Báo Cáo Hình thái kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới của nước việt nam

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hình thái kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới của nước việt nam
    Đề tài:
    HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA NƯỚC VIỆT NAM
    Lời nói đầu
    Trong những năm gần đây ở Việt Nam, việc nghiên cứu và vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp đổi mới đất nước đang là một yêu cầu bức bách. Hàng loạt vấn đề mới mẻ đang đặt ra như: liệu Việt Nam có thể bức ra khỏi tình trạng các nước nghèo, tránh đối với nguy cơ tụt hậu, vươn lên thành một nước công nghiệp tiến lên không? Làm thế nào để thực hiện được công nghiệp hoá - hiện đại hoá khi nhiều điều kiện để thực hiện sự nghiệp đó ở nước ta còn thiếu? Liệu chúng ta có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa mà vẫn xây dựng thành công hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam hay không? Những vấn đề đó đều cần được giải đáp bằng lý luận, đặc biệt là lý luận hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: Vận dụng phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, kinh tế và chính trị trong lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là một phạm trù dùng để chỉ xã hội ở trong một giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng luôn luôn tác động biện chứng với nhau. Sự tác động đó làm cho xã hội vận động và phát triển theo những quy luật nhất định.
    Xây dựng một chiến lược phát triển công nghệ, kết hợp việc chuyển giao công nghệ nước ngoài với việc nâng cao khả năng công nghệ trong nước nhằm tạo ra một tiềm lực công nghệ quốc gia thích hợp.
    Năm là: Huy động triệt để mọi nguồn vốn, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đã huy động để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    Sáu là: Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung sức phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    Bảy là: Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chyển dịch cơ cấu kinh tế cần được xem là điều kiện "cần', có tính chất trung tâm của tăng trưởng, vì vậy nếu không tạo được những chuyển dịch cơ cấu cần thiết thì quá trình tăng trưởng khó có thể thực hiện. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chúng ta cần tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế gồm: Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ.
    Học thuyết Mác đã vạch ra cơ sở khoa học cho sự nhận thức lịch sử đó là: sản xuất vật chất là nền tảng của sự tồn tại và phát triển của mọi xã hội. Trong sản xuất con người bao giờ cũng phải gắn mình trong mối quan hệ "song trùng" nghĩa là, một mặt con người phải quan hệ với giới tự nhiên để cải tạo, chinh phục tự nhiên, mối quan hệ này được biểu hiện thành lực lượng sản xuất. Mặt khác, con người phải quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất, vật chất, được biểu hiện thành quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được tạo thành bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Giữa các yếu tố đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và có vai trò không ngang nhau trong quá trình sản xuất.
    Lực lượng sản xuất là tất cả những lực lượng vật chất và những tri thức, kinh nghiệm được sử dụng vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động, với những kinh nghiệm sản xuất và tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động. Trong đó, người lao động là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sáng tạo ra tư liệu sản xuất và sử dụng nó để là ra của cải vật chất.
    Người lao động vừa có sức lao động, vừa có kinh nghiệm và trí thức lao động, với đầu óc sáng tạo nắm kỹ thuật và sử dụng công cụ lao động để sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, cơ cấu lao động được dịch chuyển theo hướng tăng dần lao động phức tạp và lao động trí óc. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn là một trong những nguyên nhân đưa đến năng suất lao động xã hội ngày càng tăng.
     
Đang tải...