Thạc Sĩ Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động
    của DN phải được coi là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược. CPH
    DNNN đến nay được coi là một giải pháp có nhiều ưu điểm nhất trong các giải pháp tái
    cơ cấu lại DNNN. Hội nghị trung ương 3 khóa IX (tháng 9/2001) đã ra nghị quyết “Về
    tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN”, coi đó là nhiệm vụ
    cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ.
    Đến Hội nghị trung ương 9 khóa IX (tháng 01/2004) Đảng ta quyết định “Tiếp tục sắp
    xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực DNNN, trọng tâm là CPH mạnh
    hơn nữa” [17, tr.191]. Đại hội X Đảng ta tiếp tục khẳng định: “khuyến khích phát triển
    mạnh hình thức đa sở hữu mà chủ yếu là các DNCP thông qua việc đẩy mạnh CPH
    DNNN” [18, tr.231]. “Đẩy mạnh và mở rộng diện CPH DNNN, kể cả các tổng công ty,
    nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn Nhà nước sử dụng có
    hiệu quả và ngày càng tăng lên, đồng thời thu hút mạnh các nguồn lực trong nước,
    ngoài nước cho phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc CPH
    DNNN”[18, tr.232].
    Quá trình CPH DNNN thời gian qua là quá trình “vừa đi, vừa dò”, từ “khép kín” sang
    thực hiện đấu giá công khai theo nguyên tắc thị trường, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm với tinh
    thần chủ động, từng bước vững chắc [35, tr.18]. Thực tiễn sau 13 năm thực hiện CPH
    DNNN, kể từ năm 1992, nhất là sau Nghị quyết trung ương 3 và Nghị quyết trung ương 9
    khóa IX trở lại đây cho thấy, chủ trương đó là hoàn toàn đúng đắn, ngày càng đi vào cuộc
    sống. Nếu 6 năm kể từ 1992 đến 1998, chúng ta chỉ CPH được 30 DN, và 5 năm sau đó, kể
    từ 1998 tới trước Hội nghị trung ương 3 khóa IX (tháng 8/2001), có 523 DNNN được CPH
    thì trong vòng hơn 4 năm trở lại đây, chúng ta đã hoàn thành CPH 2.347 DNNN, nâng số
    DNNN được CPH lên tới 2.890 đơn vị trong tổng số 5.655 DNNN cần phải CPH [35,
    tr.12-13].
    Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thời kỳ hậu CPH là tổ chức tốt và nâng cao
    hiệu quả việc sử dụng vốn tại các DNCP. Hiệu quả sử dụng vốn tại các DNCP nói chung,


    DNCNCP nói riêng là vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ
    thống về lý luận và tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn trong nước và quốc tế.
    Đà Nẵng với vị thế là thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị hạt nhân của
    vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã xuất hiện nhiều DNCP từ CPH DNNN. Vì thế,
    hiệu quả sử dụng vốn sau CPH tại các DNCP nói chung, DNCNCP nói riêng cũng là một
    yêu cầu bức thiết cần phải đặt ra và giải quyết; nhất là trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực
    hóa và Việt Nam chuẩn bị là thành viên của WTO. Đến nay, chưa có công trình nào
    nghiên cứu đầy đủ về các DN của thành phố Đà Nẵng sau CPH và đặc biệt là vấn đề hiệu
    quả sử dụng vốn tại các DNCN sau CPH.
    Xuất phát từ thực trạng đó, việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống tình
    hình sử dụng vốn tại một số DNCN sau CPH của thành phố Đà Nẵng để có cơ sở xây dựng
    những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các DNCN sau CPH; là vấn đề
    vừa cơ bản cấp bách, vừa có tính lâu dài, đồng thời đó cũng là vấn đề có tính thời sự xã
    hội. Chính vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh
    nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng” là một trong những đòi hỏi bức thiết
    của thực tiễn ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu
    CPH DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trong những
    giải pháp quan trọng nhằm sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, xây dựng kinh tế
    nhà nước vững mạnh, đủ sức giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc dân, trong quá trình phát
    triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN [35, tr.12]. Thời gian qua đã có nhiều cấp,
    ngành từ trung ương đến địa phương, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học quan tâm nghiên
    cứu vấn đề này. Việc nghiên cứu về DNNN sau CPH nói chung, DNCNCP nói riêng đã có
    một số công trình khoa học, hội thảo, bài viết được công bố. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu
    hiệu quả sử dụng vốn tại DNCN sau CPH mới chỉ được đề cập như một giải pháp hoặc nội
    dung riêng lẻ.
    Trong thời gian gần đây, trên cấp độ quốc gia đã có 2 cuộc hội thảo lớn về CPH
    và hậu CPH DNNN:
    - Tháng 9/2005, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Ngân
    hàng thế giới(WB) đã kết hợp tổ chức hội thảo “Hậu CPH DNNN”.


