Tài liệu hình ảnh người pháp từ góc nhìn dân tộc và giai cấp trong văn học việt nam từ 1858 đến 1945

Thảo luận trong 'Thiết Kế Web' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: hình ảnh người pháp từ góc nhìn dân tộc và giai cấp trong văn học việt nam từ 1858 đến 1945

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài
    Sự tồn tại của một đối tượng ngoại quốc trong văn học bản địa không chỉ là sự nhận thức về một đối tượng khác ḿnh mà đó c̣n là h́nh thức quy chiếu ngược làm nổi bật những vấn đề bản chất nhất thuộc về văn học và văn hoá của một dân tộc. Như vậy có thể nói việc lựa chọn khảo sát và nghiên cứu về h́nh ảnh người Pháp trong văn học Việt Nam giai đoạn 1858 – 1945, là một hướng đi t́m hiểu về “kẻ khác” so với cội đồng người Việt đồng thời cũng là hành tŕnh xác nhận diện mạo của một nền văn hoá Việt dưới những lớp bọc của những nền văn hoá khổng lồ khác.
    Trong xu thế hiện nay, giới nghiên cứu bàn nhiều tới vấn đề mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, mối quan hệ giữa nghiên cứu văn học và nghiên cứu văn hoá học. Ở nước ta không ít công tŕnh nghiên cứu văn học đi sâu vào t́m hiểu bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam, xem bản sắc dân tộc như là phẩm chất của văn học và cũng có không ít những công tŕnh văn hoá xem trọng dẫn liệu văn học như những dấu hiệu những tiêu chí góp phần làm sáng tỏ đặc điểm văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc. Dựa trên mối tương quan đó, đề tài h́nh ảnh người Pháp trong văn học Việt Nam giai đoạn 1858 -1945 chính là cái nh́n phản tư về dân tộc với hệ quy chiếu khá đa dạng.
    Xét trong lịch sử văn học, h́nh ảnh người Pháp là đề tài xuất hiện trong một giai đoạn ngắn và ở mỗi giai đoạn văn học nó lại được khắc hoạ với những diện mạo khác nhau. Tuy nhiên, h́nh ảnh người Pháp trong giai đoạn 1858 – 1945 được khắc hoạ phong phú nhất, sống động nhất do nó được quy chiếu bởi nhiều luồng tư tưởng thậm chí là những luồng tư tưởng đối nghịch. Sự đa dạng trong góc nh́n đă dẫn tới sự đa dạng trong diện mạo tạo nên những phản hổi khá thú vị về “kẻ khác” đồng thời cũng là những đối thoại độc đáo với góc nh́n của người ngoại quốc về Việt Nam, về người Pháp tại nước thuộc địa. Mặc dù xuất hiện với mật độ không nhiều trong các sáng tác của văn học Việt Nam tuy nhiên các h́nh ảnh người Pháp cũng đă được xây dựng dưới dạng một số h́nh tượng đặc sắc. Đó có thể là sự đối thoại vượt không gian,thời gian và không thể thống nhất ở bất ḱ thời đại nào.
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài của chúng tôi giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của tư liệu là văn học Việt Nam giai đoạn 1858 – 1945. Trong giai đoạn văn học này có không ít những tác phẩm viết về người Pháp hoặc đề cập tới người Pháp. Đối tượng cụ thể mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu là:
    Loại tác phẩm thứ nhất chúng tôi khảo sát là những tác phẩm viết trực tiếp về người Pháp, có thể tạo dưng h́nh ảnh người Pháp thành một h́nh tượng có giá trị nghệ thuật cao, có sức đối thoại lớn. Đối với những tác phầm này cần xác định góc nh́n chi phối tới đặc điểm h́nh tượng để từ đó lí giải nguyên nhân về đặc điểm đó, xác lập nhưng quy chuẩn và h́nh thành những chính kiến của chính người tiếp nhận. Và không có sự giới hạn thể loại đối với khung khảo sát này.
    Loại tác phẩm thứ hai chúng tôi khảo sát là những tác phẩm có những thông tin liên quan gián tiếp tới người Pháp, tới văn hoá Pháp. Đối với loại tác phẩm này chính là một h́nh thức ta đi khảo sát dấu ấn của người Pháp trong văn hoá, văn học Việt Nam; đó chính là hệ quả của lớp vở bọc văn hoá thứ tư, lớp vỏ bọc rất mỏng nhưng lại có sức xuyên thấm mạnh mẽ và gay gắt.
