Luận Văn hình thành thói quen giao tiếp văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên qua sinh hoạ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hình thành thói quen giao tiếp văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên qua sinh hoạt hàng ngày
    MỤC LỤC

    PHẦN I
    MỞ ĐẦU:


    1. Lý do chọn đề tài.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    3. Khách thể và đối tượng.
    Khách thể nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    4. Giả thiết khoa học.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa.
    Đề xuất thói quen giáo dục có văn hóa.
    Thực nghiệm sư phạm
    6. Phương pháp nghiên cứu.
    Nghiên cứu đề tài.
    Phương pháp điều tra.
    Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
    Phương pháp thực nghiệm.
    Phương pháp thống kê.
    7. Giới hạn đề tài nghiên cứu.





    PHẦN II NỘI DUNG
    CHƯƠNG I

    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH THÓI QUEN GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO TRẺ 25-36 THÁNG.

    1.Cơ sở lý luận.
    1.1-Khái niệm
    1.2-Quá trình giáo dục trẻ thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25- 36 tháng qua sinh hoạt hàng ngày
    2.Cơ sở thực tiễn.
    2.1- Thực trạng về công tác giáo dục, về việc sử dụng biện pháp hình thành thói quen có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường Mầm non xã Thụy Duyên-Huyện Thái Thụy- Tỉnh Thái Bình.
    2.2- Thực trạng về công tác hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.
    CHƯƠNG II
    ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH THÓI QUEN GIAO TIẾP VĂN HÓA QUA SINH HOẠT CHO TRẺ 25-36 THÁNG.
    1) Cơ sở xác định biện pháp giáo dục
    1.1- Mục đích giáo dục trẻ mầm non.
    1.2- Quá trình hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ
    1.3 -Đặc điểm, điều kiện của địa phương, của trường mầm non xã Thụy Duyên, của gia đình

    2) Một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ.
    2.1 - Thông qua giờ đón trẻ
    2.2 -Tổ chức thông qua hoạt động học tập
    2.3 -Thông qua hoạt động ngoài trời
    2.4 - Thông qua hoạt động vui chơi
    2.5 -Thông qua vệ sinh ăn ngủ
    2.6 - Thông qua giờ đón trả trẻ.

    3) .Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục giao tiếp có văn hóa

    CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

    1) Mục đích thực nghiệm
    2) Nội dung thực nghiệm
    3) Mẫu thực nghiệm
    4) Các tiêu chí đánh giá
    5) Cách tiến hành thực nghiệm
    5.1 Cách tiến hành thực nghiệm
    5.2 Tiến hành thực nghiệm
    5.3 Tiến hành thực nghiệm
    5.4 Phân tích kết quả thực nghiệm( khảo sát qua thực nghiệm )


    Phần III

    Kết luận

    1) Kết luận chung
    2) Kiến nghị



    Mở đầu
    1.Lý do chọn đề tài :
    Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con người. Theo Người “ con người là vốn quý nhất” Đảng và nhà nước ta cũng khẳng định “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế – xã hội”. Trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế thị trường, “Sự phát triển con người là yếu tố quyết định mọi sự phát triển”.
    Đất nước ta đã và đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kì mở cửa, với sự thay đổi cơ cấu xã hội, để tiếp thu một nền văn minh phát triển cao đòi hỏi, con người phải giao lưu trong phạm vi mở rộng, mở rộng các mối quan hệ, mở rộng khả năng giao tiếp để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội về mọi mặt.
    ở lứa tuổi 25-36 tháng trẻ bắt đầu có ý thức về bản thân, bắt đầu chuyển sự tìm hiểu xung quanh thế giới các đồ vật trước đây sang một lĩnh vực trở thành chủ yếu, đó là những quy tắc những hành vi chuẩn mực đạo đức thông qua giao tiếp với người lớn, bạn bè. Những tính cách, nhân cách của trẻ được hình thành.
    Để đảm bảo cho sự phát triển về nhân cách của trẻ phụ thuộc phần lớn vào khả năng giao tiếp của trẻ thông qua các hoạt đông khác nhau. Qua giao tiếp trẻ lĩnh hội được các tri thức từ đó hình thành và phát triển nhân cách.
    Nhìn lại công tác giáo dục nói chung và giáo dục thói quen hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ em ở các địa phương còn nhiều bất cập chưa được chú ý đúng mức. Do trình độ dân trí ở một số địa phương còn thấp, sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa còn hạn chế, đời sống lạc hậu, kinh tế khó khăn ngôn ngữ bất đồng.
    Sự nhận thức về giao tiếp có văn hóa của một số phụ huynh chưa tốt, bản thân cha mẹ và những người thân trong gia đình chưa gương mẫu. Phương pháp giảng dạy của giáo viên trong việc nồng ghép giáo dục chưa thường xuyên.
    Giáo viên là hoạt động sống của con người và chính là phương thức sống để tồn tại và phát triển xã hội loài người.
    Trường mầm non chính là cái nôi đầu tiên giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, là nơi đặt nền móng đầu tiên trong sự nghiệp trồng người. Các nhà giáo dục đã đưa ra nhiệm vụ quan trọng để định hướng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ một cách đúng đắn, trong đó việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa, bởi vì văn hóa có khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ Những nhiệm vụ để định hướng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ và hình thành thói quen tốt: thói quen ăn uống có văn hóa, thói quen giao tiếp có văn hóa. Để tạo điều kiện cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, có phẩm chất đạo đức, lĩnh hội những tri thức và các chuẩn mực, hành vi đạo đức và giáo dục những thói quen tốt ngay từ lúc trẻ còn ở lứa tuổi mầm non.
    Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi chọn đề tài “ hình thành thói quen giao tiếp văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên qua sinh hoạt hàng ngày.”

