Luận Văn Hiệu quả sản xuất của mô hình trồng và khai thác lục bình tại xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu hiệu quả sản xuất mô hình trồng và khai thác lục bình tại xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, hiệu quả kinh tế của mô hình trồng và khai thác lục bình và mô hình kết hợp với trồng lục bình. Các kết quả này sử dụng làm tiền đề cho các khuyến cáo về mô hình kết hợp hiệu quả.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ có từ 1-7 lao động chính, trong đó số lao động bình quân tham gia sản xuất lục bình là 3 người/hộ. Số hộ có đất sản xuất chiếm tỉ lệ cao (82,1%); 10,4% hộ không có đất, 7,5% hộ thuê hoặc mượn đất để sản xuất. Diện tích đất trồng lục bình bình quân/hộ là 3.500 m2, trong đó 85% hộ có diện tích dưới 5.000 m2. Các phương tiện chủ yếu trong sản xuất của nông hộ là xuồng/ghe, xe đẩy, sân phơi, kho trữ lục bình; tuy nhiên, chỉ những hộ trồng và hộ vừa trồng vừa khai thác lục bình có sân phơi và kho trữ với tỉ lệ rất thấp, lần lượt 2,2% (đối với hộ trồng) và 13,3% (cả hộ trồng và hộ vừa trồng vừa cắt).
    Sản xuất lục bình đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của nông hộ (lần lượt là 20%, 44,6% và 42,9% đối với hộ trồng, khai thác, và vừa trồng vừa khai thác lục bình). Lợi nhuận bình quân không tính công lao động gia đình của mô hình khai thác lục bình là 4.759.900 đồng/tháng và nếu tính công lao động gia đình là 2.394.900 động/tháng, và hiệu quả sử dụng vốn là 4,6. Đối với mô hình trồng và bán lục bình khô, lợi nhuận đạt được là 1.507.700 đồng/1.000 m2/vụ (không tính công lao động gia đình), 800.800 đồng/1.000 m2/vụ (nếu tính công lao động gia đình), và hiệu quả sử dụng vốn là 2,4. Đối với mô hình trồng và bán lục bình đám, lợi nhuận là 419.000 đồng/1.000 m2/vụ (không tính công lao động gia đình), 348.000 đồng/1.000 m2/vụ (nếu tính công lao động gia đình), và hiệu quả sử dụng vốn là 3,0. Mô hình chất chà được thực hiện kết hợp với trồng lục bình đã mang lại hiệu quả cao cho nông hộ với lợi nhuận bình quân là 7.596.500 đồng/năm và hiệu quả sử dụng vốn là 3,3.
    Thuận lợi chủ yếu trong sản xuất lục bình là dễ thực hiện (95%), ít rủi ro (67,2%), chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao (59,7%), và ít tốn công chăm sóc (58,2%). Những khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sản xuất lục bình là thời tiết không thuận lợi (83,6%), thiếu sân phơi (71,6%), và khung chắn để trồng lục bình dễ bị đứt dây (50,7%). Để khắc phục những khó khăn trên, người dân đã có những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện và tạo điều kiện cho việc sản xuất lục bình đạt hiệu quả, chủ yếu là sử dụng lưu huỳnh để xông lục bình (68,3%), chuẩn bị khung trồng lục bình chắc chắn (50,8%).
    Lục bình được bán chủ yếu cho thương lái thu mua tại địa phương (77,6%). Số hộ bán sản phẩm riêng lẻ chiếm tỉ lệ cao (92,5%). Việc tiếp cận về thông tin thị trường của người dân còn hạn chế. Họ biết thông tin về giá bán chủ yếu qua thương lái (88,1%).
    Tính bền vững của mô hình sản xuất lục bình lục bình chịu nhiều ảnh hưởng của những yếu tố thị trường (hạn chế về tiếp cận thông tin thị trường và biến động của thị trường) và yếu tố môi trường phát sinh khi mô hình này được mở rộng trong tương lai.
    Từ khóa: Mô hình trồng lục bình, khai thác lục bình, chất chà, hiệu quả sản xuất
    i
    MỤC LỤC
    Nội dung
    Trang
    TÓM TẮT
    i
    MỤC LỤC
    ii
    DANH SÁCH BẢNG
    v
    DANH SÁCH HÌNH .
    vi
    DANH SÁCH BIỂU ĐỒ .
    vii
    DANH SÁCH HỘP THÔNG TIN .
    viii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    ix
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1
    1. Giới thiệu .
    1
    2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .
