Tiểu Luận Hiệu trưởng xây dựng và tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ LỜI NÓI ĐẦU :

    1/ Lý do chọn đề tài :

    Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”.

    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 4 khóa VII tháng 1/1993 đã khẳng định xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một trong những định hướng cơ bản đổi mới sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Tới Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 2 khóa VIII tháng 12/1996 tiếp tục khẳng định XHHGD là một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và đã chỉ rõ : “Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục – đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong cộng đồng, từng tập thể”.

    Mà xã hội hoá giáo dục chính là việc tăng cường tính xã hội của ngành giáo dục, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện cho giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi gợi mọi tiềm năng, phát huy mọi tiềm lực trong xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.

    Hơn thế nữa phát triển giáo dục và đào tạo là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó lực lượng cán bộ, công chức, giáo viên ngành giáo dục là đội tiên phong. Do đó việc tiến hành xã hội hoá giáo dục là một đòi hỏi tất yếu của xu thế hiện nay. Bên cạnh đó, nước ta còn không ít khó khăn về ngân sách chi cho giáo dục trong khi yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay đòi hỏi phải có những điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật các phương tiện phục vụ dạy học thì việc huy động nguồn lực của xã hội tham gia đóng góp, phát triển sự nghiệp giáo dục là hết sức cần thiết, việc làm này còn làm giảm áp lực ngân sách nhà nước, tạo cơ hội cho những nơi có điều kiện huy động sức mạnh của nhân dân tham gia trực tiếp vào việc tháo gỡ những khó khăn của sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Đặc biệt góp phần huy động sức dân vào việc tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

    Do vậy, hiệu trưởng xây dựng và tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong các trường học hiện nay nhất là nhằm tạo cảnh quan sư phạm và đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, hình thành, phát triển nhân cách của học sinh góp phần “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...