Luận Văn Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 16/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn nhân lực đều được thừa nhận là một yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố có tính quyết định đến sự thành bại, uy thế, địa vị, khả năng phát triển bền vững của tổ chức, của doanh nghiệp. Do đó các quốc gia đều đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chính sách, chiến lược phát triển con người phục vụ yêu cầu của hiện tại và tương lai.
    Một công ty, hay một tổ chức nào đó dù có nguồn tài chính phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, kèm theo các công thức khoa học kỹ thuật thần kỳ đi chăng nữa, cũng sẽ trở nên vô ích nếu không biết quản trị nguồn nhân lực.
    Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều chịu sự tác động bởi một môi trường đầy cạnh tranh và thách thức. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là phải quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Quản trị nguồn nhân lực thành công là nền tảng bền vững cho thành công của mọi hoạt động trong tổ chức.
    Bưu điện Tỉnh Quảng Bình là đơn vị thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông. Từ khi thành lập đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và các cơ quan Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Cùng với tiến trình đổi mới đất nước, các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, Phát hành báo chí trên địa bàn đã không ngừng phát triển, phục vụ có hiệu quả nền kinh tế đất nước nói chung và Quảng Bình nói riêng. Dịch vụ Bưu chính - Viễn thông phục vụ ngày càng đa dạng, các cơ sở Bưu điện đã được đưa đến gần người dân hơn và đã đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng.
    Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay với chính sách mở cửa, hội nhập của Nhà nước, sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt, địa vị độc tôn về kinh doanh Bưu chính - Viễn thông không còn tồn tại, Bưu điện Quảng Bình cũng như những đơn vị khác đang đứng trước những thách thức và khó khăn to lớn: thị phần bị chia sẻ, yêu cầu của khách hàng ngày một khắt khe hơn. Thực tế đó đòi hỏi Bưu điện Quảng Bình phải có những giải pháp để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Cùng với sức mạnh của khoa học kĩ thuật, sức mạnh về tài chính thì con người là yếu tố quan trọng hàng đầu. Quản lý con người nhằm khai thác và phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ, lao động trong doanh nghiệp tạo ra năng suất lao động cao, tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác đang là vấn đề bức thiết đặt ra đối với các đơn vị của VNPT.
    Để nâng cao năng lực cạnh tranh, một thực tế đặt ra cho Bưu điện Quảng Bình là phải làm tốt công tác quản lý lao động và sử dụng lao động có hiệu quả là hết sức quan trọng. Làm tốt công tác này là điều kiện để nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đơn vị, là nền tảng vững chắc góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.
    Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học.
    Tình hình nghiên cứu
    + Trong những năm gần đây, ở tầm vĩ mô vấn đề nguồn nhân lực đã thu hút không ít sự quan tâm các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt các nhà nghiên cứu , các viện, các trường đại học Đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố trên các sách báo, tạp chí. Các công trình này đã tập trung luận giải: nguồn nhân lực, các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vai trò của nguồn nhân lực đối với công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quản lý Nhà nước nguồn nhân lực yêu cầu về phương hướng, giải pháp PTNNL và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Chẳng hạn:
    - TS Nguyễn Thanh “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.
    - TS Hà Quý Tình " Vai trò Nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta".
    - TS Vũ Bá Thể “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, NXB Lao động – xã hội , Hà Nội 2005.
    - Christian Batal “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước’’, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
    - Trần Văn Tùng “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng”, NXB Thế giới, Hà Nội 2005.
    - “Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Thị Anh năm 2005.
    - “Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh " của tác giả Nguyễn Ngọc Tú ( năm 2006).
    + Ở góc đội vi mô, cũng đã có nhiều đề tài đề cấp tới vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong mỗi đơn vị, doanh nghiệp như:
    - Luận văn thạc sĩ:“Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Dịch vụ cơ khí hàng hải sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con” của tác giả Trần Văn Luận - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2006.
    Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong các đơn vị Bưu điện, trong đó tại Bưu điện Quảng Bình chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Do đó, đề tài này vẫn là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1 Mục đích của đề tài: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện Tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu trong vấn đề này, từ đó đưa ra những quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình.
    3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về quản lý lao động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
    + Phân tích thực trạng hiệu quả sử nguồn nhân lực tại Bưu điện Tỉnh Quảng Bình; chỉ ra những thành công và hạn chế chủ yếu trong vấn đề này này.
    + Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động tại Bưu điện Tỉnh Quảng Bình trong năm 2003 - 2007.
    Phương pháp nghiên cứu
    - Phân tích tổng hợp
    - Kinh tế lượng
    - Điều tra
    - Chuyên gia

    Những đóng góp mới của luận văn:
    - Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
    - Đề xuất, tham mưu cho các lãnh đạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình.
    Kết cấu của luận văn bao gồm ba phần:
    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.
    Chương II: Thực trạng về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình
    Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...