Tiến Sĩ Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    1. Tác giả hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nợ nước ngoài theo mô hình quản lý, bao gồm: Mục tiêu quản lý; Chủ thể quản lý; Công cụ quản lý; Phương thức quản lý; Đối tượng quản lý.
    2. Khác với các quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu trước đây về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, tác giả cho rằng thước đo quan trọng nhất để đo lường hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia chính là khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia đó. Do vậy, tác giả đưa ra quan niệm mới về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Theo đó, quản lý nợ nước ngoài được coi là có hiệu quả khi duy trì được khả năng trả nợ trong giới hạn an toàn và trong tầm kiểm soát.
    3. Tác giả đưa ra 08 nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, bao gồm: Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ; Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài; Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của nợ nước ngoài; Nhóm các chỉ tiêu định lượng khác; Nhóm chỉ tiêu về quản lý quy mô nợ; Nhóm chỉ tiêu về giám sát và duy trì thông tin nợ; Nhóm chỉ tiêu về khung pháp lý và nhóm chỉ tiêu về chủ thể quản lý nợ. Đặc biệt, đối với các chỉ tiêu định lượng, tác giả đưa ra các giới hạn an toàn trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài. Các chỉ tiêu này được vận dụng để đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013.
    4. Tác giả đã xác định được 04 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, đó là: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài; Tăng trưởng xuất khẩu; Thâm hụt ngân sách Nhà nước và Cán cân thanh toán. Trên cơ sở số liệu thứ cấp, tác giả đã lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài ảnh hưởng mạnh nhất tới khả năng trả nợ, tiếp đến là Tăng trưởng xuất khẩu, Thâm hụt ngân sách Nhà nước và cuối cùng là Cán cân thanh toán.
    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    1. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài, tác giả cho rằng để quản lý hiệu quả nợ nước ngoài, Việt nam cần: (i) nâng cao năng lực của các chủ thể quản lý nợ theo hướng thành lập Ủy ban quản lý nợ; (ii) xây dựng chiến lược vay và trả nợ trên cơ sở tính toán nhu cầu vay nợ, khả năng tiết kiệm, khả năng hấp thụ vốn và khả năng thanh toán nợ nước ngoài; (iii) hoàn thiện bộ chỉ tiêu về nợ nước ngoài theo hướng bám sát với các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài của thế giới; (iv) công khai, minh bạch hệ thống thông tin quản lý nợ.
    2. Trên cơ sở kết quả hồi quy sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực trả nợ nước ngoài, đặc biệt là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài.
     
Đang tải...