    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Chúng tôi nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng mức độ hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng.Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi hoạt động có văn hóa cho trẻ góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1 Khách thể nghiên cứu
    Qúa trình giáo dục thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày trẻ 25-36 tháng tuổi.
    3.2 Đối tượng nghiên cứu
    Một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên, huyệnThái Thụy, tỉnhThái Bình.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu tôi sử dụng các biện pháp “ Giáo dục thói quen giao tiếp văn hóa” qua sinh hoạt hàng ngày cho trẻ phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm văn hóa địa phương, thì việc hình thành thói quen cho trẻ giao tiếp có văn hóa của trẻ sẽ được nâng cao.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực hiện của việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 25-36 tháng
    5.2- Thực nghiệm sư phạm
    6) Phương pháp nghiên cứu
    6.1 Nghiên cứu lý luận
    Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xác định khái niệm cơ sở của vấn đề nghiên cứu, xây dựng các tiêu trí đánh giá.
    6.2 Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn
    a) Phương pháp điều tra bằng phiếu theo dõi ý kiến.
    - Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến của trường Mầm non xã Thụy Duyên: 20 phiếu.
    - Xây dựng nội dung phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn và yêu cầu giáo viên phụ huynh trả lời. Nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức và đánh giá vấn đề. Hình thành thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày trẻ 25-30 tháng.
    b)Phương pháp quan sát
    Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động của trẻ ở nhóm 25-36 tháng trong sinh hoạt hàng ngày
    c)Phương pháp đàm thoại
    Đã tiến hành trao đổi đàm thoại với giáo viên học sinh( trẻ 25-36 tháng ) trường Mầm non xã Thụy Duyên vào lúc đón và trả trẻ.
    d)Phương pháp thực nghiệm
    Quan sát, đàm thoại giữa cô và trẻ lúc đón và trả trẻ.
    Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 30 trẻ nhóm 25- 36 tháng Trường mầm non xã Thụy Duyên, Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
    Trong đó tôi lấy một nhóm 15 trẻ làm thực nghiệm và 15 trẻ làm đối tượng
    đ) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    Chúng tôi tiến hành tổng kết những kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi và các giáo viên dạy chuyên đề của trường Mầm non xã Thụy Duyên Huyện Thái Thụy tỉnh Thái bình
    e) Phương pháp tâm lý chuyên gia
    6.3 Phương pháp thống kê toán học
    - Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm sử dụng, xử lý số hiệu nghiên cứu của việc điều tra thực nghiệm
    - Chúng tôi sử dụng các công thức và thống kê như công thức tính %. Tính giá trị trung bình, tính kiểm định.
    7) Phạm vi nghiên cứu
    Vì thời gian làm đề tài có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu trẻ với số lượng 30 trẻ
    Về nội dung chúng tôi chỉ chỉ nghiên cứu về một số biện pháp về giáo dục thói quen giao tiếp văn hóa trẻ 25- 36 tháng
    Về thời gian. Tôi nghiên cứu 3 tháng
    8) Kế hoạch nghiên cứu
    - Nhận đề tài ngày 10/11/2007
    - Làm đề cương ngày 10/ 11/ 207
    - Điều tra thực trạng tháng 1/ 2005
    - Thực nghiệm tháng 2,3,4- 2008
    - Nộp bản thảo tháng 5- 2008
    - Hoàn thiện 8-2008
     
Đang tải...