Thạc Sĩ Hình thành năng lực tự học cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong dạy học phần: "Động vật có xương sốn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hình thành năng lực tự học cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong dạy học phần: "Động vật có xương sống"



    Luận văn dài 134 trang



    MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

    * Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã xác định: "Phải khuyến khích tự học "phải" áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho những sinh viên năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề".

    * Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải:

    Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên Cao đẳng, Đại học.

    * Từ định hướng trên đã được pháp chế hóa trong Luật Giáo dục tại Điều 24.2:

    Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

    * Đứng trước thực trạng của xã hội loài người ngày nay là xã hội tri thức và thông tin. Sự đổi mới với tốc độ rất nhanh trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ tác động đến thông tin ở ba khía cạnh:

    - Thông tin có giá trị không dài;

    - Khối lượng thông tin tăng nhanh;

    - Nội dung thông tin ngày càng chuyên môn hóa và phức tạp (S.T. chong. 1998).

    Như vậy, cách dạy chỉ hướng tới cung cấp kiến thức (thông tin) sẽ luôn bị lạc hậu với thời đại. Mà xã hội tri thức và thông tin đòi hỏi một nền giáo dục suốt đời cho mọi người.

    1.2. Do thực trạng việc dạy và học ở các trường Cao đẳng sư phạm thầy thường dạy theo phương pháp diễn giải, thuyết trình, nói lại giáo trình, còn sinh viên ngồi nghe rồi ghi chép rất thụ động. Giảng viên chỉ chú trọng dạy kiến thức lý luận, còn việc rèn kĩ năng cho sinh viên thông qua môn học rất ít đề cập đến. Kết quả là: Sau khi học xong phần đó, chóng quên, cũng như việc hình thành cho sinh viên kĩ năng dạy học sau này không được tốt.

    1.3. Do vai trò tự học trong quá trình dạy học hiện nay mà Đảng đã đề ra cho ngành giáo dục đặc biệt ở các trường Sư phạm nói chung và các trường Cao đẳng Sư phạm nói riêng một trách nhiệm nặng nề là đào tạo những người thầy giáo đảm đương được trách nhiệm trồng người trong thời đại mới.

    Trong nền giáo dục suốt đời và xã hội học tập thì việc tự học của mỗi người ngày càng trở nên quan trọng.

    Như khi bàn về việc học:

    - Lênin đã khuyên thanh niên: "Học, học nữa, học mãi".

    - Hay Bác Hồ đã viết trong cuốn Sửa đổi lề lối làm việc: "Cách học tập phải lấy tự học làm cốt lõi, phải biết tự động học tập".

    Như vậy, để sinh viên tự học được tốt thì giảng viên phải hướng tới việc dạy cho sinh viên biết cách học (ở đây cũng có nghĩa là hình thành cho sinh viên năng lực tự học) là chủ yếu.

    Do những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn như trên, nên tôi đã chọn đề tài: "Hình thành năng lực tự học cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm trong dạy học phần: "Động vật học có xương sống"".



    MỤC LỤC



    Trang

    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1: CƠ SỞ CỦA VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ HỌC Ở SINH VIÊN 6

    1.1. Tổng quan về tình hình nghiện cứu liên quan đến đề tài 6

    1.2. Khái niệm về năng lực 17

    1.3. Khái niệm về năng lực 17

    1.4. Vai trò của năng lực tự học 18

    1.5. Các loại năng lực tự học 19

    1.6. Khả năng hình thành năng lực tự học trong dạy học phần "Động vật học có xương sống" 26

    1.7. Thực trạng năng lực tự học ở sinh viên Cao đẳng Sư phạm 32

    Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ HỌC Ở SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC, HỌC PHẦN "ĐỘNG VẬT HỌC CÓ XƯƠNG SỐNG" 44

    2.1. Đặc điểm chung của biện pháp hình thành năng lực tự học 44

    2.2. Đặc trưng của năng lực tự học 50

    2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực tự học 51

    2.4. Các biện pháp hình thành năng lực tự học 71

    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 85

    3.1. Mục đích thực nghiệm sự phạm 85

    3.2. Nội dung thực nghiệm 85

    3.3. Phương pháp thực nghiệm 85

    3.4. Kết quả thực nghiệm 97

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 118

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

    PHỤ LỤC 125
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...