Tiểu Luận Hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀO SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ
    I. Hình thái kinh tế xã hội của Mác - Lênin:
    1. Định nghĩa:
    Hình thái kinh tế xã hội là một khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn nhất định. Quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên kiểu quan hệ sản xuất đó.
    Dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng thể các quá trình lịch sử, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật để nghiên cứu lịch sử xã hội . Họ đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và đã hình thành nên học thuyết “Hình thái kinh tế - xã hội”.
    Lý luận hình thái kinh tế - xã hội nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tức toàn bộ các yếu tố cấu trúc thành bộ mặt của thời đại: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học & kỹ thuật
    2. Quá trình phát triển của lịch sử :
    Mác đã cho chúng ta hình dung quá trình phát triển của lịch sử là một quá trình lịch sử “tự nhiên”. Loài người chúng ta đã phải trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội theo trật tự từ thấp đến cao: “hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa & ngày nay đang trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta”.
    Hình thái kinh tế có tính lịch sử , có sự ra đời phát triển và diệt vong. Chế độ xã hội lạc hậu sẽ mất đi, chế độ xã hội mới cao hơn sẽ thay thế. Đó là khi phương thức sản xuất đã trở nên lỗi thời, hoặc khủng hoảng do mâu thuẫn của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quá lớn không thể phù hợp thì phương thức sản xuất này sẽ bị diệt vong và xuất hiện một phương thức sản xuất mới hoàn thiện hơn, có quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.
    Thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ: con người chỉ biết săn bắn hái lượm, ăn thức ăn tươi sống. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào thiên nhiên, họ chưa biết chăn nuôi, trồng trọt, chưa biết tích luỹ thức ăn. Họ cùng đi săn bắn hái lượm làm theo kiểu cùng ăn cùng hưởng. Đây có thể gọi là thời kỳ sơ khai của loài người. Sau đó là hình thái kinh tế xã hội, con người đã văn minh hơn họ không còn ăn tươi sống, họ đã biết làm ra của cải, xã hội chế độ tư hữu. Xã hội bắt đầu có sự phân chia kẻ giầu người nghèo.
    Tư bản chủ nghĩa ra đời đưa loài người lên nấc thang cao hơn của nền văn minh, giai cấp thống trị là giai cấp cơ bản. Thủ đoạn bóc lột của chúng tinh vi hơn nhiều so với sự bóc lột trước đó trong các xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
    Một hình thái kinh tế xã hội tồn tại được thì nó phải có những mặt tốt nhất định của nó chúng ta cũng không thể phủ nhận những thành quả mà các hình thái kinh tế xã hội nói trên đã đạt được. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là chế độ xã hội đầu tiên đặt nền móng cho sự phất triển của loài người. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ giai cấp thống trị bắt đầu tích luỹ của cải cho xã hội, quan trọng nhất là nó đưa con người ra khỏi thời kỳ mông muội hoang rã. Xã hội phong kiến là bước trung gian để loài người chuyển sang một nền văn minh mới nó hình thành những tiền đề tốt cho sự ra đời của xã hội tư bản chủ nghĩa.
    Nền sản xuất TBCN không chỉ còn là sản xuất nông nghiệp, con người đã được tiếp cận với sản xuất công nghiệp, với những thành tựu khoa học kĩ thuật nó đã tạo ra những khả năng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, nó tạo ra một khối lượng của cải vật chất cho nhân loại bằng tất cả các xã hội trước cộng lại.
    Hình thái kinh tế xã hội là chế độ xã hội bước đầu vừa phát huy vừa thừa kế những thành quả của CNTB, đồng thời khắc phục những mâu thuẫn những hạn chế của TBCN. Một xã hội mà quyền lực nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động - một tầng lớp đông đảo của xã hội. Mọi hoạt động kinh tế - văn hoá - chính trị phục vụ lợi ích trung của toàn xã hội. Không còn tình trạng bóc lột, mọi người đều bình đẳng, sinh hoạt lao động dưới sự quản lý của nhà nước thông qua luật pháp thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ tập trung dân chủ công bằng xã hội. Quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ sở lực lược sản xuất và trình độ phát triển cao cơ sở hạ tầng phù hợp với kiến trúc thượng tầng.
    Trình độ lực lượng sản xuất ở mức thấp, quá độ lên chủ nghĩa xã hội lại không phải từ chủ nghĩa tư bản mà từ bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản với tư cách là một chế độ xã hội. Vì vậy cần phải nhận thức đầy đủ và sáng tạo các quy luật khách quan, trong đó quy luật sản xuất phù hợp với tính chất trình độ lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất nhằm cải tạo các thành phần kinh tế khai thác mọi tiềm năng sản xuất. Phát huy tính chủ động sáng tạo của chủ thể các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế quốc doanh phải phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả để thực sự có tác dụng chủ đạo với các thành phần kinh tế khác.
    Chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và việc sử dụng các hình thức kinh tế “trung gian” quá độ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghãi xã hội ở nước ta mà Đại hội VII vạch ra là đứng đắn. Đại hội VII của Đảng cũng đã chỉ rõ “ . phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất thiết lập từng bước quan hệ sản xuất từ xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng sản xuất chủ nghĩa tiên hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước". Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của kinh tế quốc doanh. Thực hiện nhiều hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Đó là một trong những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước ta.
    II. Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.

    MỤC LỤCI. Hình thái kinh tế xã hội của Mác - Lênin 1
    1. Định nghĩa . 1
    2. Quá trình phát triển của lịch sử 1
    II. CNH, HĐH nông nghiệp , nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 3
    1. Đánh giá tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông thôn . 3
    2. Nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn . 5
    3. Những chủ trương và giải pháp . 6
    III. Mục tiêu và các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
    2001 - 2010 ở Việt Nam . 7
    1. Mục tiêu 7
    2. Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam . 7
    Kết luận . 11
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...