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Tác phẩm Lịch sử văn học Việt Nam -Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX - Nguyễn Lộc,1976, NXB Trung học chuyên nghiệp đă tŕnh bày về một bộ phận văn học chống Pháp, trong đó có một phần nghiên cứu về khuynh hướng văn học tố cáo hiện thực có đề cập khá nhiều tới h́nh ảnh “ông Tây” một cách trực tiếp hay gián tiếp. Xuất phát từ cơ sở dữ liệu đó, chúng tôi đă mở rộng hướng nghiên cứu, khảo sát h́nh ảnh người Pháp trong các tác phẩm được quy chiếu bởi những hệ tư tưởng khác.
    Trong “Những đường bay của mê lộ” – Ngô Tự Lập, 2003, NXB Hội nhà văn, có đề cập tới khái niệm “kẻ khác”, tuy nhiên ở đây chỉ dừng ở mức độ miêu tả trong tương quan đối lập Đông – Tây. Tác giả xuất phát từ sự lí giải sự đối lập Tây – Ta làm nền tảng cho sự xuất hiện của “kẻ khác” đồng thời cũng khắc họa những hệ quy chiếu gợi mở hướng nghiên cứu của chúng tôi khi lí giải sự xuất hiện của người Pháp với vai tṛ và tư cách của “kẻ khác”
    Trong phần viết về những chuyến công du của Cao Bá Quát tới vùng Hạ Châu do một giáo sư sử học người Canada viết, ông đă khái quát lại những tư tưởng của Cao Bá Quát trong các bài thơ du lí của ḿnh. Trong đó, ta thấy nổi bật lên ư thức đồng văn đồng chủng với người Trung Hoa, cái nh́n đánh giá về phương Tây ở phương diện kĩ thuật và cái nh́n đánh giá về người phương Tây với tư cách là con người cá nhân. Đối với cơ sở dữ liệu này, ta có thể hướng đề tài trong mối liên hệ rất đặc biệt với văn hoá đồng thời mở ra một góc tiếp cận mới đối với đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là góc tiếp cận từ cá nhân đối với cá nhân.
    Trong phần nghiên cứu về văn hoá: Văn hoá Việt Nam – nh́n từ mẫu người văn hoá - Đỗ Lai Thuư, đă đề cập tới mô h́nh hoá những vỏ bọc văn hoá Việt Nam: văn hoá Việt Nam được mô h́nh bởi ṿng tṛn đồng tâm với bốn lớp vỏ bọc, tầng đầu tiên là văn hoá bản địa, tầng thứ hai là văn hoá Ấn Độ với trong tâm là Phật Giáo, tầng thứ ba là tầng dày nhất là lớp văn hoá Trung Hoa, và tầng cuối cùng là lớp mỏng nhất nhưng có độ bao phủ lớn nhất là văn hoá phương Tây. Trên cơ sở mô h́nh hoá này, chúng tôi đă định hướng nghiên cứu lí giải diện mạo người Pháp ở góc độ nền tảng xuất phát từ một nền văn hoá dễ bị tổn thương, một nền văn hoá tồn tại dưới nhiều h́nh thức chấp nhận đồng thời t́m hiểu ư thức tiếp nhận như là nguyên nhân chính quy định đặc điểm diện mạo của người Pháp trong văn học Việt Nam giai đoạn 1858 – 1945
    Trong Đông phương học – Edward W.Said đề cập tới ngành khoa học nghiên cứu về Đông phương với bản chất là “tính đứng ngoài”, là một chủ thể nghiên cứu về chính ḿnh, nghiên cứu phương Đông là v́ phương Tây cho ta những gợi dẫn về một xu thế đối thoại mà ta cần h́nh thành trong phần nghiên cứu của ḿnh.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp liên ngành: văn bản học, văn hoá học .
