giả R. Batliner đă khẳng định ngay ở trang đầu: "giáo viên là yếu tố chủ chốt quyết định việc dạy và học có chất lượng".
    1.2.2. Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học
     
Đang tải...