Tiến Sĩ Hiệu quả xạ trị trong ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    Danh mục các bảng và hình
    Danh mục các chữ viết tắt
    Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh
    Đặt vấn đề1
    Chương 1: Tổng quan tài liệu
    1.1. Giải phẫu học, bệnh học
    1.1. Chẩn đoán ung thư cổ tử cung
    1.2. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB
    1.3. Các yếu tố tiên lượng ung thư cổ tử cung

    Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    2.2. Phương pháp nghiên cứu
    2.3. Tiêu chuẩn đánh giá
    2.4. Các biến số
    2.5. Sơ đồ nghiên cứu

    Chương 3: Kết quả
    3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
    3.2. Điều trị
    3.3. Sống còn
    3.4. Tái phát, di căn

    Chương 4: Bàn luận
    4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
    4.2. Điều trị
    4.3. Sống còn

    Kết luận120
    Kiến nghị122
    Danh mục các công trình đã công bố113
    Tài liệu tham khảo126
    Phụ lục145

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tính chung trên toàn thế giới, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa thường gặp thứ hai ở phụ nữ chỉ sau ung thư vú. Ước tính năm 2008 trên thế giới có 529.409 ca mới mắc, 274.883 ca tử vong do ung thư cổ tử cung [77].
    Tại Việt Nam, theo Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC), ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp thứ năm ở phụ nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 11,4/100.000, tử suất là 5,7/100.000. Ước tính năm 2008 tại Việt Nam có 5.174 ca mới mắc và 2.472 ca tử vong do ung thư cổ tử cung [77].
    Theo ghi nhận ung thư quần thể thành phố Hồ Chí Minh năm 1997, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 28/100.000 [4]. Gần đây, xuất độ ung thư cổ tử cung có giảm nhưng vẫn là ung thư thường gặp thứ nhì ở nữ tại thành phố Hồ Chí Minh với xuất độ chuẩn tuổi là 16,5/100.000 vào năm 2003 và 15,4/100.000 vào năm 2008 [3].
    Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm điều trị cho trên 1000 ca ung thư cổ tử cung mới. Đại đa số bệnh nhân được phát hiện khi đã có triệu chứng lâm sàng và chưa từng được tầm soát trước, trong đó trên 50% số ca ở giai đoạn tiến xa tại chỗ IIB-IIIB [9], [11].
    Xạ trị là mô thức chính điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ. Xạ trị triệt để ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB gồm xạ trị ngoài kết hợp với xạ trị trong. Kết quả sống còn 5 năm giai đoạn IIB là 50 –65%, giai đoạn IIIB là 25 –35% sau xạ trị đơn thuần [38], [49], [68].
    Tháng 05/2000 bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh đã được trang bị máy xạ trị trong nạp nguồn sau suất liều cao với nguồn Iridium 192 và hoàn chỉnh phác đồ xạ trị ngoài kết hợp với xạ trị trong điều trị triệt để ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB. Xạ trị ngoài lúc này được thực hiện bằng máy Cobalt 60 kỹ thuật xạ trị quy ước. Loạt bệnh đầu tiên cũng đã được đánh giá kết quả sống còn vào năm 2005 [9].
    Tháng 03/2006, máy gia tốc năng lượng cao (năng lượng photon cao nhất lên đến 18MV) được đưa vào sử dụng có ưu thế hơn máy Cobalt khi xạ trị ngoài vùng chậu do xuyên thấu sâu hơn. Ngoài ra, hệ thống hoàn chỉnh với máy CT mô phỏng, hệ lập kế hoạch điều trị ba chiều, ứng dụng kỹ thuật xạ trị phù hợp mô đích giúp có thể xạ trị chính xác hơn kỹ thuật xạ trị quy ước. Xạ trị triệt để ung thư cổ tử cung được nâng lên một bước. Tại thời điểm này, Bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh là bệnh viện đầu tiên trong cả nước áp dụng phối hợp kỹ thuật xạ trị ngoài gia tốc kết hợp xạ trị trong nạp nguồn sau suất liều cao xạ trị triệt để cho bệnh nhân.
    Như vậy, việc trang bị máy móc mới và áp dụng kỹ thuật điều trị mới ảnh hưởng lên kết quả điều trị như thế nào?
    Nghiên cứu này đánh giá kết quả điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB tại Bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh bằng phác đồ xạ trị ngoài với máy gia tốc năng lượng cao kết hợp với xạ trị trong nạp nguồn sau suất liều cao với các mục tiêu cụ thể sau:
    1. Khảo sát một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân được nghiên cứu.
    2. Phân tích đáp ứng và tác dụng phụ của phác đồ xạ trị.
    3. Đánh giá kết quả xạ trị, xác định tỉ lệ sống còn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...