    Phương pháp hệ thống
    Phương pháp lịch sử
    * Một số thao tác khoa học: phân tích – tổng hợp – so sánh












    CHƯƠNG I
    SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHỮ “TÂY” VẦ Ư NIỆM VỀ “KỂ KHÁC” TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ1858 ĐẾN 1945

    1. Giới thuyết về ư niệm “kẻ khác”
    Sự tồn tại khái niệm về “kẻ khác” chỉ có thể xuất hiện trong một môi trường có nhiều đối cực và ở đó con người có ư thức nh́n nhận ḿnh và đối tượng ngoài ḿnh. Những đường ranh giới bị mờ nhoà sẽ được cá thể hoá bởi ư thức tự phê phán của mỗi cá nhân. Chỉ khi nào con người h́nh thành nên tư duy đó, con người mới có thể nhận rơ ư nghĩa tồn tại của ḿnh trong số đông. Ta có thể thấy một thực tế, chủ nghĩa thực dân ngoài việc đem quân xâm lược và đồng hoá các nước nhỏ chúng c̣n h́nh thành những văn bản/ diễn ngôn về những nước thuộc địa. Như thế ngay lập tức h́nh thành hai đối cực, họ là chủ thể nghiên cứu, c̣n phương Đông và các nước thuộc địa trở thành đối tượng nghiên cứu. Sự nghiên cứu này không chỉ phục vụ cho mục đích chính trị mà c̣n hạ thấp người dân thuộc địa về giá trị, để làm nổi bật vị thế hơn hẳn của phương Tây. Trong tương quan đó, người dân thuộc địa đóng vai trờ là “kẻ khác” đối với các nước phương Tây, nhưng là “kẻ khác” được nhào nặn với thứ “sự thật” tương đối. C̣n đối với văn học các nước thuộc địa nói chung và đối với văn học của Việt Nam nói riêng việc khắc hoạ h́nh ảnh người Pháp không chỉ là sự nh́n nhận về “kẻ khác” nhiều chiều mà c̣n là những phản hồi về chính tư cách của dân tộc ḿnh. Cả hai chủ thể nghiên cứu đặc biệt này đều tồn tại trong tương quan tính đứng ngoài với đối tượng. Chính v́ vậy, diện mạo của đối tượng luôn tồn tại với tư cách là “kẻ khác” với hệ quy chiếu ngược.
    1.1. Dấu ấn của người Trung Quốc in đậm trong nền văn hóa, văn học của Việt Nam suốt bao thế kỉ. Những nỗ lực phản kháng của một nền văn hóa nhược tiểu đă có những mảng phải nhường chỗ cho sự lấn lướt của một nền văn hóa lớn. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, người Tàu ở Việt Nam có tên là người Khách. Ngày đó, ở Hà Nội có phố Khách, người Khách sống tràn ngập ở hết phố Hàng Ngang, Hàng Buồm, Phúc Kiến; nhiều người Tàu đă sống thâm căn cố đế ở đất này và vươn lên làm ông chủ hiệu ăn, hiệu bánh, hiệu vải, hoặc cho vay lăi nặng.(88,7). Trong các cuốn sách của Thạch Lam “Hà nội băm mươi sáu phố phường”, trong các số báo của tạp chí Nam Phong – Phạm Quỳnh chủ biên phần tiếng Việt, “Nhớ ǵ ghi nấy” – Nguyễn Công Hoan người ta có thể thấy vị trí của người Khách, của văn hóa Tàu trong đời sống ẩm thực Việt Nam, trong lĩnh vực thương trường . Người An Nam hiểu rơ sức bành trướng của người Khách nhưng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của h́nh thức, của chất lượng và cũng không thể cạnh tranh nổi trên thương trường. Trên tạp chí Nam Phong, Phạm Quỳnh đă khái quát một ư rất đặc sắc rằng: “Ta để chế người Tàu không giống người Tàu để chế người Nhật là v́ người Tàu đối với người Nhật có lẽ là v́ bất b́nh chính trị mà người ḿnh với người Tàu chỉ có ư muốn tranh thương mà thôi” (230, Nam Phong tạp chí số 1 – 12). Khái niệm “để chế” ở đây có nghĩa là ban hành những quy định, đối với đối tượng dân cư khác sống trên lănh thổ của ḿnh. Dựa trên cơ sở so sánh đó, ta có thể thấy trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, trong nếp nghĩ nếp cảm, ta và người Khách không có sự phân biệt ghê gớm về chủng, không có sự đối lập nghiệt ngă của sự đồng hóa và phản kháng. Ư định tranh thương không có dấu vết của chính trị