Tiểu Luận Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp ở trường tiểu học, thcs.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
    VÀ HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS.




    I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG VÀ HƯỚNG NGHIỆP TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS.


    1. Tổ chức hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng.
    Điều 03-Luật giáo dục:
    “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
    Đây là nguyên lý giáo dục quan trọng của Đảng, là kim chỉ nam hướng dẫn toàn bộ hoạt động giáo dục trong nhà trường và cả trong xã hội.
    -Tổ chức văn hoá - khoa học - giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã khẳng định 4 trụ cột của việc học là :
    + Học để biết.
    + Học để làm.
    + Học để chung sống.
    + Học để làm người.
    Bởi vậy trong nhà trường phổ thông (trường Tiểu học và THCS) cần tổ chức tốt hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp để sau khi tốt nghiệp phổ thông học sinh có cơ hội, điều kiện trở thành người lao động, người công dân có ích.


    2. Góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo.
    Điều 27-Luật giáo dục nêu mục tiêu của giáo dục phổ thông:
    “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngươì Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách về trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
    “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS”.
    “Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
    Để thực hiện mục tiêu, trường tiểu học và THCS phải tổ chức đồng thời ba hoạt động cơ bản:
    - Hoạt động dạy và học.
    - Hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp .
    - Hoạt động ngoài giờ lên lớp.


    3. Góp phần phân luồng học sinh sau THCS.
    Phân luồng học sinh sau THCS là vấn đề quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hóa.
    Ngày nay, chúng ta đang tiến hành CNH-HĐH đất nước, đang đòi hỏi cao về chất lượng nguồn nhân lực :
    “Phải chăm lo đào tạo những người có học vấn cao, cùng với những người làm tốt và làm rất tốt những ngành nghề thông thường trong nền kinh tế, cần thiết trong cuộc sống và những người thợ có bàn tay vàng”.
    (Bài phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 2-BCHTƯ khoá VIII)
    Công việc đó phải được thực hiện ngay từ giáo dục tiểu học và THCS.




    II. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
    1. Khái niệm :
    Giáo dục lao động là hệ thống những tác động giáo dục, hình thành ở học sinh những quan điểm, niềm tin, thái độ đúng đắn đối với lao động có thói quen lao động, rèn luyện kỹ năng lao động cần thiết, kỹ năng nghề nhất định, có văn hoá lao động, chuẩn bị tâm thế cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động xản xuất và đào tạo nghề.


    2. Những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục lao động.
    - Giáo dục ý thức lao động, hiểu lao động vừa là quyền và nghĩa vụ của công dân.
    - Hình thành những yêu cầu cần thiết cho lao động: tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, vượt khó, đoàn kết.
    - Rèn kỹ năng, kỹ xảo lao động, lao động có kỹ thuật.

    3. Đặc điểm của hoạt động giáo dục lao động trong nhà trường .
    - Hoạt động giáo dục lao động trong nhà trường không nguyên dạng như lao động ngoài xã hội. Đó là: hoạt động học tập là nền tảng để nhà trường làm tốt công tác hướng nghiệp .
    - Lao động trong nhà trường cung cấp cho học sinh học vấn kỹ thuật tổng hợp. Khi tổ chức hoạt động giáo dục lao động trong nhà trường phải chú ý tới mối quan hệ giữa các môn học với giáo dục lao động và hướng nghiệp.
    - Hoạt động giáo dục lao động ở trường Tiểu học và THCS được tiến hành trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và phù hợp với tâm lý lứa tuổi.




    4. Nội dung của hoạt động giáo dục lao động ở trường tiểu học và THCS
    a) Nguyên tắc chỉ đạo việc xác định nội dung của hoạt động giáo dục lao động:
    - Hoạt động lao động phải phù hợp chương trình học.
    - Đảm bảo tính khoa học và phù hợp với lứa tuổi.
    - Gắn phương hướng lao động sản xuất của địa phương với yêu cầu khả năng của nhà trường.
    - Đảm bảo tính hướng nghiệp.


    b) Trường tiểu học.
    - Lao động tự phục vụ: vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình, trực nhật, vệ sinh trường sở, trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây
    - Lao động công ích: tu sửa sân chơi, vệ sinh đường phố,
    Hiện nay giáo dục lao động ở trường tiểu học cũng được tổ chức gắn với hoạt động Đội, sao Nhi đồng trong phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
    Yêu cầu: kết hợp giữa gia đình, nhà trường để thực hiện các nội dung giáo dục ý thức lao động năng lực lao động.


    c) Trường THCS.
    - Lao động là một bộ phận quan trọng của chương trình lao động kỹ thuật tổng hợp và chuẩn bị nghề cho học sinh.
    - Mỗi học sinh tham gia vào một loại hình lao động phù hợp để khi ra trường có thể làm việc theo nghề đã học.
    c1) Lao động gắn với từng vùng kinh tế
    * Vùng đồng bằng :
    - Lao động gắn với các ngành nghề nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, theo hệ sinh thái VAC hoặc các ngành nghề thủ công: mây, tre, mành trúc, trạm khắc gỗ, sơn mài, gốm
    * Vùng thành phố, thị xã.
    - Lao động hướng vào các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, sản xuất hàng gia công: may, thêu, đan, sửa chữa xe đạp, xe máy
    - Lao động trong các ngành nghề cơ khí, sản xuất hàng dân dụng.
    * Vùng trung du, miền núi:
    - Lao động theo các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, trồng cây, gây rừng, chăm sóc và bảo vệ cây, rừng.
    c2) Lao động theo cấp độ từ dễ đến khó
    - Tận thu phế liệu: sắt vụn, vỏ chai, giấy vụn .
    - Lao động theo ngành nghề phổ thông tại gia đình.
    - Lao động ở các nông, lâm trường, trong các nhà máy.
    Yêu cầu:
    - Hình thành cho học sinh năng lực nghề nghiệp nhất định, hay một dạng lao động nhất định.
    - Để học sinh tham gia vào nhiều dạng lao động khác nhau, từ đó các em rút ra được nguyên lý chung về kỹ thuật của một ngành nghề, của một công việc nào đó.
    - Thực hiện “luân” và “chuyên” trong tổ chức lao động để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.
    - Giáo dục kỹ năng sống và hình thành thói quen lao động có văn hóa cho học sinh.




    III. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP .
    1. Khái niệm.
    Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội , trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân .


    2. Nhiệm vụ :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...