Tiểu Luận Hiệu trưởng với công tác quản lý dạy học theo mô hình trường học mới ( VNEN)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ; hình thành và bồi d­ưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
    Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khoá 7 đã chỉ rõ: “Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong thời đại ngày nay. Đó là một nguồn nhân lực bao gồm những người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kĩ năng nghề nghiệp, về năng lực quản lí sản xuất kinh doanh, điều hành vĩ mô kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kĩ thuật vươn lên ngang tầm thế giới”.
    Tại hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định:” Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục và Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”.
    Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới đang biến động từng giờ, từng phút đòi hỏi công tác giáo dục phải tích cực biến đổi, trong đó việc đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học là tất yếu. Yêu cầu cần những phương pháp góp phần rất tích cực để họat động quản lý giáo dục để giảm được công sức, nâng cao hiệu quả quản lý và giảng dạy, tiết kiệm được nhiều thời gian, bảo đảm sự chính xác cao trong mọi họat động.
    Quản lý hoạt động dạy học được xem là hoạt động trọng tâm trong quản lý trường học, vì dạy và học thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã được xác định và diễn ra trong suốt năm học. Tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD&ĐT theo nghị quyết TW Đảng, cho nên việc quản lý dạy học càng trở nên quan trọng. Từ đó cho thấy vai trò của BGH trong việc quản lý hoạt động dạy học theo mục tiêu đào tạo là rất quan trọng.
    Thực tế giáo dục nói chung và dạy học nói riêng của nước ta hiện nay còn nhiều biểu hiện hạn chế, thậm chí còn lạc hậu trước những yêu cầu của nền kinh tế xã hội đang đổi mới và yêu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy quản lý hoạt động dạy học là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học để thực hiện chiến lược con người - nhân tố quyết định sự phát triển xã hội là bức thiết, là quan trọng.
    Quản lí nhà trường là một quá trình tác động có chủ đích của ban giám hiệu nhà trường đến đối tượng được quản lí là tập thể cán bộ giáo viên công nhân viên đơn vị nhằm đạt được mục tiêu mà đơn vị đề ra.
    Để thực hiện tốt công tác người hiệu trưởng phải thực hiện một chu trình quản lí: Chu trình quản lí là sự kết hợp các chức năng quản lí theo một trật tự thời gian xác định nhằm thực hiện các chức năng quản lí trường học.
    Để thực hiện nhiệm vụ của người quản lí hiệu trưởng nhà trường đã tiến hành việc quản lí đơn vị theo kế hoạch và việc lập kế hoạch cụ thể trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học của cán bộ quản lí là một yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu giáo dục đào tạo và quản lý giáo dục. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp quản lý giáo dục Trường tiểu học Phước Sang được nằm trong dự án của chương trình " Dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)." Điều đó cho thấy, cơ hội cho trường cũng cao nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Chính vì vậy tôi đã đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và chọn đề tài “ Hiệu trưởng với công tác quản lý dạy học theo mô hình trường học mới ( VNEN)”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...