Luận Văn Hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHÓA 48
    MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mấy chục năm qua, viện trợ phát triển chính thức (ODA) đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này đã làm thay đổi bộ mặt nhiều quốc gia trên thế giới.
    Ở Việt Nam từ khi tiến hành đổi mới, nước ta đã tiến hành đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, nền kinh tế Việt Nam đã có những chyển biến tích cực và ngày càng khởi sắc.
    Đạt đước những thành tựu đó, một mặt do Việt Nam đã phát huy tốt sức mạnh nội lực của nền kinh tế, mặt khác việc mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới đã tạo điều kiện để Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài bổ sung vào phần vốn đang thiếu trong nước, trong đó vốn ODA chiếm vị trí quan trọng.
    Từ đầu những năm 90, Việt Nam tiếp nhận nhiều hơn ODA của cộng đồng quốc tế, đứng đầu trong danh sách các nước, tổ chức viện trợ ở Việt Nam là Nhật Bản. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, là một trong những nước viện trợ, buôn bán và đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
    Thông qua hoạt động viện trợ, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng được củng cố bền chặt hơn. Với Nhật Bản, ODA đem lại nhiều lợi ích thiết thực, với Việt Nam, ODA của Nhật góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã
    hội nói chung và từng lĩnh vực cụ thể nói riêng.
    Trong những năm tới, ODA của Nhật vào Việt Nam có thể sẽ tăng lên nhanh chóng tuy nhiên “năng lực hấp thụ viện trợ”của Việt Nam như thế nào là một vấn đề
    quan trọng.
    Gần đây, đặc biệt là sau sự kiện PMU 18 Ban Quản lý dự án 18 năm 2006 và sự cố tham nhũng xảy ra ở dự án ODA “ Đại lộ Đông – Tây” ( thành phố Hồ Chí Minh) gây nhiều chấn động về hiệu quả sử dụng và quản lý ODA, thì hầu như ngày nào trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, người ta cũng luôn đề cập đến thuật ngữ ODA. Có lẽ tại thời điểm này, từ cả hai phía Chính phủ và xã hội, cần có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề tiếp nhận, quản lý và giám sát sử dụng ODA, một nguồn vốn vô cùng quan trọng cho sự phát triển đất nước.
    Để có được cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả sử viện trợ ODA của Nhật cho Việt Nam em xin được đưa ra đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm, các tiêu thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam;
    - Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian qua;
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt nam;
    - Phạm vi nghiên cứu: Nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh Các phương pháp này được sử dụng kết hợp hoặc riêng rẽ trong quá trình nghiên cứu.
    - Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các kết quả/đánh giá thực tế của các chuyên gia/nhà tài trợ từ các dự án đã và đang thực hiện có sử dụng nguồn vốn ODA để làm rõ hơn các kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Hệ thống hoá lý luận về vốn ODA và khẳng định vai trò của nguồn vốn ODA Nhật Bản đối với phát triển của Việt Nam.
    - Trên cơ sở phân tích thực trạng, những kết quả và bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất những định hướng, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian tới;
    6. Tên và kết cấu luận văn
    - Tên luận văn: "Hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp"
    - Kết cấu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
    § Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn ODA và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
    § Chương 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian qua ( 1993- 2008)
    § Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giá, TS. Đào Thị Thu Giang- Khoa Quản trị kinh doanh- đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    chương 1 . NHỮNG vẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA 4
    1.1. VỐN ODA 4
    1.1.1. Khái niệm và các hình thức của vốn ODA 4
    1.1.1.1. Khái niệm ODA 4
    1.1.1.2. Các hình thức ODA 5
    1.1.2. Đặc điểm nguồn vốn ODA 7
    1.1.3. Tính hai mặt của vốn ODA đối với nước nhận viện trợ. 8
    1.1.3.1. Ưu điểm 9
    1.1.3.2. Mặt trái của vốn ODA 11
    1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 12
    1.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 12
    1.2.1.1. Sự cần thiết 12
    1.2.1.2. Các hình thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 12
    1.2.1.3. Thông tin để đánh giá. 20
    1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. 21
    1.2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính. 21
    1.2.2.2. Các chỉ tiêu kinh tế- xã hội khác. 24
    1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA 25
    1.2.2.1. Các nhân tố khách quan. 25
    1.2.2.2. Các nhân tố chủ quan. 26
    1.2.3. Vai trờ của việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 29
    1.2.3.1. Đối với nhà tài trợ. 29
    1.2.3.2. Đối với nước nhận ODA ( Việt Nam) 30
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I. 31
    Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY 32
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ ODA CỦA NHẬT BẢN 32
    2.1.1. Định hướng- Chiến lược ODA của Nhật Bản. 32
    2.1.1.1. Mục tiêu ODA 32
    2.1.1.2. Những chính sách cơ bản về ODA 33
    2.1.1.3. Các vấn đề ưu tiên. 35
    2.1.1.4. Các khu vực ưu tiên. 36
    2.2. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2008. 37
    2.2.1.Tình hình cam kết và ký kết các khoản vay ODA Nhật Bản. 38
    2.2.2. Tình hình giải ngân. 40
    2.2.3. Tình hình sử dụng vốn ODA 41
    2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 44
    2.3.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 44
    2.3.2. Thực trạng công tác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam 47
    2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam 50
    2.3.3.1. Đánh giá hiệu quả tài chính. 50
    2.3.3.2.Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội 51
    2.3.4. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam 58
    2.3.4.1. Nhận thức chưa đúng đắn về hiệu quả vốn ODA 58
    2.3.4.2. Quy hoạch và phân bổ sử dụng nguồn vốn ODA 59
    2.3.4.3. Vấn đề cơ chế, chính sách quản lý. 60
    2.3.4.4. Vấn đề tổ chức quản lý và điều hành. 61
    2.3.4.5. Các quy định chặt chẽ của nhà tài trợ. 66
    3.2.4.6. Năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ. 68
    Chương 3CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODACỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM . 70
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VẬN ĐỌNG ODA CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2006-2010 70
    3.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010. 70
    3.1.2. Phương hướng vận động ODA của Việt Nam trong thời kỳ 2006-2010. 71
    3.2. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 73
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM 75
    3.3.1. Hoàn thiện chiến lược thu hút và sử dụng ODA 75
    3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư 76
    3.3.3. Đa phương hoá các phương thức vận động ODA 76
    3.3.4. Hoàn thiện các quy định pháp lý về ODA 78
    3.3.4.1. Chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng. 78
    3.3.4.2. Cơ chế vốn đối ứng. 78
    3.3.5. Hài hoà thủ tục. 79
    3.3.5.1. Các biện pháp chính sách, thể chế. 81
    3.3.5.2. Các biện pháp kỹ thuật theo quy trình dự án. 84
    3.3.6. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ. 85
    3.3.7. Một số kiến nghị khác. 87
    Kết luận chương 3. 89
    KẾT LUẬN CHUNG 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...