Tiến Sĩ Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    MỤC LỤC
    Trang1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7
    1.2. Những điểm đã thống nhất và những điểm cần nghiên cứu trong
    luận án về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 24
    1.3. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả tín dụng
    của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
    Quảng Nam 25
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TÍN
    DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 32
    2.1. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng Thương mại 32
    2.2. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 46
    2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng của các Ngân hàng
    Thương mại trong và ngoài nước 66
    Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
    NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH
    QUẢNG NAM 77
    3.1. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 77
    3.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 85
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN
    DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
    TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 123
    4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 123
    4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng
    Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 126
    4.3. Một số kiến nghị 148
    KẾT LUẬN 155
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
    QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 158
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành
    thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều
    cơ hội mới cho các doanh nghiệp (DN), các lĩnh vực kinh tế, trong đó không
    thể không nói đến ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam.
    Việc thực hiện các cam kết mở cửa vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng
    thương mại (NHTM) mở rộng thị trường ra nước ngoài, vừa buộc các NHTM
    phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở thị trường trong nước.
    Hơn nữa, bối cảnh này còn tác động đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh
    doanh của các DN, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTM
    nói chung, hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát
    triển nông thôn (NHNo&PTNT)nói riêng.
    Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn tỉnh
    Quảng Nam, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng
    gặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng và dịch vụ
    ngân hàng, đặc biệt là sự tăng lên nhanh chóng của các NHTM nước ngoài
    với lợi thế về đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tiềm lực về tài chính mạnh và
    công nghệ hiện đại, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, không những đã làm thu
    hẹp thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, mà còn đặt NHNo&PTNT
    tỉnh Quảng Nam trước yêu cầu phải cải cách thích ứng, đổi mới hoạt động
    hiện đại hóa trong quá trình tồn tại và phát triển.
    Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng và phát triển không
    ngừng về lượng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã chú trọng nâng cao trình
    độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, mở rộng mạng lưới hoạt động, năng
    động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay tín dụng của khách hàng.
    Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng mạnh dạn cho vay mọi thành phần kinh
    tế, đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), đồng thời mở
    rộng nhiều hình thức cho vay mới như: cho vay tiêu dùng, trả góp, thực hiện
    chiết khấu, cho vay đồng tài trợ.Với việc đa dạng hoá hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng
    Nam đã thu được những kết quả đáng kể, chất lượng tín dụng ngày càng mở
    rộng và cải thiện. Là một trong những NHTM đầu tiên được thành lập trên địa
    bàn Quảng Nam, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có nhiều thế mạnh trong
    các hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế. Hiện nay NHNo&PTNT tỉnh Quảng
    Nam đang nỗ lực triển khai đồng bộ các nghiệp vụ tín dụng, gia tăng các sản
    phẩm dịch vụ để hoàn thiện, vươn lên và phát triển trong thời đầu hội nhập.
    Là một ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD), NHNo&PTNT
    tỉnh Quảng Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
    nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở ra
    quan hệ tín dụng trực tiếp và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các thành
    phần kinh tế để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
    trên địa bàn. Song cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín
    dụng luôn phải thay đổi theo môi trường hoạt động để thích nghi với môi
    trường, nên các cơ chế chính sách phải luôn được đổi mới. Trên giác độ này,
    hiện nay hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nói chung
    vẫn còn khá nhiều bất cập, như: chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn những yếu tố
    không vững chắc trong chiếm lĩnh thị trường về khách hàng, cơ cấu nguồn
    vốn, dư nợ tín dụng đối với các thành phần kinh tế, hiệu quả đầu tư tín dụng
    chưa được cao, chưa bền vững so với khả năng, chênh lệch so với lãi suất đầu
    ra đầu vào còn thấp nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ để mở rộng hoạt
    động và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trước bối cảnh hoạt động của NHTM
    nói chung, hiện nay vấn đề hiệu quả tín dụng đang đặt ra cấp thiết và cần nghiên



    cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận, đề xuất được các tiêu chí để đánh giá
    từ tổng thể đến cụ thể để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhất quán từ quan
    niệm nhận thức đến đánh giá đối với hiệu quả tín dụng ngân hàng.
    Hiện nay, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đạt
    hiệu quả chưa cao. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền
    vững của Ngân hàng mà còn tác động tới sự phát triển của nền kinh tế, đặc
    biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn nói trên, đòi hỏiphải triển khai nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao
    hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
    Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài nghiên cứu “Hiệu quả tín dụng của Ngân
    hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam” được chọn
    làm đối tượng nghiên cứu trong luận án.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu đề tài luận án là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực
    trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đồng thời đề xuất
    giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
    trong những năm tới.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để hoàn thành mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án là:
    - Làm rõ bản chất hoạt động tín dụng, các tiêu chí đo lường hiệu quả tín
    dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM.
    - Phân tích, đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng
    Nam trong giai đoạn 2009 - 2013. Thông qua mô hình kinh tế lượng lựa chọn
    để phân tích chiều hướng tác động, mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đo
    lường hiệu quả tín dụng riêng biệt tới hiệu quả tín dụng tổng thể.
    - Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của
    NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong những năm tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu trong luận án là hiệu quả tín dụng của
    NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Hiệu quả thể hiện thông qua các tiêu chí đo
    lường cụ thể và tổng thể.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    * Thời gian nghiên cứu:
    - Thời gian khảo sát để đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT
    tỉnh Quảng Nam được xem xét trong giai đoạn 2009 - 2013. Các giải pháp
    nâng cao hiệu quả tín dụng được đề xuất đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...