Tiểu Luận Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa giáo dục

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào, giáo dục vẫn luôn là vấn đề trọng tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi con người và của cả xã hội. Thực trạng của nền giáo dục nước ta hiện nay đòi hỏi cấp bách là phải cải cách giáo dục ; và chính cũng từ đó xã hội hóa giáo dục (XHHGD) được xem là một trong những giải pháp quan trọng, tích cực nhất để đảm bảo cho sự thành công của cải cách giáo dục.

    Thật vậy, vai trò của xã hội trong sự nghiệp XHHGD vô cùng to lớn. Xã hội phải tham gia vào việc hình thành chương trình giáo dục thông qua chương trình XHHGD. Trong những năm gần đây, nhờ có chủ trương XHHGD mà giáo dục đã có những bước tiến vượt bậc và vững chắc. Đội ngũ thầy cô giáo ngày càng được quan tâm thiết thực hơn; đội ngũ GV cũng đã được chuẩn hoá về trình độ. Và nhất là cơ sở vật chất, điều kiện dạy - học đã được huy động từ nhiều nguồn, đáp ứng ngày càng đầy đủ, khang trang và hiện đại. Nhiều trường học kiên cố, đẹp được xây dựng thành công từ phong trào XHHGD. Vấn đề này đã đánh đổ quan niệm ngôi trường chỉ là nơi dạy học sinh – bởi vì các cơ sở vật chất của trường không chỉ là phương tiện hay công cụ giáo dục mà còn là môi trường để tạo ra nhân cách con người, giúp họ hoàn thiện mọi mặt.

    Với dự án xây dựng theo hướng kiên cố hóa trường học, trường Tiểu học Tân Phúc 1 được tiến hành xây dựng và hoàn chỉnh vào đầu năm 2007 Cơ sở trường gồm hệ thống phòng học văn hóa gồm 16 phòng và hệ thống phòng hành chính gồm 13 phòng. Sau khi xây dựng xong, nói chung các phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế GV và HS, hệ thống điện, quạt. Còn hệ thống khu hành chính chỉ có cái vỏ bên ngoài. Do vậy đòi hỏi phải tiếp tục trang bị tiện nghi bên trong như bàn ghế làm việc, tủ . để phục vụ cho quá trình hoạt động của trường. Ngoài ra cũng cần phải trang bị xây dựng một số phòng chức năng như phòng dạy Hát, phòng dạy Tin học . Điều này không chỉ một mình nhà trường giải quyết được mà cần đến sự chung tay góp sức của cả cộng đồng .

    Do vậy, cương vị là hiệu trưởng của trường, với hướng phấn đấu xây dựng nhà trường đạt danh hiệu Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tập thể Lao động xuất sắc, bản thân tôi đã suy nghĩ: đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục là hướng đi tích cực để xây dựng trường lớp một cách vững chắc cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giáo dục. Bởi lẽ: giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; phát triển giáo dục phải luôn đi liền với quá trình XHHGD. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy XHHGD thực chất là một quá trình huy động nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục cũng như chịu trách nhiệm nhiều hơn về giáo dục. XHHGD không chỉ là những đóng góp vật chất mà cả những ý kiến góp ý của người dân- mà gần nhất là các bậc cha mẹ học sinh ( CMHS ) - đối với những hoạt động và chất lượng giáo dục trong trường học nhằm phát triển giáo dục. Người làm công tác quản lý phải thật sự quan tâm đến công tác XHHGD và phải coi đây là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển ngày càng tốt đẹp hơn .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...