Luận Văn Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Cù Chính Lan - Kim

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp


    Trình độ: Đại học
    Đạo đức là cái gốc của mỗi con người .Khi sinh thời Bác Hồ căn dặn : Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì chỉ là đồ vô dụng. Đạo đức con người được hình thành trong quá trình hoạt động. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương đảng khoá VIII chỉ rõ:”muốn tiến hành công nghiệp hoá ,hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Điều 2, luật giáo dục nước cộng hoà XHCN Việt nam năm 2005 cũng xác định : ”Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ , thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
    Sau hơn hai mươi năm đổi mới , đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào.Nhưng mặt khác, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường và một phần do chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường chưa được đảm bảo, nên trong thực tế các trường học hiện nay, còn một bộ phận học sinh có nhiều biểu hiện vi phạm lối sống đạo đức truyền thống, có những trò giỏi về tri thức xã hội nhưng lại tự mãn vô lễ với Ông bà, cha mẹ và thầy cô giáo. Thậm chí có em còn sa vào tệ nạn xã hội, phạm pháp. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra và mang tính cấp thiết là phải tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh bằng nhiều con đường, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay , nước ta đã gia nhập WTO và hội nhập quốc tế, tham gia và chịu sự tác động ngày càng sâu rộng của việc toàn cầu hoá, thì càng cần thiết phải nhanh chóng giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Theo tâm lý học thì nhân cách chỉ hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao lưu. Nguyên lý giáo dục của nước ta cũng khẳng định rõ: ”Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động và sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1:Cơ sở lý luận của việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    Chương 2:Thực trạng chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông cù chính lan huyện kim bôi tỉnh hoà bình.
    Chương 3 :Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lương giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT CCL-KH-HB
     
Đang tải...