Thạc Sĩ Hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 12/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu . 2
    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 2
    3.2. Khách thể nghiên cứu 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    5. Giả thuyết khoa học . 3
    6. Phương pháp nghiên cứu 3
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: 3
    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn . 3
    6.2.1. Phương pháp quan sát. 3
    6.2.2. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện. 3
    6.2.3. Phương pháp điều tra 4
    6.2.4. Phương pháp khảo nghiệm 4
    6.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm . 4
    6.2.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia . 4
    6.2.7. Phương pháp bổ trợ . 4
    7. Phạm vi nghiên cứu 4
    8. Cấu trúc luận văn . 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TƯ
    VẤN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
    6
    1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 6
    1.2 Các khái niệm công cụ . 8
    1.2.1. Khái niệm kỹ năng 8
    1.2.2. Khái niệm tư vấn 9
    1.2.3. Hình thành kỹ năng tư vấn . 11
    1.3 Những vấn đề cơ bản về hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên
    trường ĐHSP - ĐHTN . 12
    1.3.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên Sư phạm . 12
    1.3.2 Mục đích của hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên
    trường ĐHSP . 14
    1.3.3 Nội dung, nguyên tắc hình thành các kỹ năng tư vấn cho sinh
    viên trường ĐHSP 15
    1.3.3.1. Các kỹ năng tư vấn cơ bản cần hình thành cho sinh viên 15
    1.3.3.2. Nội dung tư vấn cần trang bị cho cho sinh viên trường ĐHSP . 16
    1.3.3.3 Nguyên tắc hình thành các kỹ năng tư vấn cho sinh viên
    trường ĐHSP 23
    1.3.4 Các phương pháp và hình thức hình thành kỹ năng tư vấn
    cho sinh viên trường ĐHSP . 24
    1.3.4.1 Phương pháp hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên . 24
    1.3.4.2 Hình thức hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên
    trường ĐHSP . 30
    1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên
    trường ĐHSP . 32

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 34
    Chương 2. THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TƯ VẤN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP - ĐHTN
    . 35
    2.1 Một vài nét về khách thể nghiên cứu . 35
    2.2. Thực trạng hình thành kỹ năng tư vấn của sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN . 36
    2.2.1. Nhận thức của cán bộ giảng viên và sinh viên về hình thành
    kỹ năng tư vấn cho sinh viên 36
    2.2.2. Thực trạng nội dung hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh
    viên trường ĐHSP- ĐHTN 43
    2.2.2.1. Thực trạng hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên qua
    thông hoạt động dạy học . 45
    2.2.2.2 Thực trạng hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên qua
    hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 50
    2.2.3. Thực trạng kỹ năng tư vấn của sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN . 52
    2.2.4. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng 55
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 56
    Chương 3. BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TƯ VẤN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP - ĐHTN 58
    3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp hình thành kỹ năng tư
    vấn cho sinh viên 58
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong quá trình hình
    thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên . 58
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của
    giảng viên với việc phát huy tính tự giác, tính tích cực, tính
    chủ động, độc lập sáng tạo của sinh viên trong quá trình
    hình thành kỹ năng tư vấn . 59
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa hình thành kỹ năng
    tư vấn cho sinh viên với thực tiễn giáo dục phổ thông, với
    gia đình và xã hội 61
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung
    với tính vừa sức riêng trong quá trình hình thành kỹ năng tư
    vấn cho sinh viên . 63
    3.2. Các biện pháp hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên 65
    3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và sinh viên về
    tầm quan trọng của kỹ năng tư vấn trong hoạt động dạy học
    và giáo dục học sinh 65
    3.2.2. Tạo môi trường tư vấn, hỗ trợ thuận lợi giúp sinh viên trải
    nghiệm hình thành kỹ năng tư vấn 67
