Thạc Sĩ Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
    quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp
    nhà nước luôn được coi là bộ phận trọng yếu của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất
    quan trọng để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
    ở nước ta trong 20 năm đổi mới, nhất là từ sau Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX,
    hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh
    tranh, đã có những đóng góp đáng kể vào GDP, tổng thu ngân sách nhà nước và thực hiện
    các nhiệm vụ chính trị - xã hội khác. Tuy vậy, hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
    vẫn còn nhiều yếu kém, sức cạnh tranh thấp, . Vì thế, trong Văn kiện Đại hội lần thứ X
    của Đảng đã đưa ra chủ trương: "Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả
    và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước" [18, tr.232].
    Đối với tỉnh Quảng Nam, một tỉnh vừa mới được chia tách từ đơn vị hành chính
    Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ năm 1997 đến nay doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đã có
    những bước phát triển và đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    Song, các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Nam hầu hết là quy mô vừa và nhỏ, trừ một số
    ít doanh nghiệp đang có nhiều nỗ lực để duy trì khả năng hoạt động trong điều kiện chưa
    hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, thì phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đang
    trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, cần phải có giải pháp sắp xếp, đổi mới
    và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
    Vì thế, đề tài nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà
    nước tỉnh Quảng Nam” là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Đã có nhiều tác giả, nhiều nhà lý luận nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh
    của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng, nghiên cứu về các giải
    pháp đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước dưới các góc độ khác nhau, tiêu biểu
    như:
    - Những giải pháp nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước - tác giả PGS.TSKH
    Đỗ Nguyên Khoát đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/2004.
    - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà
    nước ở nước ta hiện nay của Đoàn Ngọc Phúc, đăng trên tạp chí Khoa học Chính trị, số 6
    năm 2002.
    - Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam của TS Lê Khoa,
    đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 4/2002.
    - Thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng về nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
    nước của tác giả Hồ Xuân Hùng đăng trên tạp chí Cộng sản, số 8 tháng 4/2004.
    - Một số giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của Phạm
    Đức Trung đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước, số 11 năm 2003.
    - Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội
    nhập của TS Nguyễn Đăng Nam đăng trên tạp chí Tài chính, số 1+2 năm 2003.
    - Để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
    hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay của PGS.TS Nguyễn Đình Kháng.
    - Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở
    nước ta của GS.TS Chu Văn Cấp.
    - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nhà nước trong quá trình hội nhập của TS
    Nguyễn Văn Quảng đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2/2005.
    - Nâng cao khả năng cạnh tranh - vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam
    tham gia AFTA của Đoàn Nhật Dũng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 281 tháng
    10/2001.
    - Tác động của rào cản trong cạnh tranh đối với khả năng cạnh tranh của các
    doanh nghiệp Việt Nam của Đặng Thành Lê đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 304
    tháng 9/2003.
    - Một số quan điểm chỉ đạo bảo đảm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
    nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Đỗ Huy Hà đăng trên tạp chí Kinh
    tế và Dự báo, số 9/2004.
    Và rất nhiều công trình khác.
    Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít đề tài nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống
    về hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Nam dưới góc độ khoa
    học kinh tế chính trị. Do đó, đề tài luận văn này không trùng lặp với các công trình, bài
    viết đã công bố.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    - Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam
    hiện nay, qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
    tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao
    hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam đến năm 2010.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Khái quát những vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả kinh
    doanh của doanh nghiệp nhà nước và sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
    nghiệp nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta nói chung và ở
    Quảng Nam nói riêng.
    - Đánh giá thực trạng hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam, những
    kết quả và tồn tại, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế.
    - Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
    kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam đến năm 2010.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng
    Tất cả các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Nam thuộc sự quản lý nhà nước của
    tỉnh, có quan hệ trực tiếp và tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
    của địa phương.
    4.2. Giới hạn phạm vi và thời gian nghiên cứu
    - Đi sâu nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế, các định hướng chung, tổng quát, cũng
    như các quan điểm . liên quan đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà
    nước, đề tài không đi vào mặt kỹ thuật, nghiệp vụ cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của
    doanh nghiệp nhà nước.
    - Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam có 100% vốn
    nhà nước và hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
    - Không nghiên cứu các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích cũng như các
    doanh nghiệp nhà nước của Trung ương và của các tỉnh, thành phố đóng chân và hoạt động
    trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
    - Thời gian nghiên cứu từ 2001 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan
    điểm, đường lối, chính sách, pháp luật . của Đảng và Nhà nước.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp tổng hợp và các phương pháp phân tích thống kê để xử lý số
    liệu và kết quả điều tra khảo sát thực tiễn, đặc biệt là phương pháp tổng kết thực tiễn để rút
    ra các bài học kinh nghiệm.
    6. Đóng góp khoa học của luận văn
    Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ
    quan hữu quan của tỉnh hoạch định chính sách, giải pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước
    của tỉnh nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đồng thời ứng dụng hợp lý các giải
    pháp đối với các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam đang tồn tại và hoạt động.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
    gồm 3 chương, 6 tiết
    Chương 1: Doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả kinh doanh.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà
    nước tỉnh Quảng Nam.
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh của doanh
    nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam.
    Chương 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...