Tiểu Luận Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá trong thị trường mới nổi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt

    Bài viết này xem xét hiệu ứng truyền dẫn từ tỷ giá (ERPT) đến giá cả trong 12 thị trường mới nổi ở châu Á, Mỹ Latinh, và Trung và Đông Âu. Từ đó, dựa trên ba mô hình vector tự hồi quy, một phần nào thay đổi cách nghĩ thông thường rằng ERPT tác động lên cả giá nhập khẩu và giá tiêu dùng ở các nền kinh tế "mới nổi" luôn cao so với các quốc gia "phát triển". Ở các thị trường mới nổi với tỷ lệ lạm phát 1 con số (nhất là các nước châu Á), người ta nhận thấy rằng mức tác động của tỷ giá lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng thấp và không khác nhau là mấy so với các nền kinh tế phát triển. Nghiên cứu này cũng cho thấy ERPT và lạm phát có một mối quan hệ cùng chiều, phù hợp với giả thuyết của Taylor khi hai nước (Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ) được loại trừ khỏi phân tích. Cuối cùng, về mặt lí thuyết có sự tồn tại mối liên hệ cùng chiều giữa chính sách mở cửa nhập khẩu và ERPT nhưng trên thực tế tác giả chưa tìm được bằng chứng thực nghiệm vững chắc về vấn đề này.

    Khái quát nội dung chính

    Hiểu được rằng ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đối với giá cả là yếu tố chính để đo lường sự phù hợp của chính sách tiền tệ phản ứng với những biến động tiền tệ. Những nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng những thay đổi của tỷ giá hối đoái từ ngắn hạn đến trung hạn không đồng thời với những thay đổi của giá cả. Một nghiên cứu lớn đã được phát triển qua 3 thập kỷ qua đã đưa ra những lý giải khác nhau về lý do tại sao ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên nhập khẩu và giá tiêu dùng là không đồng nhất. Những phân tích thực nghiệm đã đưa ra bằng chứng về sự khác nhau của ERPT với các quốc gia trong mẫu phân tích. Taylor (2000) đã đưa ra 1 luận chứng chính cho vấn đề này, ông đã cố gắng hoàn thành những giả thuyết rằng phản ứng của giá cả do tác động của tỷ giá hối đoái phụ thuộc hoàn toàn vào lạm phát.

    Bài nghiên cứu này xem xét mức độ ảnh hưởng truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá cả ở 12 thị trường mới nổi ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu. Để đạt được điều này, chúng tôi sử dụng mô hình chuẩn đã được McCarthy (2000) nghiên cứu trong các nước tiên tiến và được Hahn (2003) ứng dụng ở các quốc gia EU. Chúng tôi dùng mô hình phân tích vec tơ tự hồi quy- gồm những yếu tố cơ bản như các biến số về đầu ra, tỷ giá hối đoái, giá nhập khẩu và giá tiêu dùng nội địa, lãi suất ngắn hạn và giá dầu mỏ. Phương pháp tự hồi quy này chấp nhận sự nội sinh có thể xảy ra giữa các biến đang xem xét. Những cú sốc về tỷ giá được xác định bởi sự sắp xếp thích hợp các biến và ứng dụng một phương pháp xác định hệ số đệ quy. Vì việc sắp đặt thứ tự các biến có thể sai lệch nên chúng tôi tiến hành 1 phân tích độ nhạy cho các trật tự khác nhau của các biến. Để có thể so sánh, chúng tôi cũng ước lượng các mô hình có thể so sánh cho các nước phát triển điển hình, cụ thể là khu vực EU, Mỹ và Nhật Bản.

    Kết quả xác nhận rằng hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá suy giảm theo chuỗi giá cả, nghĩa là nó tác động đến giá nội địa thấp hơn so với giá nhập khẩu. Cũng có bằng chứng cho thấy ảnh hưởng nhẹ của ERPT lên giá tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Mỹ và Nhật. Theo những nghiên cứu về ERPT trước đó thì cả giá tiêu dùng và giá nhập khẩu của các quốc gia EU bị ảnh hưởng nhiều hơn ở Mỹ. Những phân tích của chúng tôi phần nào thay đổi lối suy nghĩ thông thường rằng EPRT ở các nước mới nổi cao hơn ở nước đã phát triển. Đối với các nước có nền kinh tế mới nổi với lạm phát chỉ là 1 con số (đặc biệt là các quốc gia Châu Á) ERPT ảnh hưởng ít hơn và không khác lắm ở các nước phát triển. Nói chung, bài luận này làm rõ thêm mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ ERPT và lạm phát theo như giả thuyết của Taylor. Điều này chỉ được thể hiện rõ khi loại trừ hai quốc gia (Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ) ra khỏi mẫu nghiên cứu, do những trở ngại về mặt kinh tế vĩ mô ở hai quốc gia này. Cuối cùng, lí thuyết đưa ra sự tồn tại mối liên hệ cùng chiều giữa chính sách mở cửa nhập khẩu và ERPT nhưng thực nghiệm không ủng hộ quan điểm này.

    1. Phần giới thiệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...