tức là không có sự phân biệt về chủng tuyệt đối, nó hoàn toàn thuộc về vấn đề quyền lợi cá nhân. Tuy nhiên ư thức đồng văn, đồng chủng với người Trung Quốc in dấu ấn rất rơ nét trong tư tưởng của trí thức Việt Nam th́ ta phải kể đến tư tưởng của Cao Bá một nhà văn tiến bộ, một vị quan có khả năng quan sát, tầm nh́n rộng, có năng lực đánh giá thời cuộc. Trong những bài thơ được coi như là bút kí hàng ngày về chuyến công du của ông tại vùng Hạ Châu, Cao Bá Quát đă thể hiện quan niệm đồng văn, đồng chủng này một cách rất rơ nét. Ông trực tiếp trao đổi với người Hoa thông qua bút đàm và có sự tâm đầu ư hợp. Có thể nói đây là yếu tố rất quan trọng để đánh giá sự giao thoa của những nền văn hóa. Ở thời đó sự lệ thuộc về ngôn ngữ ở mặt văn tự có thể được coi là sự đồng hóa ở mức độ cao. Tiếp theo đó trong những bài thơ viết về nhân vật Hoàng – một thương nhân người Hoa mà Cao Bá Quát cảm thấy có thể chia sẻ được, ông đă viết rằng:
    “Vạn lí yên ba do tác khách
    Tam xuân phong nguyệt thặng thùng quân”
    (Khói sóng yên lặng, ta vẫn là người khách lạ
    Trăng gió ba xuân, nay gặp được ông )
    Một sự tri ấm tri kỉ xóa mọi ranh giới địa lí, ranh giới chính trị và thiết nghĩ đó là vấn đề thuộc về con người cá nhân. Nhưng đến khi nhà thơ viết:
    “Ngă thị trung nguyên cựu nhân vật
    Tây phong hồi thủ lệ phân phân”
    (Ta cũng là nhân vật cũ của Trung Nguyên
    Ngoảnh đầu hướng gió Tây, lệ tuôn lă chă)
    Câu thơ đă thể hiện tâm thế, xúc cảm không chỉ của Cao Bá Quát mà c̣n của hầu hết tầng lớp Nho sĩ Việt Nam. Trong bối cảnh văn hoá cùng chung văn tự, thống nhất tư tưởng của kẽ sĩ ở đời, trong tâm thức của các nhà Nho không thể tránh khỏi sự đồng nhất đó. Đến đầu thế kỉ XX, khi sự ảnh hưởng của văn hoá, triết học Trung Hoa đă nhạt dần, chúng ta vẫn rất coi trọng văn tự chữ Nho. Trong cuốn “Nhớ ǵ ghi nấy”, nhà văn Nguyễn Công Hoan đă từng viết về sự tôn sùng chữ Nho trong giai đoạn đầu thế kỉ như một biểu tượng tâm linh, sự thánh thiện tối cao của cốt cách: “Thời ta c̣n học chữ Nho, ta không quan niệm chữ Nho là chữ Trung Quốc mà gọi là chữ Ta. Ta rất kính trọng chữ ông Thánh nên khi thấy mảnh giấy nhỏ, có chữ viết, gọi là giấy chữ, th́ ta nhặt lên, đặt lên trên cao.” (392, 7). Như vậy có thể nói sự đồng nhất về văn tự là yếu tố văn hóa chi phối mạnh mẽ tới hệ tư tưởng của giới trí thức, sự chi phối ấy vượt qua sức chèn ép của chính trị, vượt qua ranh giới địa lí vốn đă rất nhạy cảm. Ư thức đồng văn xét cho cùng đă tạo nên một góc nh́n “cận thị” và “tự măn” đối với dân tộc An Nam, bởi góc nh́n này đă kiềm chế ư thức tiếp nhận mở đối với bất ḱ một nền văn minh nào khác ngoài văn minh Trung Hoa, đồng thời nó tạo nên tâm thế đề cao cái Tôi dân tộc trên cơ sở phủ nhận những ǵ nằm ngoài nó. Và cũng bởi sự đồng nhất này mà thế hệ trí thức, những người đóng vai tṛ quan trọng thúc đẩy một nền văn hóa, văn học phát triển đă tự bao bọc ḿnh quá kĩ càng và cẩn trọng trước văn minh phương Tây. Họ đă từ chối học chữ quốc ngữ, từ chối những thành tựu văn hóa nổi bật về lĩnh vực văn học, triết học, lịch sử, y học .Họ tự cho rằng thế hệ ḿnh với những ǵ đă thấm nhuần của văn hóa Ấn và văn hóa Trung Hoa sẽ đủ sức đối kháng với một thế lực mới. Những hạn chế này đă đóng băng tư tưởng của họ ngăn họ nhận ra một chân lí rằng: phải hiểu rơ về đối thủ mới có thể đủ tâm sức và trí lực đấu lại nó. Ư thức tiếp nhận một nền văn hóa mới của giới trí thức đă dần dần từ bỏ ư niệm định kiến, thái độ mặc cảm cho dù nh́n cả quá tŕnh đó là những bước tiến rất chậm và không kém phần mệt mỏi, chán chường.
