Thạc Sĩ Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn sau cổ phần hoá tại công ty cổ phần nông sản dabaco việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN SAU CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN DABACO VIỆT NAM

    MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA Trang
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
    TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
    VỐN TRONG DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN .
    .5
    1.1. Vốn của doanh nghiệp 5
    1.1.1. Khái niệm về vốn .5
    1.1.2. Phân loại vốn 7
    1.1.3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp . 17
    1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 19
    1.2.1. Khái niệm và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn 19
    1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn . 22
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn . 26
    1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . 28
    1.2.5. Đặc thù trong hoạt động của lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi ảnh
    hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn .
    . 31
    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐNSAU CỔ
    PHẦN HÓATẠI CÔNG TYCỔ PHẦNDABACO VIỆT NAM 33
    2.1. Một số nét về Công ty DABACO Việt Nam 33
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 33
    2.1.2. Chức năng, ngành nghề kinh doanh . 36
    2.1.3. Vốn điều lệ 37
    2.1.4. Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty . 38
    2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty DABACO Việt Nam 41
    2
    2.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2008-2010
    41
    2.2.2. Những kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được 43
    2.2.3. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 49
    2.3.Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Công ty 66
    2.3.1. Những kết quả đạt được . 66
    2.3.2.Những hạn chế trong công tác sử dụng vốn tại Công ty .66
    2.3. 3.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn tại
    Công ty
    67
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ
    DỤNG VỐN SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI CÔNG TY DABACO VIỆT NAM GIAI
    ĐOẠN 2011-2013 . 71
    3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới . 71
    3.1.1. Nhiệm vụ của Công ty 71
    3.1.2. Kế hoạch thực hiện trong thời gian tới 74
    3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại Công ty
    DABACO Việt Nam .75
    3.2.1.Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn chung .75
    3.2.2.Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, tài sảncố định 78
    3.2.3. Biện pháp nâng caohiệu quả quản lý và sử dụng tài sảnlưu động 80
    3.2.4. Một số biện pháp khác 86
    3.3. Một số kiến nghị 90
    3.3.1. Kiến nghị với Công ty DABACO Việt Nam . 91
    3.3.2. Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BắcNinh 91
    3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước 92
    KẾT LUẬN 94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu
    Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhấtvà không thể thiếu được
    trong quá trình sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Đặc biệt, trong nền kinh tế
    thị trường thì vốn nói riêng, quản lý và sử dụng vốn nói chung là vũ khí cạnh tranh
    quan trọng trong doanh nghiệp cổ phần. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử
    dụng vốn là tiền đề để doanh nghiệp giành thắng lợi trong sản xuất kinh doanh, tăng
    trưởng và phát triển ở hiện tại và trong tương lai.
    Nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng của mọi doanh
    nghiệp. Để đạt được điều đó mà sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp
    lý, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không
    ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là vấn
    đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
    doanh nghiệp.
    Nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp trước kia vốn sản xuất kinh doanh của
    các doanh nghiệp hầu hết được Nhà nước “ cho “ thông qua việc cấp phát vốn, Nhà
    nước quản lý về giá cả sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch, lãi Nhà nước thu -lỗ Nhà nước
    bù, do vậy các doanh nghiệp Nhà nước hầu như không quan tâm đến hiệu quả sử dụng
    của đồng vốn mà chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao xuống. Chính
    vì thế dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả,
    không bảo toàn và phát triển được vốn hiện có. Chuyển sang nền Kinh tế thị trường,
    các doanh nghiệp Nhà nước cùng tồn tại với các loại hình doanh nghiệp khác, có
    quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã năng
    động thích nghi với tình hình mới phát huy được tính chủ động sáng tạo trong sản xuất
    kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, gặp
    nhiều khó khăn trong việc quản lý và sử dụng vốn, vốn sản xuất mất dần đi sau mỗi
    chu kỳ sản xuất kinh doanh.
    Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn không phải là khái niệm mới đặc biệt
    trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; vấn đề này được các doanh nghiệp, đơn vị
    sản xuất rất quan tâm khi Việt nam tham gia vào tổ chức Thương mại Thế giới
    (WTO), nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập với nền kinh tế Thế giới và khu vực.
    7
    Sự kiện đó đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và bên cạnh đó
    cũng có không ít những khó khăn, thách thức lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự
    chuẩn bị tốt để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng
    khốc liệt này.
    Quá trình công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh,
    tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong
    sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành cũng như vai trò của vốn đối
    với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần. Đặc biệt trong
    điều kiện Công ty cổ phần nông sản DABACO Việt Nam ( nay là Công ty cổ phần
    Tập đoàn DABACO Việt Nam) đ·thực hiện Cổ phần hoá doanh nghiệp từ năm 2005.
    Kể từ sau cổ phần hóa đến nay, việc quản lý và sử dụng vốn hằng năm của Công ty
    còn một số tồn tại, khuyết điểm nhất định là: Hàng tồn kho và các khoản phải thu
    chiếm tỉ lệ lớn trong tổng tài sản lưu động . Chính vì thế tôi quyết định lựa chọn đề tài
    nghiên cứu: “Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn sau cổ phần hoá tại Công ty cổ
    phần nông sản DABACO Việt nam ”.
