Tiểu Luận Hình thái kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hình thái kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam

    Lời mở đầu
    Hình thái kinh tế xã hội
    trong công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam

    Trong những năm gần đây ở Việt Nam việc nghiên cứu và vận dụng lý luận hình thái kinh tế – xã hội vào sự nghiệp đổi mới đất nước đang là một yêu cầu cấp bách. Hàng loạt vấn đề mới mẻ đang đặt ra : liệu Việt Nam có thể thoát ra tình trạng các nước nghèo, tránh được nguy cơ tụt hậu để vươn lên thành một nước công nghiệp tiên tiến không? Làm thế nào để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá khi điều kiện để thực hiện sự nghiệp đó ở nớc ta còn thiếu? Liệu chúng ta có thể xây dựng thành công hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa được không? Trước hết chúng ta cùng giải đáp vấn đề này qua nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    Hình thái kinh tế xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là một phạm trù dùng để chỉ xã hội ở trong một giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy. Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, giữa LLSX và QHSX luôn tác động biện chứng với nhau. Sự tác động đó làm cho xã hội vận động và phát triển theo những quy luật nhất định.
    Lực lượng sản xuất là tất cả những lực lượng vật chất và những tri thức, kinh nghiệm được sử dụng vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. LLSX bao gồm:
    + Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất.
    +Tư liệu sản xuất do xã hội sản xuất ra.
    Trong đó, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sáng tạo ra tư liệu sản xuất và sử dụng nó để làm ra của cải vật chất.
    QHSX bao gồm: + Các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
    + Các quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất.
    +Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.
    Trong tiến trình lịch sử, sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX lặp đi lặp lại trong quá trình sản xuất vật chất và hình thành quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX. Đây là quy luật cơ bản của xã hội loài người, nó chi phối quá trình vận động và phát triển của mọi thời đại. Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định, làm cho QHSX hiện có trở nên lỗi thời, đòi hỏi phải thay thế bằng QHSX mới tiến bộ hơn để thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển. Ngược lại khi một QHSX được xác lập lại tạo phương thức kết hợp tốt hơn giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, nhờ đó mà thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển mạnh hơn.
    Bên cạnh việc vạch ra phép biện chứng giữa LLSX và QHSX, Mác còn vạch ra phép biện chứng giữa cơ sở hạ tầng ( CSHT ) và kiến trúc thượng tầng ( KTTT ) của mội xã hội:
    Cơ sở hạ tầng là tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của mỗi xã hội nhất định
    Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội và những thiết chế tương ứng của xã hội đó, được hình thành và phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định
    CSHT và KTTT của mỗi xã hội luôn gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Tính chất quá độ, đan xen về kết cấu của cơ sở hạ tầng làm cho nền kinh tế mang tính phức tạp. Kết cấu kinh tế này phản chiếu lên kiến trúc thượng tầng và đặ
     
Đang tải...