    1.2. Cái nh́n của phương Tây đối với người An Nam nói riêng và đối với phương Đông nói chung là cái nh́n mang tính chất từ cái nh́n bên ngoài. Chủ thể nghiên cứu là những nhà chính trị, nhà thương nhân, nhà truyền đạo, nhà văn và cả những người đi du lịch Sau đó nhà du kư Jean Baptiste Tavernier với tập “Du kí về xứ Đông Kinh” và c̣n nhiều thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan,Anh, Pháp .Tập “Hành tŕnh của chiếc thuyền buôn Grol” được xuất bản tại Sài G̣n năm 1882 (Thanh Nghị (2, tr 609 -966). Đây là tập nhật kí hành tŕnh ghi chép cụ thể công việc từng ngày, những thuận lợi khó khăn, những hàn vi giao đăi của thuyền nhân với con người và chính quyền địa phương Edward W. Said trong cuốn “Đông phương học” đă nhấn mạnh “tính đứng ngoài” của người phương Tây khi phản ánh về phương Đông trong đó có Việt Nam. Và ông cũng khẳng định rằng “sản phẩm chính của sự đứng ngoài đó là đại diện” (5, 6). Tính chất đại diện này trong thực tế đă tạo nên một “sự thật” tương đối về đối tượng được phản ánh.Với sự phân biệt không gian địa lí mơ hồ, đối tượng nghiên cứu cũng mơ hồ, th́ phương Đông được mô tả tùy thuộc vào chủ nghĩa nghiên cứu nhiều hơn là “sự thật”. Nhưng xét một cách khác, khái niệm “sự thật” trong lĩnh vực thuộc về văn hóa chỉ là khái niệm tương đối, không ổn định. Sự thể hiện này bị chi phối bởi quan niệm tư tưởng của người viết, người mang sứ mệnh khai hóa với tâm thế đại diện cho một nền văn minh ở một đẳng cấp khác, trong đó c̣n là sự ṭ ṃ muốn khám phá một thế giới khác ngoài văn minh phương Tây. Sự nghiên cứu phương Đông này là v́ bản thân phương Tây phục vụ cho những mục đích đa dạng, công khai hoặc không công khai. Nói như một nhà nghiên cứu sâu sắc về Phương Đông học “ . cũng giống như bản thân phương Tây, phương Đông là một ư tưởng có lịch sử, có truyền thống tư duy, có h́nh tượng và có từ vựng để làm cho nó trở thành một thực tế và hiện diện ỏ phương Tây và v́ phương Tây.” (Xuất phát từ tiền đề đó, phương Đông được thể hiện trong thuyết minh của phương Tây dựa trên những yếu tố: truyền thống văn hóa, phong tục, thể chế, ngôn ngữ . đó là những thứ thuộc về văn hóa, nó có thể tạo thành diện mạo của một nền văn hóa nhưng chưa thể khắc họa được những thuộc tính bên trong của một đất nước, một dân tộc. Góc nh́n bên ngoài mà bài viết đă đề cập ở đây chủ yếu là góc nh́n khai hóa, với góc nh́n này th́ chủ thể nghiên cứu chủ yếu là các cố đạo. “Đó là các cố đạo người Ư Cristoforo Bori (1585 – 1632) sang Trung ḱ và truyền giáo năm 1621, là cố đạo Giulilano Baldinotti cũng là người Ư sang Viễn đông truyền giáo năm 1621, ông là người truyền giáo đầu tiên sang Bắc ḱ” (2). Phương pháp chủ yếu là để tạo nên diện mạo phương Đông nói chung và diện mạo của người An Nam nói riêng là phương pháp so sánh với các dân tộc khác đă phổ biến hơn, tuy nhiên quá tŕnh nghiên cứu, khảo sát này không tránh khỏi tính chất định kiến về một đối tượng thuộc thế giới khác – một loại “kẻ khác” không quá phức tạp nhưng lại tồn tại nhiều ẩn số: ẩn số về lối sống, nếp nghĩ, truyền thống tinh thần .