    1. Mục đích nghiên cứu
    -Hệ thống hóa các vấn đề về vốn, hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng
    cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp cổ phần.
    -Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần
    DABACO Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010.
    -Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cho
    Công ty cổ phần DABACO Việt Nam giai đoạn 2011 –2013; với những nghiên cứu
    dưới đây hy vọng có thể đưa vào áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
    Công ty thời gian tới, giúp Công ty phát triển bền vững không ngừng bảo toàn và phát
    triển nguồn vốn của doanh nghiệp.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
    Vấn đề về vốn, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp không phải
    là vấn đề mới mẻ. Đã có một số đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề
    này. Qua tìm hiểu một số đề tài của các anh, chị đã nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ “
    Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí”
    của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng –năm 2006; “ Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cơ
    8
    khí, ôtô xe máy Thanh Xuân” của tác giả Thái Lan Phương –năm 2006; “ Biện
    pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty hàng không Việt Nam”. Tác giả
    Trần Quốc Hiếu –năm 2002;
    Các tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các báo cáo tài chính của
    doanh nghiệp qua các năm và tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các loại
    vốn trong doanh nghiệp. Từ đó đánh giá thực trạng tình hình sử dụng vốn trong doanh
    nghiệp và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn trong doanh
    nghiệp trong các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
    Mặc dù hướng đề tài nghiên cứu không phải là mới, nhưng cho đến nay chưa có
    tác giả nào nghiên cứu về vấn đề quản lý và sử dụng vốn sau cổ phần hoá tại Công ty
    cổ phần DABACO Việt Nam.Qua thực tế công tác tại Sở Nông nghiệp và phát triển
    nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước đối với Công ty cổ phần DABACO Việt Nam,
    tôi đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
    của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp sẽ
    làm cơ cấu vốn thay đổi theo hướng đa sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác
    nhau tham gia. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn
    vốn giúp doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả theo hướng bền vững,
    bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn Nhà nước trong doanh nghiệp.
    Chính vì thế, tôi đã vận dụng hệ thống các kiến thức, phương pháp luận, mà một
    số tác giả trước đã nghiên cứu để áp dụng trong quá trình nghiên cứu tại chính đơn vị
    mình đang công tác. Luận văn của tôi tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý và sử
    dụng vốn sau cổ phần hoá tại Công ty cổ phần DABACO Việt nam, vấn đề mà hiện
    nay Đảng và Nhà nước cũng như các cấp bộ, ngành rất quan tâm trongtiến trình cổ
    phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Thông qua việc hệ thống hoá các kiến thức,
    phương pháp luận, tôi áp dụng vào việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử
    dụng vốn giai ®o¹n 2008-2010,từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
    cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại Công ty sau cổ phần hoá giai đoạn 2011-2013.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    9
    Đối tượng nghiên cứu:Đề tài chủ yếu đi vào nghiên cứu hoạt động quản lý
    và sử dụng vốn của doanh nghiệp và hiệu quả quản lý và sử dụng vốn sau Cổ phần
    hoá tại Công ty cổ phần nông sản DABACO Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Về không gian: Các vấn đề đưa ra trong đề tài được nghiên cứu dưới góc độ
    của Công ty cổ phần nông sản DABACO Việt Nam.
    Về thời gian: Nghiên cứu nguồn số liệu từ năm 2008 đến năm 2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu: Phương pháp phân tích thống kê,
    phân tích so sánh, phân tích tài chính trên cơ sở Báo cáo tài chính 3 năm từ năm 2008
    –2010, các số liệu thống kê, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011
    –2013, từ đó đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các biện pháp sát thực, mang tính khả
    thi cao.
    5. Đóng góp của nghiên cứu
    - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về vốn, quản lý vốn và hiệu quả sử dụng
    vốn trong doanh nghiệp cổ phần.
    -Vận dụng những kiến thức, phương pháp luận vào việc phân tích, đánh giá
    thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần DABACO Việt Nam, phát hiện
    các hạn chế, nguyên nhân cần khắc phục.
    -Đề xuất đổi mới một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
    vốn giai đoạn 2011 –2013 tại Công ty cổ phần DABACO Việt Nam. Những biện pháp
    này có thể được áp dụng trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
    nghiệp trong thời gian tới.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    gồm ba chương như sau:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong
    doanh nghiệp cổ phần .
    Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn sau cổ phần hóa tại Công ty
    cổ phần DABACO Việt Nam.
    10
    Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
    sau Cổ phần hoá tại Công ty cổ phần DABACO Việt Nam giai đoạn 2011 –2013.
