Tiểu Luận Hiệu ứng nhà kính - ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH - ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỰ NÓNG LÊN TOÀN CẦU


    I. Hiệu ứng nhà kính là gì?
    1. Khí nhà kính là gì?
    Khí nhà kính bao gồm carbon dioxide, methane, hơi nước và nitrous oxide. Những loại khí này xuất hiện một cách tự nhiên trong môi trường, nhưng cũng do các quá trình sản xuất công nghiệp tạo nên. Khí CFCs là dạng khác của khí nhà kính, loại khí này cũng do quá trình công nghiệp tạo ra.
    2. Khái niệm
    Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
    Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.
    [​IMG] [​IMG] H.1.Sơ đồ mô phỏng hiệu ứng nhà kính​ Khi bức xạ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, một phần bức xạ này sẽ phản xạ lại vào vũ trụ tại biên ngoài khí quyển, phần còn lại xuyên qua bầu khí quyển truyền đến bề mặt Trái Đất dưới dạng bước sóng ngắn.Tại đây, một phần bức xạ sóng ngắn phản xạ lại, xuyên qua lớp khí nhà kính vào không gian vũ trụ và một phần đốt nóng Trái Đất. Trái Đất hấp thu phần năng lượng bước sóng ngắn và trở thành vật bức xạ nhiệt vào khí quyển( bức xạ sóng dài). Một phần bức xạ hồng ngoại sóng dài do Trái Đất phát ra được hấp thụ bởi các khí trong khí quyển( hơi nước, CO2, CH4, Nox )tạo thành một lưới nhiệt bao trùm toàn bộ bề mặt Trái Đất, giữ cho khí quyển và bề mặt Trái Đất ở một nhiệt độ nhất định. Hiệ tượng này giống nhưhiện tượng nhà kính trồng rau khi mà bức xạ Mặt Trời xuyên qua kính bị giữ lại làm cho nhiệt độ của nhà kính tăng lên.Vì vậy, các khí có tính chất trên được gọi là khí nhà kính. Lớp khí bao gồm các khí nhà kính được gọi là lớp khí nhà kính.

    3. Định nghĩa
    “ Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trong khí quyển tầng thấp (tầng đối lưu) tồn tại một lớp khí chỉ cho bức xạ sóng ngắn xuyên qua và giữ lại bức xạ nhiệt của mặt đất dưới dạng sóng dài, nhờ đó bề mặt trái đất luôn có nhiệt độ thích hợp đảm bảo duy trì sự sống trên Trái Đất”.
    4. Bản chất của Hiệu ứng nhà kính
    Nhiệt độ bề mặt trái đất, được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình 160C là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC . Kết quả của sự trao đổi cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, tạo nên bề mặt trái đất luôn có một nhiệt độ nhất định.Qúa trình này có bản chất tự nhiên nên vẫn gọi là “ Hiệu ứng nhà kính tự nhiên”

    Hiệu ứng nhà kính nhân loại : là Hiệu ứng nhà kính xuất hiện do các hoạt động của con người tạo ra từ khoảng 100 năm nay. Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 30C. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,50C trong khoảng thời gian từ 1885-1940, do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5- 4,50C vào năm 2050. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự CO2, CFC, CH4, O3, NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất. Kể từ những năm 1860, công nghiệp hóa đã tăng và những cánh rừng bị thu hẹp làm mức CO2 trong khí quyển tăng lên tới mức 100 phần triệu và nhiệt độ ở Bắc bán cầu cũng tăng lên. Nhiệt độ và các khí nhà kính gia tăng, thậm chí còn nhanh hơn kể từ những năm 1950.

    II- Các tác động của Hiệu ứng nhà kính
    1. Tác động tích cực

    Năng lượng của Mặt trời có thể thay đổi, tuy rất ít, nhưng cũng có khả năng ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái đất. Nhờ có tầng khí quyển chứa sẵn những khí gây ra hiệu ứng nhà kính bẫy một phần năng lượng Mặt trời, mà nhiệt độ trên Trái đất mới trở nên vừa phải để sinh vật sinh sôi nảy nở và sinh sống thoải mái.
    Ở nhiệt độ 2550K, Trái Đất ở trạng thái đóng băng. Tuy nhiên các phép đo thực tế chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình của khí quyển và bề mặt Trái Đất trong cả năm ở tất cả các khu vực là 2990K( tương ứng với 160C), lớn hơn 1550K. Sự khác biệt này là do sự tồn tại của Hiệu ứng nhà kính mà ta chư tính đến.
    Nếu giả thử không có hiệu ứng nhà kính thiên nhiên thì nhiệt độ trung bình trên Trái đất, hiện nay khoảng 160C, đã giảm xuống chỉ còn khoảng -180C.
    Hiệu ứng nhà kính hạn chế sự thay đổi nhiệt độ bề mặt giữa ban ngày và ban đêm, giữa các mùa trong năm, cũng như các vùng khí hậu khác nhau trên Trái Đất. Những tác động đó của Hiệu ứng nhà kính đã làm
     
Đang tải...