Tiến Sĩ Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 4/5/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp (DN), các lĩnh vực kinh tế, trong đó không thể không nói đến ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Việc thực hiện các cam kết mở cửa vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại (NHTM) mở rộng thị trường ra nước ngoài, vừa buộc các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở thị trường trong nước. Hơn nữa, bối cảnh này còn tác động đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung, hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) nói riêng.

    Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng gặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng và dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là sự tăng lên nhanh chóng của các NHTM nước ngoài với lợi thế về đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tiềm lực về tài chính mạnh và công nghệ hiện đại, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, không những đã làm thu hẹp thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, mà còn đặt NHNo&PTNT
    tỉnh Quảng Nam trước yêu cầu phải cải cách thích ứng, đổi mới hoạt động hiện đại hóa trong quá trình tồn tại và phát triển.
    Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng về lượng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, mở rộng mạng lưới hoạt động, năng động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay tín dụng của khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng mạnh dạn cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), đồng thời mở rộng nhiều hình thức cho vay mới như: cho vay tiêu dùng, trả góp, thực hiện chiết khấu, cho vay đồng tài trợ.
    Với việc đa dạng hoá hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã thu được những kết quả đáng kể, chất lượng tín dụng ngày càng mở rộng và cải thiện. Là một trong những NHTM đầu tiên được thành lập trên địa bàn Quảng Nam, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có nhiều thế mạnh trong các hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế. Hiện nay NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực triển khai đồng bộ các nghiệp vụ tín dụng, gia tăng các sản phẩm dịch vụ để hoàn thiện, vươn lên và phát triển trong thời đầu hội nhập. Là một ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD), NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Song cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng luôn phải thay đổi theo môi trường hoạt động để thích nghi với môi trường, nên các cơ chế chính sách phải luôn được đổi mới. Trên giác độ này, hiện nay hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nói chung vẫn còn khá nhiều bất cập, như: chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn những yếu tố không vững chắc trong chiếm lĩnh thị trường về khách hàng, cơ cấu nguồn vốn, dư nợ tín dụng đối với các thành phần kinh tế, hiệu quả đầu tư tín dụng chưa được cao, chưa bền vững so với khả năng, chênh lệch so với lãi suất đầu ra đầu vào còn thấp nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ để mở rộng hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trước bối cảnh hoạt động của NHTM nói chung, hiện nay vấn đề hiệu quả tín dụng đang đặt ra cấp thiết và cần nghiên cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận, đề xuất được các tiêu chí để đánh giá từ tổng thể đến cụ thể để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhất quán từ quan niệm nhận thức đến đánh giá đối với hiệu quả tín dụng ngân hàng.
    Hiện nay, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả chưa cao. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của Ngân hàng mà còn tác động tới sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn nói trên, đòi hỏi phải triển khai nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài nghiên cứu “Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam” được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận án.

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7
    1.2. Những điểm đã thống nhất và những điểm cần nghiên cứu trong luận án về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 24
    1.3. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 25
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 32
    2.1. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng Thương mại 32
    2.2. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 46
    2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng của các Ngân hàng Thương mại trong và ngoài nước 66
    Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 77
    3.1. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 77
    3.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 85
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 123
    4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 123
    4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 126
    4.3. Một số kiến nghị 148
    KẾT LUẬN 155
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
    QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...