Đối với cái nh́n đứng từ bên ngoài th́ đó là những thứ dễ nắm bắt h́nh hài nhưng khó khăn trong việc thâu tóm hồn cốt. Với góc nh́n khai hóa, người Pháp chủ yếu dựa vào văn hóa để vẽ nên diện mạo An Nam. “C̣n tính nết người Bắc ḱ được Mairiny miêu tả cũng như người Ư, họ có người to và tầm thước và nhỏ. Nhưng thân h́nh họ cân đối, tính nết thuần thụ, nét mặt đều đặn, dễ trông.Người thành thị da trắng hơn là nâu, người nhà quê da vàng xanh. Họ làm việc không biết mệt nhưng không chịu đựng được sự đói túng, quan tâm tới sự việc hiện tại hơn là tương lai . Đấy là duyên cớ làm cho họ cẩn thận và giữ ǵn trong những công chuyện có dính dáng đến quyền lợi của họ .” (16,3)
    Tuy nhiên tới thế kỉ XIX, sự khám phá của người phương Tây đă tiến thêm một bước khi khắc họa cụ thể một con người An Nam, không c̣n đồng nhất họ với đám đông văn hóa nữa. Trong “Đông Dương ngày ấy (1898 – 1908)”, Claude Bourrin đă khắc họa khá nhiều người dân Đông Dương và chủ yếu là người Việt Nam dưới tư cách con người cá nhân hoạt động trong cộng đồng. Đáng chú ư trong hệ thống nhân vật được phản ánh trong tác phẩm này là nhân vật Vi Văn Định, nhân vật có tên trong những nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ, có tên trong cuốn sách thuộc lĩnh vực văn học của Việt Nam. Nhân vật này dưới cái nh́n của một người Pháp – là nhân vật tôi trong tác phẩm, người theo cha sang Đông Dương trong công cuộc xâm lược núp dưới danh nghĩa khai phá của Pháp được khắc họa khá tuyệt vời. Những ḍng hồi ức của nhân vật tôi về Vi Văn Định: “Tôi c̣n thấy như người bạn An Nam phi nước kiệu phía trước mặt tôi vượt qua những đồi cỏ gianh, Nhà thể thao dũng cảm đáng mến này hiện nay là nhân vật quan trọng trong hàng ngũ quan lại dưới quyền cai trị của nhà nước Bảo Hộ. Tên ông là Vi Văn Định, tổng đốc Hà Đông. (28, 3). Đặc biệt hơn nữa, người Pháp này c̣n khắc họa nhân vật tổng đốc An Nam trong thước đo nghệ thuật và thước đo thẩm mỹ: “. Ngoài ra ông c̣n là một người thưởng thức tinh tế, trước đây vẫn thường lui tới các nhà hát nổi tiếng ở Pari. Những đánh giá của ông về các vở kịch của tôi luôn luôn thấm đẫm tinh thần phê phán xây dựng”. Chúng ta chưa cần xét tới xuất thân, tiểu sử, tài năng viết kịch và nhân cách của nhân vật Tôi, chỉ xét độc lập những ǵ mà nhân vật Tôi đưa ra trong trang sách đă là những ǵ rất tương đối, có thể nói đây là minh chứng tiêu biểu cho những “sự thật” từ cái nh́n bên ngoài. Những đáng giá tưởng như rất cụ thể về một con người hoàn toàn trong tư cách cá nhân nhưng lại không có một thước đo chuẩn mực để có thể hữu h́nh hoá nhân vật. Lập trường của một nhân vật trong công cuộc khai hoá, lập trường cá nhân của một người nước ngoài đă đánh giá về một nhân vật An Nam trong hai lĩnh vực ngoài chính trị. Nhưng xét tới tận cũng th́ những lĩnh vực tưởng như vô hại đó có phải cuối cùng cũng là v́ mục đích chính trị đă ngấm sâu trong tâm thức của mỗi người con của đất mẹ Pháp. Dưới góc soi chiếu của lập trường Bảo Hộ, lập trường khái hoá đó nhân vật An Nam hiện lên là người có đẳng cấp cả về uy thế chính trị và đẳng cấp sang trọng về mặt tâm hồn. Trong khi đó, nhân vật Vi Văn Định dưới con mắt của một nhà văn An Nam, một người đứng trên lập