Tiến Sĩ Hình thành và phát triển một số kỹ năng thích nghi trí tuệ cho học sinh trung học phông qua dạy học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU1
    1. Lý do chọn đề tài1
    2. Mục đích nghiên cứu4
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu4
    4. Giả thuyết khoa học4
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu4
    6. Phương pháp nghiên cứu4
    7. Những đóng góp của luận án5
    8. Những luận điểm đưa ra bảo vệ5
    9. Cấu trúc của luận án


    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN6
    1.1. Năng lực và kỹ năng6
    1.1.1. Khái niệm về năng lực6
    1.1.2. Khái niệm về kỹ năng7
    1.1.3. Mối quan hệ giữa kỹ năng và năng lực 9
    1.2. Kỹ năng thích nghi trí tuệ 10
    1.2.1. Trí tuệ 10
    1.2.2. Thích nghi trí tuệ 11
    1.2.3. Kỹ năng thích nghi trí tuệ 18
    1.2.4. Những biểu hiện của kỹ năng thích nghi trí tuệ trong dạy học Toán 25
    1.3. Hình thành và rèn luyện kỹ năng thích nghi trí tuệ cho học sinh 38
    1.3.1. Sự hình thành kỹ năng thích nghi trí tu 38
    1.3.2 Các dạng hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng thích nghi trí tuệ 44
    1.4. Rèn luyện kỹ năng thích nghi trí tuệ thể hiện trong một số phương pháp dạy học tích cực 54
    1.4.1. Sự thích nghi trí tuệ theo quan điểm lý thuyết hoạt động 54
    1.4. 2. Sự thích nghi trí tuệ theo lý thuyết dạy học khám phá 55
    1.4.3. Sự thích nghi trí tuệ theo phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 57
    1.4.4. Sự thích nghi trí tuệ theo quan điểm lý thuyết kiến tạo 58
    1.5. Khảo sát thực trạng dạy học theo hướng hình thành và phát triển kỹ năng thích nghi trí tuệ cho học sinh ở trường THPT 61
    1.5.1. Mục đích 61
    1.5.2. Nội dung khảo sát 62
    1.5.3. Công cụ khảo sát 62
    1.5.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc hình thành và phát triển kỹ năng thích nghi trí tuệ 64
    1.6. Kết luận chương 165

    Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THÍCH NGHI TRÍ TUỆ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 66
    2.1. Vai trò của môn hình học trong việc hình thành và phát triển kỹ năng thích nghi trí tuệ 66
    2.1.1. Một số đặc điểm của SGK hình học ở trường THPT 66
    2.1.2. Vai trò của môn Hình học trong trường THPT 67
    2.1.3. Một số đặc trưng của môn hình học trong trường THPT 68
    2.1.4. Cơ sở hình thành và phát triển kỹ năng thích nghi trí tuệ trong dạy học hình học 68
    2.2. Những định hướng trong việc đề ra các biện pháp nhằm hình thành và phát triển kỹ năng thích nghi tuệ cho học sinh 69
    2.3. Một số biện pháp hình thành và phát triển kỹ năng thích nghi trí tuệ cho học sinh trong dạy học hình học ở trường THPT 72
    2.3.1. Biện pháp 1: Luyện tập cho học sinh vận dụng và khai thác tri thức phương pháp thông qua hoạt động liên tưởng nhằm khắc phục các khó khăn và chướng ngại nhận thức trong quá trình học tập hình học
    2.3.2. Biện pháp 2: Luyện tập cho học sinh hoạt động tìm tòi các vấn đề tương tự từ hình học phẳng sang hình học không gian và ngược lại 86
    2.3.3. Biện pháp 3: Tạo cơ hội để học sinh hoạt động vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn 99
    2.3.4. Biện pháp 4: Luyện tập cho học sinh các hoạt động xâm nhập đối tượng để biến đổi đối tượng nhằm phát hiện các mối quan hệ ẩn chứa bên trong đối tượng thông qua những tri thức đã biết 117
    2.3.5. Biện pháp 5: Luyện tập cho học sinh kỹ thuật sử dụng tri thức của hình học phẳng để giải quyết các vấn đề của hình học không gian 128
    2.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động học hợp tác nhằm tạo ra môi trường thích nghi cho học sinh khi giải toán hình học 1422.4. Kết luận chương 2 153

    Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 154
    3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm sư phạm 154
    3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 154
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 154
    3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm156
    3.5. Tập huấn cho giáo viên thực hiện dạy học các tiết thực nghiệm158
    3.6. Tiến trình thực nghiệm sư phạm159
    3.7. Kết luận chương 3180

    KẾT LUẬN 181
    Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan trực tiếp đến luận án 182
    Tài liệu tham khảo 183
    PHỤ LỤC 190

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” đồng thời nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [3, tr. 130]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Đề án “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ: “ Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; . có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc có hiệu quả”. Luật Giáo dục 2005 (Bổ sung 2009) đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Chương I, Điều 2) và quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Chương II, Điều 28) [57, tr.8]. Đổi mới phương pháp (PP) dạy học theo chương trình Sách giáo khoa (SGK) hiện nay hướng vào việc tăng cường các hoạt động (HĐ) trí tuệ và các HĐ toán học của học sinh (HS). Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay thể hiện rất rõ định hướng vận dụng các PP dạy học hiện đại, có tính năng động và có tính xã hội hóa cao, có chức năng tích cực hóa người học, khuyến khích học tập, phát triển kỹ năng (KN) xã hội của người học. Đây là cơ sở để HS hình thành và phát triển KN học tập hiệu quả, KN sống và trong HĐ thực tiễn. Kỹ năng sống và KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn được cộng đồng thế giới xem như yếu tố hạt nhân của chất lượng giáo dục. Quá trình rèn luyện KN là một quá trình thích nghi.
    Trong tâm lý học phát sinh nhận thức, J. Piaget cho rằng: “Thích nghi là quá trình tạo lập sự cân bằng giữa hành động của cơ thể lên môi trường sống xung quanh. Đó là quá trình tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường” [65, tr.379]. Khi bàn về trí thông minh - trí tuệ, J. Piaget viết: “Mọi trí thông minh đều là một sự thích nghi; mọi sự thích nghi đều bao hàm sự đồng hóa những sự vật của trí óc, cũng như quá trình bổ sung của sự điều ứng” [70, tr.301]. Tương tự như vậy, tác giả Nguyễn Bá Kim cho rằng: “Nếu họ có thể vận dụng những tri thức và quan niệm sẵn có vào những đối tượng mới thì đó là đồng hóa; nếu những đối tượng mới tác động trở lại chủ thể buộc họ phải điều chỉnh những tri thức hoặc quan niệm sẵn có để giải quyết vấn đề nảy sinh thì đó là điều tiết (hay điều ứng). Đồng hóa và điều ứng được gọi chung là thích nghi với môi trường” [46, tr.210]. Như vậy, trong quá trình nhận thức, chủ thể phải tích cực, chủ động suy nghĩ nhằm bác bỏ những quan niệm cũ không còn phù hợp, phải điều chỉnh những tri thức, quan niệm cũ thông qua các HĐ biến đổi đối tượng nhằm làm bộc lộ các thuộc tính của đối tượng, từng bước xâm nhập vào đối tượng để hiểu, giải thích và vận dụng chúng. Quá trình nhận thức như vậy là quá trình thích nghi thông qua tương tác với môi trường. Vận dụng được vấn đề này vào dạy và học là hết sức quan trọng trong việc đổi mới PP dạy học. Đây là vấn đề rất khó khăn và mới mẻ, đang thu hút các nhà nghiên cứu giáo dục.