    3.2.3. Hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên thông qua hoạt
    động dạy học các môn học chiếm ưu thế 70
    3.2.4. Hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên thông qua hoạt
    động GDNGLL 72
    3.2.5. Biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện việc hình
    thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên . 75
    3.2.6. Phối kết hợp giữa giảng dạy các môn NV và rèn luyện
    NVSPTX nhằm nâng cao hiệu quả của việc hình thành kỹ
    năng tư vấn 76
    3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất . 77
    3.3 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp . 78
    3.3.1 Mục đích khảo nghiệm: 78
    3.3.2 Phạm vi và nội dung khảo nghiệm: 78
    3.3.3 Phương pháp khảo nghiệm 78
    3.3.4 Kết quả khảo nghiệm . 79
    3.3.4.1.Về sự cần thiết của các biện pháp . 79
    3.3.4.2 Về tính khả thi của các biện pháp 81
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 83
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
    1. Kết luận 84
    2. Khuyến nghị . 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
    PHỤ LỤC . 88

    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1. Lý do chọn đề tài

    Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào năng lực và trình độ chuyên môn
    được đào tạo của nhà giáo, đứng trước những yêu cầu của thời kỳ hội nhập
    quốc tế và khu vực đã đặt ra cho người thầy giáo những cơ may và thách
    thức, những yêu cầu ngày càng cao về năng lực chuyên môn và trình độ
    nghiệp vụ sư phạm. Trước yêu cầu phát triển của nghề nghiệp đòi hỏi giáo
    viên không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải thành thạo về kỹ năng nghề
    nghiệp và các kỹ năng bổ trợ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng, kỹ
    năng hướng dẫn và tư vấn tâm lý cho học sinh.
    Trong những năm qua hệ thống các trường Sư phạm tiến hành đào tạo
    giáo viên cho cả nước đã đáp ứng được những mục tiêu đặt ra, tuy nhiên về
    chất lượng cần phải nhìn nhận một cách khách quan và thực tế hơn bởi có
    một số lượng đông sinh viên tốt nghiệp còn thiếu tự tin khi đứng trước vấn đề
    của cuộc sống, khả năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông còn kém, sinh
    viên chưa có kỹ năng chăm sóc tâm lý và thuyết phục cảm hóa người học vì
    vậy dẫn tới chất lượng giáo dục phổ thông chưa cao. Từ thực tế yêu cầu của
    xã hội đòi hỏi các trường Sư phạm ngoài việc trang bị cho sinh viên hệ thống
    kỹ năng dạy học, giáo dục cần phải hình thành và phát triển ở sinh viên các kỹ
    năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hướng dẫn, tư vấn, chăm sóc tâm
    lý học sinh, kỹ năng xác định giá trị ngầm định của bản thân, kỹ năng theo
    đuổi mục tiêu, kỹ năng hoạt động xã hội vv Bởi nhờ có hệ thống kỹ năng
    trên mà người giáo viên mới có thể vận dụng tri thức một cách thành công và
    hiệu quả, những kỹ năng dạy học và giáo dục mới được phát huy tác dụng.
    Trong các kỹ năng đó kỹ năng tư vấn có một vai trò vô cùng quan trọng.
    Thực tế cho thấy chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp đào
    tạo hiện nay ở các trường Sư phạm quá coi trọng việc trang bị kiến thức thiếu
    quan tâm đến việc phát triển kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục học sinh đặc
    biệt là chưa quan tâm đến phát triển hệ thống kỹ năng bổ trợ cho kỹ năng dạy
    học và kỹ năng giáo dục đó là kỹ năng mềm cho sinh viên, hơn nữa trong
    những năm gần đây do chính sách thu hút phần lớn sinh viên thi vào các
    trường sư phạm là sinh viên có đầu vào thấp hơn một số trường đại học như
    Kinh tế quốc dân, Ngân hàng, Bách khoa, Ngoại thương, Ngoại Giao vv . và
    trong số đó lại có nhiều sinh viên được xuất thân từ nông thôn họ hạn chế về
    giao tiếp và kỹ năng hòa nhập, kỹ năng hoạt động xã hội vv . Vì vậy sau khi
    tốt nghiệp nhận công tác ở trường phổ thông, sinh viên tỏ ra lúng túng trong
    giao tiếp, gặp khó khăn khi triển khai tổ chức hoạt động cho người học và xử
    lý các mối quan hệ với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp vv Xuất phát từ
    những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu:
    Hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên trường Đại học Sư phạm -
    Đại học Thái Nguyên

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên và
    khảo sát thực trạng kỹ năng tư vấn của sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN từ đó
    đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên.