trường dân tộc để khắc họa về y: “Vi Văn Định là tay đàn áp cộng sản Thái B́nh khét tiếng. (210 – 211,7). Và nhà văn Nguyễn Công Hoan đă khắc họa thêm một khía cạnh khác, khá thuyết phục để ḿnh chứng cho những đánh giá của ông về nhân vật này: “V́ hắn dốt và hănh tiến nên bị tên thống sứ Grandjean ghét. Gradjean là tay có văn tự nên khinh những người dốt mà làm to. (211,7.). Trong hồi ức của Nguyễn Công Hoan, đó lại là nhân vật phản bội tổ quốc, một kẻ có máu lạnh và hoàn toàn vô văn hoá. Như vậy có thể thấy với cùng một đối tượng, cùng lĩnh vực đánh giá th́ cái nh́n về “kẻ khác” có sự chi phối sâu sắc bởi ư thức tiếp nhận, lập trường quan điểm. Sự đối lập sâu sắc ở hai cái nh́n trên đă khái quát nên bản chất tiếp nhận “kẻ khác”, sự tồn tại của “kẻ khác” trong một môi trường ngoài nó là áp lực của định kiến và là áp lực xuất phát từ chính sự đánh giá về bản thân người tiếp nhận.
    1.3. Trong cuốn “Đông phương học” của Edwars W.Said bàn về các công tŕnh nghiên cứu về phương Đông và bản chất của ngành Đông phương học có tŕnh bày một phần rất thú vị với tiêu đề: “Địa lư tưởng tượng và sự thể hiện: Đông phương hoá người Phương Đông”,theo cảm nhận của chúng tôi, tiêu đề này đă khái quát nên được nét bản chất nhất của ngành Đông phương học trong tương quan “sự thật” về phương Đông. Theo tiêu đề đó, Đông phương học đă tạo ra diện mạo phương Đông bằng những khung tư duy có sẵn hoặc những ḱ vọng vào phương Đông xuất phát từ chính nhu cầu cá nhân của phương Tây. Người ta có thể nh́n thấy ở đó một “sự thật” nhào nặn về phương Đông và như thế có thể khẳng định sự tồn tại của “kẻ khác” bắt rễ sâu sắc từ ư thức cá nhân của chủ thể nghiên cứu. Chúng tôi đưa ra những mô tả về “Kẻ khác” là kẻ không giống ḿnh hay là kẻ dị biệt. Đây thực sự là một khái niệm phức tạp đặt trong tương quan với sự đa dạng của những nền văn hóa, xu thế cá tính hoá để khẳng định sự tồn tại một cách thuyết phục của con người. Bản chất của “kẻ khác” tức là chỉ đối tượng ở ngoài thế giới của ḿnh, đặt trong tương quan với con người cá nhân của ḿnh, đối tượng đó trở thành “kẻ khác”. Nhưng cũng có thể đặt “kẻ khác” trong trường nghĩa của kẻ lạ, tức là một đối tượng bao gồm nhiều yếu tố ḱ dị, khác thường. Cuối cùng xét về căn nguyên nguồn gốc, thước đo sự khác biệt đó chính là những ǵ thuộc về cá nhân mỗi con người. Trong tương quan so sánh hai cá nhân, hai thế hệ, hai quốc gia, dân tộc th́ sự đồng nhất trong bản chất của mỗi người, mỗi thế hệ, mỗi quốc gia, dân tộc thường dễ bị mờ hoá. Đối với mối tương quan này, người ta chỉ quan tâm tới sự khác biệt, chú trọng vào sự khác biệt đó để phân biệt đối tượng. Và có đôi khi chủ thể nghiên cứu không ư thức được rằng trong những thứ tưởng như tương đồng kia cũng có rất nhiều vấn đề dị biệt. Trong sự tồn tại đa dạng của cuộc sống, sự phân hoá khắc nghiệt trong ư thức, thúc đẩy bản năng phân biệt ở mỗi cá nhân. Nói tới “kẻ khác” tức là chạm tới sự phát triển của ư thức soi xét bản thân ḿnh, chỉ khi hiểu những thuộc tính bản thể của ḿnh, ta mới có thể tách ḿnh với “kẻ khác”. Sự tách biệt đó là nền tảng cho sự phát triển hệ ư thức tự phê phán và phê phán.