    1
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    1
    2.2. Câu hỏi nghiên cứu .
    2
    2.3. Nội dung nghiên cứu
    2
    3. Cơ sở lý thuyết được sử dụng .
    2
    3.1. Đặc điểm sinh học của cây lục bình .
    2
    3.2. Tác động tích cực về kinh tế - xã hội của cây lục bình .
    2
    4. Phương pháp nghiên cứu
    3
    4.1. Đối tượng nghiên cứu .
    3
    4.2. Thu thập số liệu .
    3
    4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
    3
    4.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
    3
    4.2.2.1. Phương pháp RRA và PRA
    3
    4.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn nông hộ
    4
    4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
    5
    5. Đặc điểm vùng nghiên cứu .
    5
    5.1. Điều kiện tự nhiên xã Bình Thạnh Đông
    5
    5.1.1. Vị trí địa lý
    5
    ii
    5.1.2. Địa hình
    5
    5.1.3. Khí hậu
    6
    5.1.4. Thủy văn .
    7
    5.1.5. Diện tích mặt nước
    7
    5.2. Điều kiện kinh tế xã hội
    7
    5.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế
    7
    5.2.2. Dân số, lao động và việc làm
    7
    PHẦN II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    8
    1. Thông tin chung về điểm nghiên cứu
    8
    1.1. Điều kiện tự nhiên ấp Bình Quới I
    8
    1.2. Lịch thời vụ
    10
    2. Thông tin chung về nông hộ .
    11
    2.1. Quy mô, cơ cấu lao động và kinh nghiệm sản xuất lục bình của nông hộ
    11
    2.2. Thông tin chủ hộ .
    12
    2.3. Đất và phương tiện sản xuất của nông hộ .
    12
    2.3.1. Đất sản xuất của nông hộ
    12
    2.3.2. Phương tiện sản xuất chủ yếu trong sản xuất lục bình
    13
    3. Hoạt động khai thác lục bình .
    14
    3.1. Địa điểm và thời gian đi khai thác lục bình .
    14
    3.2. Lao động tham gia và khả năng khai thác lục bình của nông hộ
    15
    4. Hoạt động trồng lục bình
    16
    4.1. Địa điểm trồng lục bình
    16
    4.2. Mực nước thích hợp trồng lục bình .
    16
    4.3. Thời vụ trồng lục bình
    17
    4.4. Thu hoạch lục bình .
    17
    4.5. Kỹ thuật trồng lục bình .
    18
    4.6. Yếu tố quyết định thành công trong mô hình trồng lục bình
    18
    4.7. Sự tham gia của giới trong mô hình trồng lục bình .
    19
    5. Xử lý lục bình sau thu hoạch
    20
    6. Tiêu thụ sản phẩm lục bình
    20
    6.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm lục bình .
    20
    6.2. Thị trường lục bình khô
    24
    6.2.1. Thông tin thị trường
    24
    iii
    6.2.2. Biến động thị trường .
    24
    7. Nguồn vốn trong sản xuất lục bình
    25
    8. Khai thác nguồn thủy sản tự nhiên trong khu vực có lục bình .
    25
    8.1. Nhận định của nông dân về môi trường và nguồn thủy sản tự nhiên trong khu vực có lục bình
    25
    8.2. Hiệu quả kinh tế mô hình chất chà
    27
    9. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng và khai thác lục bình .
    27
    9.1. Hiệu quả kinh tế khai thác lục bình .
    27
    9.2. Hiệu quả kinh tế trồng lục bình .
    28
    9.2.1. Hiệu quả kinh từ trồng lục bình của hộ bán lục bình khô .
    29
    9.2.2. Hiệu quả kinh từ trồng lục bình của hộ bán lục bình đám
    29
    9.2.3. Năng suất lục bình tươi và lục bình khô .
    30
    9.3. Đóng góp của sản xuất lục bình trong nguồn thu của nông hộ .
    31
    9.3.1. Cơ cấu thu nhập của nông hộ sản xuất lục bình
    31
    9.3.2. Đời sống kinh tế của nông hộ từ khi sản xuất lục bình .
    32
    10. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lục bình .
    32
    10.1. Thuận lợi .
    32
    10.2. Khó khăn .
    33
    10.3. Hướng khắc phục khó khăn .
    34
    11. Khả năng phát triển bền vững của mô hình .
    34
    12. Trường hợp nghiên cứu điển hình .
    35
    12.1. Trường hợp hộ trồng lục bình
    35
    12.2. Trường hợp hộ khai thác lục bình .
    36
    PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    38
    1. Kết luận
    38
    2. Đề nghị .
    38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    40
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...