Tiểu Luận Hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm của hai phương pháp đông tụ điện hóa và oxi hóa bằng hợp chất fen

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CỦA HAI PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG TỤ ĐIỆN HÓA VÀ OXI HÓA BẰNG HỢP CHẤT FENTON

    TÓM TẮTHoạt động công nghiệp được xem là là nguồn sinh ra các chất ô nhiễm, tích tụ trong môi trường khí, dòng nước thải ra bên ngoài. Công nghệ dệt nhuộm đưa ra môi trường một lượng nước thải lớn chứa hàm lượng chất màu thường rất cao cần phải xử lý. Mỗi loại thuốc nhuộm cần một phương pháp xử lý phù hợp. Trong bài báo này, hai phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm được nghiên cứu và so sánh hiệu quả của chúng. Hiệu suất xử lý nhu cầu oxi hóa học (COD) đạt được của hai phương pháp đông tụ điện và oxi hóa bằng hợp chất Fenton lần lượt là 97% và 85%. Tuy vậy hiệu quả xử lý COD phụ thuộc nhiều vào bản chất của loại thuốc nhuộm có trong nước thải. Tác nhân Fenton có hiệu quả xử lý cao hơn phương pháp đông tụ điện với các loại thuốc nhuộm hoạt tính. Các kết quả cho thấy, việc kết hợp cả hai phương pháp trong xử lý nước thải dệt nhuộm sẽ cho hiệu quả cao đặc biệt với dòng thải chứa nhiều loại thuốc nhuộm.

    1. Đặt vấn đề
    Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang thu hút nhiều sự quan tâm của không chỉ các nhà khoa học, công nghệ mà cả những nhà quản lý môi trường. Những thảm họa thiên tai trong thời gian gần đây là những báo động về sự ô nhiễm môi trường.
    Sự phát triển nhanh của công nghiệp càng làm tăng thêm nguy cơ, rủi ro của ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguy cơ đó. Việc ngăn chặn, xử lý các dòng nước thải công nghiệp được đặt ra hết sức cấp thiết nhằm loại bỏ các chất thải công nghiệp ra khỏi dòng thải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...