    Hai chữ “ư niệm” về bản chất là những suy nghĩ đă tạo thành quan niệm cố hữu, mỗi cá nhân tạo nên “ư niệm” bằng sự trải nghiệm để rèn luyện khả năng va chạm và đánh giá cuộc sống, con người. Những ǵ thuộc về “ư niệm” trong những trường hợp nhất định có thể trở thành hạn chế của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. “Ư niệm về kẻ khác” là cách đánh giá giá trị của kẻ khác dựa trên thước đo giá trị của chính bản thân ḿnh. H́nh ảnh “kẻ khác” được ta dựng nên bằng kinh nghiệm cá nhân, bằng sự thu nhận những vốn sống từ rất nhiêu nguồn mang lại. Nh́n “kẻ khác”, nh́n thế giới khác xuất phát từ ư niệm về cá nhân ḿnh là cách tự soi nghiệt ngă đối với những cái Tôi cao ngạo. Với lăng kính hai chiều tương tác này, mỗi người sẽ sống với hai thái cực, thậm chí rất đối lập nhau.
    Trong cuốn “Những đường bay của mê lộ”, tác giả Ngô Tự Lập khi mô tả về huyền thoại “kẻ khác” đă tŕnh bày một ư cơ bản liên quan tới sự h́nh thành bản sắc: “Trong quá tŕnh đó, một quá tŕnh sinh tồn thực sự, sự tồn tại của một cộng đồng thường được khẳng định thông qua sự phân biệt hay đối lập nó với cộng đồng khác. Bên cạnh nhu cầu khẳng định sự tồn tại có tính vật lí c̣n có nhu cầu khẳng định về mặt tâm lí hay nói đúng hơn là về mặt tinh thần. Chính điều này làm nảy sinh vấn đề về bản sắc. (10,17). Nói như vậy có nghĩa là vấn đề bản sắc là căn cốt của sự tồn tại “kẻ khác” và lẽ đương nhiên sự tồn tại đó h́nh thành hệ quy chiếu đa chiều đối với cả hai đối tượng chủ thể và khách thể. Trên sự định hướng bản sắc này, chúng tôi đưa ra hai định hướng về bản chất của “kẻ khác”:
    Ư niệm về “kẻ khác” – thước đo giá trị cái Tôi bản thể
    Hai vế của luận điểm này có sự tồn tại của h́nh thức đối lập, nhưng trong thực tế mối quan hệ “kẻ khác” và cái Tôi bản thể là mối quan hệ không thể tách rời. Ư thức về cái Tôi là thứ ư thức được người ta đề cập mỗi ngày, đối với sự phổ biến này, người ta có nhu cầu trực tiếp bộc lộ cái Tôi cảm xúc, trực tiếp bộc lộ những cung bậc t́nh cảm theo cách độc đáo nhất để khẳng định sự tồn tại. Nhưng có một cách khẳng định sự tồn tại của cái Tôi đó khốc liệt hơn chính là quá chính phủ nhận cái Tôi của kẻ khác. Quá tŕnh này là sự phân biệt ngấm ngầm, thông qua sự phân biệt đó mỗi cá nhân có ư thức tự khu biệt ḿnh với thế giới xung quanh đồng thời h́nh thành xu thế đánh giá và có thể là phán xét. Sự phản ứng đó với những thứ ngoài ḿnh đă tạo nên diện mạo của “kẻ khác” một cách vô thức hoặc rất có ư thức.
    Ư niệm về “kẻ khác” - một h́nh thức tự vấn nghiệt ngă
     
Đang tải...