Tiểu Luận Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
    1/ Bối cảnh của đề tài:
    Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh (HS) tích cựcgiai đoạn 2008 - 2013; cùng với Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTNCSHCM ngày 19/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008-2013;
    Thực hiện kế hoạch chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”của Phòng GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Tân Hiệp. Những năm gần đây, chúng ta đều thấy ở tuổi thanh, thiếu niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm Trước tình hình trên, tôi nhận thấy việc tổ chức thực thiện tốt phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”là một giải pháp hữu hiệu nhất trong việc rèn luyện kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách cho HS.
    2/ Lý do chọn đề tài:
    Mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001-2010 là phải bảo đảm cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Hơn nữa từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ký ngày 22/7/2008 về phát động thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
    Mặt khác nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục, phải gương mẫu trong việc giữ gìn môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Từ đó địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên để tạo niềm tin, hình ảnh cần thiết giúp nhà trường thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động mỗi nhiệm vụ trong từng năm học.
    Chính do vậy, nên việc “Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh(HS) tích cực”
    3/ Phạm vi, đối tượng của đề tài:
    3.1/ Phạm vi của đề tài:
    Đề tài thực hiện tại trường THCS Tân Hiệp A5, Tân Hiệp, Kiên Giang.
    Thời gian thực hiện: từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2011 – 2012 và sẽ thực hiện mở rộng nghiên cứu, ứng dụng ở những năm học kế tiếp.
    3.2/ Đối tượng của đề tài:
    Khách thể nghiên cứu: Các biện pháp lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”.
    4/ Mục đích của đề tài:
    Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, phân tích đánh giá hạn chế, khó khăn từ đó đề ra các biện pháp thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu, nội dung “Trường học thân thiện, HS tích cực” ở nhà trường.
    Giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một bài học sẽ làm thay đổi được tâm lí, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh bị nhàm chán. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, các phương pháp tổng hợp và thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thập.
    5/ Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu:
    Là phong trào thi đua mang tính nhân văn sâu sắc, ý nghĩa tích cực của phong trào này là tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp: giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa dạy chữ với dạy người
    Đây cũng là đề tài mới, mang tính thực tiễn cao được hình thành từ những việc làm được qua các hoạt động giáo dục trên lớp kết hợp với các HĐGDNGLL.
    Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện,
    Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống giúp cho HS tự tin; nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khoẻ, sống lành mạnh, giỏi tiếng anh
    Học sinh được tham gia vào các hoạt động giáo dục, hoạt động từ thiện, một cách cụ thể giúp các em tự hoàn thiện đạo đức của mình.
    6/ Tính sáng tạo:
    Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là vận dụng sáng tạo của bản thân qua hoạt động thực tế.
    HS được tham gia vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo chủ điểm hàng tháng; tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, tự trau dồi đạo đức nhân cách, lối sống tốt.
     
Đang tải...