    Hội thảo đã được các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài nước trình bày nhiều
    tham luận nhằm làm sáng tỏ hơn nguyên nhân tạo ra sự khác biệt trước và sau CPH, ảnh
    hưởng của cơ cấu sở hữu đến DNCPH, đồng thời tập trung hơn vào những vấn đề phát
    sinh sau CPH DNNN, nhất là vấn đề quản trị doanh nghiệp để có cơ sở đề ra các giải pháp
    thiết thực cho quá trình đẩy mạnh CPH và quản trị DN sau CPH trong thời gian tới.
    - Tháng 3/2006, Tạp chí Cộng sản, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo Nhân
    dân và Đảng ủy khối các cơ quan kinh tế trung ương đã tổ chức hội thảo “Phát huy vai trò
    lãnh đạo của Đảng đối với tiến trình CPH DNNN”. Hội thảo đã làm rõ những vấn đề chính
    yếu sau:
    + CPH DNNN- thực tế và những vấn đề đặt ra đối với sự lãnh đạo của Đảng.
    + Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong tiến trình
    thực hiện CPH DNNN.
    + Phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
    đấu của tổ chức đảng trên lộ trình CPH và sau CPH DNNN.
    Ngoài hai cuộc hội thảo lớn đã nói trên còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về
    vấn đề CPH và hậu CPH DNNN được các nhà khoa học xuất bản thành sách hoặc đăng tải
    trên các tạp chí uy tín của cả nước như Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí
    Lý luận chính trị, diễn đàn “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” trên Website Đảng cộng sản
    Việt Nam, . Ví dụ:
    - PGS,TS. Lê Hồng Hạnh (2004), CPH DNNN- những vấn đề lý luận và thực tiễn,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    - PGS,TS. Lê Văn Tâm (2004), CPH và quản lý DNNN sau CPH, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    - GS,TS. Lê Hữu Nghĩa (2004), CPH DNNN ở Việt Nam: mấy vấn đề về lý luận
    và thực tiễn, Tạp chí Cộng sản, số 22.
    - PGS,TS. Phạm Quang Huấn (2006), CPH DNNN : Mười lăm năm nhìn lại, Tạp
    chí Nghiên cứu kinh tế, số 333.
    - TS. Nguyễn Thị Thơm (2003), DNNN sau CPH: kết quả hoạt động, bất cập nảy
    sinh và hướng tháo gỡ, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7.
    - PGS, TS. Vũ Văn Phúc (2004), Giải pháp khắc phục những vấn đề đang đặt ra


    từ thực trạng CPH DNNN hiện nay, Diễn đàn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên
    Website Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa có một công trình nào nghiên cứu về
    vấn đề này. Năm 2002 UBND thành phố đã lập đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển
    và nâng cao hiệu quả DNNN thuộc thành phố quản lý đến năm 2005.
    Như vậy, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn tại các DNCN sau CPH vẫn đang trong quá
    trình nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn. Là người làm công tác giảng dạy
    và nghiên cứu, tác giả luận văn mạnh dạn nghiên cứu đề tài này với hy vọng góp phần nhỏ bé
    vào quá trình tìm lời giải hoàn thiện cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các DNCN
    sau CPH ở nước ta.
    Trong quá trình nghiên cứu tác giả luận văn đã kế thừa và chọn lọc những ý tưởng
    của các công trình đã công bố nhằm góp phần phân tích, luận giải, hệ thống hóa những vấn
    đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn tại DNCN sau CPH; tiến tới đề xuất, kiến nghị
    và đưa ra một số giải pháp về hiệu quả sử dụng vốn tại DNCN sau CPH của thành phố Đà
    Nẵng.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Xuất phát từ tính chất vấn đề cần nghiên cứu và khả năng của bản thân, đề tài đặt
    ra các mục đích và nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau
    * Mục đích của đề tài:
    + Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong các DNCN sau CPH của thành
    phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
    + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các DNCN
    sau CPH của Đà Nẵng.
    * Nhiệm vụ đề tài:
    + Khảo sát và kế thừa, nghiên cứu các công trình, các tài liệu có liên quan đến
    hướng nghiên cứu đề tài.
    + Làm rõ ý nghĩa lý luận và thực tiễn hiệu quả sử dụng vốn và các vấn đề liên
    quan đến hiệu quả sử dụng vốn trong các DNCN sau CPH.
    + Nghiên cứu và phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong các DNCN sau
    CPH của thành phố Đà Nẵng.


    + Rút ra một số nhận xét về tình hình sử dụng vốn trong các DNCN sau CPH của
    Đà Nẵng.
    + Xây dựng một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng
    vốn trong các DNCN sau CPH nhằm quản trị DNCN sau CPH từng bước được tối ưu.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả sử dụng vốn trong DNCN sau CPH.
    - Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu một số DNCNCP được hình thành từ CPH
    các DNNN thuộc sự quản lý của thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến 2005.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề tài đặt ra, ngoài phương pháp luận khoa học
    Mác - Lênnin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác, cụ thể như: khảo sát, điều
    tra nghiên cứu thực tế, tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh và một số phương pháp có
    liên quan.
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về vốn, hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra hệ thống chỉ
    tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các DNCN sau CPH.
    - Góp phần luận chứng được những vấn đề cần giải quyết và xác định các nhân tố chủ
    yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn sau CPH của DNCN.
    - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
    vốn cho DNCN sau CPH.
    7. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    Kết quả của luận văn có thể giúp cho các cấp chính quyền, các nhà nghiên cứu,
    các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn của DNCN sau CPH tham khảo
    trong nghiên cứu cũng như ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung
    luận văn gồm 3 chương, 10 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...