    3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp hình thành kỹ năng tư vấn của sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình giáo dục kỹ năng tư vấn cho sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên
    trường ĐHSP
    4.2. Khảo sát thực trạng quá trình hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh
    viên trường ĐHSP - ĐHTN
    4.3. Xây dựng một số biện pháp hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh
    viên trường ĐHSP - ĐHTN
    5. Giả thuyết khoa học
    Hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên ở trường phổ
    thông và trường chuyên nghiệp phụ thuộc vào một phần kỹ năng tư vấn của
    giáo viên cho hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Nếu xây dựng được
    hệ thống các biện pháp hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên trường ĐHSP
    - ĐHTN sẽ nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành sử dụng các phương pháp
    nghiên cứu sau:
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
    Đọc và phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá những tài liệu liên quan
    đến đề tài, nhằm xây dựng hệ thống lý luận về kỹ năng tư vấn.
    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    6.2.1. Phương pháp quan sát.
    Chúng tôi tham gia dự các buổi sinh hoạt, tọa đàm, giờ thực hành thí
    nghiệm để quan sát hoạt động của sinh viên và giáo viên.
    6.2.2. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện.
    Chúng tôi tiến hành đàm thoại, trao đổi cùng với sinh viên, giáo viên
    nhằm tìm hiểu thực trạng hình thành kỹ năng tư vấn của sinh viên trường
    ĐHSP - ĐHTN
    6.2.3. Phương pháp điều tra
    Chúng tôi tiến hành điều tra bằng ankét với hệ thống câu hỏi đóng và
    mở, để khảo sát thực trạng hình thành kỹ năng tư vấn của sinh viên ở trường
    ĐHSP - ĐHTN, thăm dò ý kiến của giảng viên và sinh viên về việc phát triển
    kỹ năng tư vấn cho sinh viên trong tình hình hiện nay.
    6.2.4. Phương pháp khảo nghiệm
    Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo nghiệm để kiểm nghiệm tính khả
    thi, tính khoa học của biện pháp đã đề xuất.
    6.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    Chúng tôi tiến hành trao đổi kinh nghiệm hình thành, phát triển kỹ năng
    tư vấn với các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và của bản thân.
    6.2.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
    Chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến của các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà
    quản lý giáo dục, các chuyên gia tư vấn về kỹ năng tư vấn.
    6.2.7. Phương pháp bổ trợ
    Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý kết
    quả nghiên cứu nhằm tăng mức độ tin cậy cho đề tài.
    7. Phạm vi nghiên cứu
    Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả luận văn chỉ tiến
    hành nghiên cứu kỹ năng tư vấn học tập, tư vấn tình cảm và các vấn đề về
    ứng xử giao tiếp. Tác giả khảo sát trên 8 lớp của sinh viên năm thứ 3 trường
    ĐHSP - ĐHTN và giảng viên giảng dạy, cán bộ quản lý của nhà trường về kỹ
    năng tư vấn của sinh viên và thực trạng hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh
    viên qua hoạt động dạy học.
    8. Cấu trúc luận văn
    Luận văn ngoài phần những vấn đề chung, kết luận và khuyến nghị
    luận văn gồm 3 chương.
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên
    trường ĐHSP
    Chương 2: Thực trạng hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên trường
    ĐHSP - ĐHTN
    Chương 3: Biện pháp hình thành kỹ năng tư vấn cho sinh viên trường
    ĐHSP - ĐHTN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...