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QỦA SỬ DỤNG
    VỐN TRONG DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN
    1.1. Vốn của doanh nghiệp
    1.1.1. Khái niệm về vốn
    Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đích
    kiếm lời. Tiền vốn được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, cuối cùng là để mua
    sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động, để thực hiện một chu kỳ sản xuất
    kinh doanh hay một dịch vụ nào đó với mục đích thu về số tiền lớn hơn số tiền ban đầu
    bỏ ra. Vì vậy, vốn mang lại thặng dư cho doanh nghiệp. Quan điểm này đã chỉ rõ mục
    tiêu của quản lý là sử dụng vốn nhưng mang tính trừu tượng, hạn chế về ý nghĩa đối
    với hạch toán và phân tích quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
    Theo Marx vốn là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư. Từ đó vốn được
    xem xét dưới giác độ giá trị là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Để tiến hành
    sản xuất, nhà tư bản ứng tiền ra để mua tư liệu sản xuất, sức lao động. Các yếu tố
    này có vai trò khác nhau trong trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Marx chia các
    yếu tố này thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Tư bản bất biến là một bộ phận
    tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng mà
    giá trị của nó đã chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm. Còn tư bản khả biến là bộ phận
    tư bản tồn tại dưới hình thức lao động. Quan điểm này mang ý nghĩa thực tiễn đến
    ngày nay nhưng còn hạn chế ở chỗ vốn luôn tạo ra giá trị thặng dư và chỉ ở khu vực
    sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư.
    Các nhà kinh tế học đại diện cho các trường phái kinh tế khác nhau đã đưa ra
    những quan điểm về vốn trong đó có quan điểm của P.Samuelson của D. Begg. Theo
    P.Samuelson vốn là những hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất
    mới, là một trong 3 yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
    doanh nghiệp (vốn, lao động, đất đai). Vốn ở đây được xemxét dưới hình thái hiện vật
    là TSCĐ của doanh nghiệp. Khác với Samuelson trong cuốn “ kinh tế học ” của David
    11
    Begg, tác giả đưa ra hai định nghĩa về vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện
    vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất hàng hoá khác. Vốn tài chính là
    tiền và các loại giấy tờ có giá trị khác của doanh nghiệp.
    Có thể thấy các quan điểm khác nhau về vốn ở trên một mặt thể hiện được
    vai trò tác dụng trong điều kiện lịch sử cụ thể đối với các yêu cầu, mục đích nghiên
    cứu cụ thể. Trong nền kinh tế ngày nay vốn được xem xét dưới góc độ là yếu tố đầu
    vào của không chỉ một quá trình sản xuất riêng lẻ mà là một quá trình sản xuất và
    tái sản xuất diễn ra liên tục trong suốt thời gian tồn tại thì vốn của nó lại được
    chuyển vào các quá trình sản xuất kinh doanh khác. Theo quan điểm này vốn là
    toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp theo vốn được biểu hiện bằng
    tiền mặt lẫn các giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản của doanh nghiệp. Vốn ở đây khác
    với tiền tệ thông thường khác, tiềnsẽ được coi là vốn khi chúng được bỏ vào sản
    xuất kinh doanh, ngược lại nó không được coi là vốn khi chỉ được dùng để mua sản
    phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và xã hội.
    Phân tích các quan điểm về vốn ở trên, khái niệm vốn cần thể hiện được các
    điểm sau:
    Nguồn gốc sâu xa của vốn kinh doanh là một bộ phận của thu nhập quốc dân
    được tái đầu tư để phân biệt vốn đất đai, vốn nhân lực.
    Vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là tài sản vật chất:
    (TSCĐ và tài sản dự trữ), và tài sản tài chính (Tiền, các khoản tương đương với tiền,
    chứng khoán ) là cơ sở đề ra các biện pháp quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp
    một cách có hiệu quả. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự tiến bộ
    khoa học kỹ thuật thì TSCĐ không chỉ dừng lại ở máy móc thiết bị mà ngày càng phát
    triển phong phú đa dạng, giữa vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời
    của doanh nghiệp: Như nhãn hiệu, bản quyền phát minh sáng chế, bí quyết công
    nghệ
    Vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi đồng vốn phải
    được gắn với một chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường chỉ có thể xác
    định được vốn chủ sở hữu thì đồng vốn mới sử dụng hợp lý không gây lãng phí và đạt
    kết quả cao.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích Tài chính doanh
    nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
    4. Lưu Hương Giang (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,NXB Thống kê, Hà
    Nội.
    3. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS.Vũ Duy Hào (2011), Giáo trình Tài chính
    doanh nghiệp,NXB ĐHKTQD , Hà Nội.
    4. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), Quản trị Tài chính doanh
    nghiệp,NXB Tài chính, Hà Nội.
    5. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính
    doanh nghiệp,NXB Tài Chính , HàNội.
    6. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học
    Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    7. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh lý thuyết và thực hành, NXB
    Tài chính, Hà Nội.
    8. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình Lý thuyết Tài chính -Tiền Tệ, NXB Thống
    kê, Hà Nội.
    9. Công ty DABACO Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008.
    10. Công ty DABACO Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009.
    11. Công ty DABACO Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010.
    12. Công ty DABACO Việt Nam (2009), Báo cáo tài chính năm 2008.
    13. Công ty DABACO Việt Nam (2010), Báo cáo tài chính năm 2009.
    14. Công ty DABACO Việt Nam (2011), Báo cáo tài chính năm 2010.
    13. Công ty DABACO Việt Nam(2010), Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn
    (2011 -2013).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...