Tiểu Luận Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trong trường mầm non

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦUI. Lý do chọn đề tài:
    Kiểm tra nội bộ trường học là một việc rất quan trọng. Kiểm tra vừa là điều tra, xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc, vừa chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chu trình quản lý chỉ đạo tiếp theo. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu. Chúng ta cũng biết rằng: Kiểm tra đảm bảo được thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo. Nhờ kiểm tra, nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức. Điều này rất quan trọng vì mất quyền kiểm soát, đồng nghĩa với nhà quản lý bị vô hiệu hóa. Tổ chức (nhà trường) có thể lái theo hướng không mong muốn. Kiểm tra nhằm có tác động thích hợp.
    Kiểm tra nội bộ trường Mầm non là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý (Hiệu trưởng) hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường.
    Kiểm tra nội bộ trường Mầm non là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, mở rộng dân chủ và chế độ ủy quyền trong quản lý nhà trường. Nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp Hiệu trưởng xác định mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng . từ đó tìm ra được những nguyên nhân và đề ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả. Qua kiểm tra nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ, sửa chữa những sai sót, khuyết điểm và tuyền truyền kinh nghiệm Giáo dục tiên tiến. Kiểm tra, đánh giá tốt sẽ dẫn tới tự kiểm tra, đánh giá tự giác.
    Công tác thanh tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này. Người nói “muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”[1].
              Hiện nay, trường Mầm non   trong công tác kiểm tra và tự kiểm tra còn chung chung, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá kết quả giáo dục của nhà trường. Với mong muốn từng bước nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ nhằm góp phần tích cực thực hiện đổi mới nội dung, hình thức tổ chức giáo dục Mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục . Vì vậy, trong thời gian quản lý nhà trường tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trong trường mầm non”.

    [HR][/HR]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...