Luận Văn Hiệu quả sử dụng VLĐ tại Doanh nghiệp.

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiệu quả sử dụng VLĐ tại Doanh nghiệp.



    2.1.2 Vốn lưu động.
    Là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,ứng ra để mua sắm Tài sản lưu động sản xuất và Tài sản lưu động lưu thông nhằm phục vụ cho sản xuất.
    Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục thì một yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải có đủ vốn lưu động để đầu tư vào các tài sản lưu động khác nhau cho các tài sản lưu động tồn tai trong một cơ cấu hợp lý, đồng bộ với nhau.
    Trong doanh nghiệp , việc quản lý tốt lượng vốn có vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả, muốn nâng cao khả năng sử dụng vốn đều phải xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý. Tuy nhiên tuỳ từng loại hình doanh nghiệp khác nhau có một cơ cấu khác nhau. Nếu doanh nghiệp sản xuất thì tỷ lệ vốn cố định sẽ lớn hơn so với vốn lưu động, còn đối với doanh nghiệp thương mại thì cần số vốn lưu động lớn hơn. Nừu các doanh nghiệp thương mại này không xác định được cơ cấu vốn hợp lý, họ đầu tư mua sắm tài sản cố định quá nhiều dẫn đến vốn cố định lón điều này dẫn tới việc lãng phí đầu tư , không có hiệu quả vì đầu tư cho tài sản cố định với lượng vốn như vậy thì thời gian thu hồi vốn lại lâu, tuy nhiên, nếu đây là doanh nghiệp sản xuất thì cơ cấu vốn này hợp lý bởi vì đầu tư trang bị kỹ thuật sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện giải phóng sức lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm do đó tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng.
    2.1.2.1 Kết cấu vốn lưu động.
    Để đảm bảo cho việc quản lý tốt vốn lưu động, doanh nghiệp biết phân bổ hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển để số vốn lưu động đó chuyển biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác, đáp ứng được các nhu cầu phát sinh. Muốn quản lý tốt vốn lưu động, các doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được các biện pháp quản lý phù hợp với từng loại.Trên thực tế vốn lưu động của các doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
    - Tiền mặt và chứng khoán có thể bán được.
    Tiền mặt bao gồm tiền hiện có trong két và các khoản tiền gửi không có lãi. Chứng khoán có thể bán được thường là các thương phiếu mà có thể bán được. Bản thân tiền mặt là một loại tài sản không sinh lãi nhưng trong kinh doanh thì việc giữ tiền mặt cũng rất cần thiết trong việc:
    + Đảm bảo cho giao dịch kinh doanh hàng ngày. Những giao dịch này thường là thanh toán cho khách hàng và thu tiền từ khách hàng từ đó tạo nên số dư giao dịch.
    + Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp . Số dư tiền mặt này gọi là số dư bù đắp.
    + Đáp ứng các nhu cầu về dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra. Loại tiền này tạo nên số dư dự phòng.
    + Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Loại tiền này tạo nên số dư đầu cơ.
    * Khi mua hàng hoá, dịch vụ nếu có đủ tiền mặt, doanh nghiệp sẽ có thể được hưởng lợi thế chiết khấu.
    * Giữ đủ tiền mặt và duy trì tốt các chỉ số thanh toán ngắn hạn giúp doanh nghiệp có thể mua hàng với điều kiện thuận lợi và hưởng hạn mức tín dụng rộng rãi.
    - Các khoản phải thu:
    Khi doanh nghiệp bán hàng hoá của mình cho các khách hàng không phải lúc nào người mua cũng trả tiền ngay lúc giao hàng. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, mua bán chịu là một việc không tránh khỏi và cũng là một trong những chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp bên cạnh các chiến lược về chất lượng sản phẩm, về quảng cáo, giá cả, dịch vụ khi giao hàng, dịch vụ hậu mại Các hoá đơn cha được trả tiền này thể hiện quan hệ tín dụng thương mại và chúng tạo nên các khoản phải thu.
    Tín dụng thương mại có tác động đến doanh thu bán hàng: Do được trả tiền chậm. Nên sẽ có nhiều khách hàng mua hàng hoá của doanh nghiệp hơn từ đó làm tăng doanh thu . Ngoài ra, khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng tất nhiên doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc thu tiền và vì tiền có giá trị theo thời gian nên doanh nghiệp sẽ quy định giá cao hơn.
    Tín dụng thương mại làm giảm cho doanh nghiệp khoản chi phí tồn kho của hàng hoá.
    Tín dụng thương mại làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế được phần nào về hao mòn vô hình.
    Ngược lại, khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng thì chi phí của hoạt động doanh nghiệp có thể sẽ tăng do:
    - Tín dụng thương mại kéo theo các chi phí đòi nợ, chi phí trả cho các nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời hạn cấp tín dụng càng lớn thì chi phí ròng càng lớn.
    - Dự trữ.
    Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp .
    Doanh nghiệp dự trữ về nguyên vật liệu thô cho quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Sự tồn tại của các thành phần này trong kết cấu dự trữ của doanh nghiệp là hoàn toàn khách quan do:
    + Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà phỉa có nguyên vật liệu dự trữ. Tuy nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít nguyên vật liệu thì tốn kém chi phí trong coi, bảo quản, gây ứ đọng vốn và nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn và gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo.
    + Tồn kho trong quá trình sản xuất là các loại nguyên liệu nằm trong từng công đoạn của dây chuyền sản xuất. Thông thường quá trình sản xuất của các doanh nghiệp được chia thành các công đoạn khác nhau nên giữa các công đoạn này bao giờ cũng tồn tại những bán thành phẩm. đây là những bước đệm nhỏ để cho quá trình sản xuất được liên tục. Nừu dây chuyền càng dài và càng có nhiều công đoạn sản xuất thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn.
    Khi tiến hành sản xuất xong không phải bao giờ doanh nghiệp cũng có thể tiêu thụ hết sản phẩm ngay lập tức bởi vì thường có sự trễ pha nhất định giữa sản xuất và tiêu ding và ngoài ra phải đủ lô hàng thì mới xuất được Những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ và có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì tồn kho sản phẩm hình thành càng lớn.

     
Đang tải...