    Việc đổi mới PP dạy học đã và đang được tiến hành một cách đồng bộ, trong đó có việc đổi mới chương trình môn Toán ở trường Trung học phổ thông (THPT). Hình học là một bộ môn có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện tri thức toán học phổ thông và phát triển tư duy cho HS. Thực tế cho thấy, tâm lý HS thường e ngại học môn Hình học vì tính chất trừu tượng của nó. Đặc biệt là hình học không gian, trí tưởng tượng không gian của HS còn nhiều hạn chế, khả năng vẽ hình, “đọc hình”, suy luận lôgic trong hình học chưa chặt chẽ, còn nhầm lẫn giữa hình học phẳng và hình học không gian trong tư duy trừu tượng. HS chưa được quan tâm đúng mức về việc hình thành và phát triển KN thích nghi trí tuệ (TNTT) trong quá trình giải quyết vấn đề (GQVĐ). Trong khi đó, nội dung bộ môn Hình học cấp THPT chứa đựng những yếu tố thích hợp để hình thành và phát triển kỹ năng TNTT trong quá trình dạy học. Hơn nữa như Phạm Minh Hạc trong lời tựa cuốn “Tuyển tập tâm lý học J. Piaget” đã viết: “Tất cả học sinh bình thường đều có
    3
    năng lực suy luận toán học nếu ta biết cách dựa vào hoạt động của chúng, cũng như biết gạt bỏ những ức chế tình cảm luôn luôn gây ra cho chúng mặc cảm tự ti trong khi học môn học này” [30, tr.19]. Khi đánh giá về học thuyết phát sinh nhận thức của J. Piaget, Pualpraisse nhận xét: “Từ đây cho tới cuối thế kỷ, tôi e rằng tâm lý học thế giới chỉ việc khai thác riêng các ý tưởng của J. Piaget thì cũng không làm sao hết được” [65, tr.373]. Hiện nay, việc hình thành và phát triển kỹ năng TNTT cho HS trong dạy học toán là một đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà giáo quan tâm. Trong tài liệu PP dạy học môn Toán được tái bản lần thứ 4, Nguyễn Bá Kim nhiều lần đề cập đến học tập bằng thích nghi: “Người học xây dựng kiến thức cho mình bằng cách thích nghi với môi trường sinh ra những mâu thuẫn, những khó khăn và những sự mất cân bằng”, “Điều quan trọng là thiết lập những tình huống có dụng ý sư phạm để người học học tập trong hoạt động học tập bằng thích nghi” [46, tr.117]. Tác giả Đào Tam chủ nhiệm đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ năm 2008: “Bồi dưỡng các thành tố của năng lực thích nghi trí tuệ cho sinh viên sư phạm ngành Toán ở trường đại học thông qua việc tiếp cận các quan điểm dạy học hiện đại”, mã số đề tài B2007-27-38-TĐ và các công trình [81], [82], [83], [84], [85],[86] đã phân tích một số vấn đề về TNTT và vận dụng quan điểm TNTT vào dạy học môn Toán. Tác giả Nguyễn Phú Lộc trong [51, tr.11] đã sơ đồ hóa quá trình TNTT và đề xuất các biện pháp sư phạm hỗ trợ cho quá trình đồng hóa và điều ứng trong dạy học. Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục của Đỗ Văn Cường [20], với đề tài: “Bồi dưỡng cho học sinh năng lực thích nghi trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy hình học không gian ở trường trung học phổ thông” và các công trình [18], [19] đã có nhiều kiến giải về khái niệm TNTT, xây dựng được các biện pháp bồi dưỡng cho HS năng lực TNTT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hình học không gian ở trường THPT. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống để tìm ra các giải pháp nhằm luyện tập cho HS các kỹ năng TNTT trong dạy học Toán ở trường THPT. Vì những lý do nói trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Hình thành và phát triển một số kỹ năng thích nghi trí tuệ cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học Hình học"

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu để nhằm xây dựng các biện pháp bồi dưỡng và luyện tập các kỹ năng TNTT cho học sinh THPT thông qua việc dạy học Hình học. Từ đó góp phần đổi mới việc dạy học Toán trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng đổi mới chương trình SGK môn Toán.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự hình thành và phát triển kỹ năng TNTT trong dạy học Hình học ở trường THPT. 3.2. Khách thể nghiên cứu Các HĐ dạy học nội dung hình học ở trường THPT.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...